Điểm danh vấn đề bức xúc trong an toàn giao thông
Công tác đăng ký, cấp biển số xe ôtô không đúng quy định cho một số đối tượng gây bức xúc trong dư luận
Uỷ ban Quốc phòng và an ninh vừa gửi đến các vị đại biểu Quốc hội báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an trật tự, an toàn giao thông năm 2016.
Theo cơ quan thẩm tra, kết quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông cơ bản đã đạt được mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông tiếp tục giảm, đặc biệt tai nạn giao thông đường sắt giảm sâu cả 3 tiêu chí. Tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM từng bước được cải thiện.
Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra không ít hạn chế cần được khắc phục, có gắn với hai chữ "bức xúc".
Đầu tiên là một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thiếu tính khả thi, gây bức xúc trong xã hội. Cá biệt, có quy định vừa ban hành đã bị dư luận nhân dân phản ứng gay gắt nên phải hủy bỏ.
Cụ thể như quy định về cảnh sát giao thông được trưng dụng phương tiện trên đường (Thông tư 01 của Bộ Công an); xử phạt ôtô dưới 9 chỗ không có bình cứu hỏa (Thông tư 57 của Bộ Công an); xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn (Thông tư liên tịch số 06 của Bộ Khoa học Công nghệ, Công thương, Công an và Giao thông); xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ; thu phí bảo trì đường bộ với xe máy; cấm quay phim, chụp ảnh Cảnh sát giao thông....
Hạn chế tiếp theo là công tác kiểm soát tải trọng xe ở một số địa phương thiếu kiên quyết, tỷ lệ phương tiện được kiểm soát và phương tiện bị phát hiện vi phạm còn thấp.
Ngoài ra, việc quản lý thời gian hoạt động của lái xe, giám sát hành trình hoạt động của phương tiện kinh doanh vận tải còn chưa hiệu quả. Tình trạng lái xe sử dụng ma túy và rượu bia gây tai nan giao thông vẫn xảy ra. Công tác đăng kiểm phương tiện ở một số nơi chưa bảo đảm chất lượng, nhất là khu vực miền núi, việc quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp phép, quản lý giấy phép lái xe vẫn còn bất cập.
Công tác đăng ký, cấp biển số xe ô tô không đúng quy định cho một số đối tượng gây bức xúc trong dư luận, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Có đến 22 địa phương tăng số người chết vì tai nạn giao thông còn xảy một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, cháy xe liên quan đến xe khách, xe container, xe chở hàng cồng kềnh, gây bức xúc trong dư luận xã hội, báo cáo thẩm tra tiếp tục nêu.
Về những giải pháp và phương hướng năm 2017, Uỷ ban Quốc phòng - An ninh đề nghị Chính phủ nghiên cứu xác định chủ đề Năm an toàn giao thông 2017 là xây dựng “Văn hóa giao thông cho thanh niên, thiếu niên”.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng và người đứng đầu chính quyền địa phương để cuối năm 2017 báo cáo Quốc hội về việc xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc không hoàn thành chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội. đồng thời đưa tiêu chí bảo đảm trật tự an toàn giao thông thành một chỉ tiêu đánh giá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở địa phương.
Theo cơ quan thẩm tra, kết quả bảo đảm trật tự an toàn giao thông cơ bản đã đạt được mục tiêu theo nghị quyết của Quốc hội.
Trong 9 tháng đầu năm 2016, số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông tiếp tục giảm, đặc biệt tai nạn giao thông đường sắt giảm sâu cả 3 tiêu chí. Tình hình ùn tắc giao thông tại Hà Nội và Tp.HCM từng bước được cải thiện.
Báo cáo thẩm tra cũng chỉ ra không ít hạn chế cần được khắc phục, có gắn với hai chữ "bức xúc".
Đầu tiên là một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành thiếu tính khả thi, gây bức xúc trong xã hội. Cá biệt, có quy định vừa ban hành đã bị dư luận nhân dân phản ứng gay gắt nên phải hủy bỏ.
Cụ thể như quy định về cảnh sát giao thông được trưng dụng phương tiện trên đường (Thông tư 01 của Bộ Công an); xử phạt ôtô dưới 9 chỗ không có bình cứu hỏa (Thông tư 57 của Bộ Công an); xử phạt người đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn (Thông tư liên tịch số 06 của Bộ Khoa học Công nghệ, Công thương, Công an và Giao thông); xử phạt vượt đèn vàng như vượt đèn đỏ; thu phí bảo trì đường bộ với xe máy; cấm quay phim, chụp ảnh Cảnh sát giao thông....
Hạn chế tiếp theo là công tác kiểm soát tải trọng xe ở một số địa phương thiếu kiên quyết, tỷ lệ phương tiện được kiểm soát và phương tiện bị phát hiện vi phạm còn thấp.
Ngoài ra, việc quản lý thời gian hoạt động của lái xe, giám sát hành trình hoạt động của phương tiện kinh doanh vận tải còn chưa hiệu quả. Tình trạng lái xe sử dụng ma túy và rượu bia gây tai nan giao thông vẫn xảy ra. Công tác đăng kiểm phương tiện ở một số nơi chưa bảo đảm chất lượng, nhất là khu vực miền núi, việc quản lý chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp phép, quản lý giấy phép lái xe vẫn còn bất cập.
Công tác đăng ký, cấp biển số xe ô tô không đúng quy định cho một số đối tượng gây bức xúc trong dư luận, cơ quan thẩm tra nhấn mạnh.
Có đến 22 địa phương tăng số người chết vì tai nạn giao thông còn xảy một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng, cháy xe liên quan đến xe khách, xe container, xe chở hàng cồng kềnh, gây bức xúc trong dư luận xã hội, báo cáo thẩm tra tiếp tục nêu.
Về những giải pháp và phương hướng năm 2017, Uỷ ban Quốc phòng - An ninh đề nghị Chính phủ nghiên cứu xác định chủ đề Năm an toàn giao thông 2017 là xây dựng “Văn hóa giao thông cho thanh niên, thiếu niên”.
Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị cần quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy Đảng và người đứng đầu chính quyền địa phương để cuối năm 2017 báo cáo Quốc hội về việc xem xét, xử lý trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc không hoàn thành chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội. đồng thời đưa tiêu chí bảo đảm trật tự an toàn giao thông thành một chỉ tiêu đánh giá trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm ở địa phương.