Diễn đàn Doanh nghiệp & Chuyển đổi số Việt Nam 2020: Thoát hiểm và bứt tốc sau Covid-19
Diễn đàn được tường thuật trực tiếp trên VnEconomy và livestream trên Fanpage VnEconomy
Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy - Vietnam Economic Times phối hợp với Liên minh Invest Global tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 với chủ đề Thoát hiểm và bứt tốc trong Covid 19.
Tham dự Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Phó chủ tịch VCCI, Chủ tịch ASEAN-BAC Đoàn Duy Khương; Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Trương Anh Dũng; Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử & Kinh tế số Đặng Hoàng Hải cùng đại diện các cục, vụ chức năng của các bộ, ngành và 200 doanh nghiệp Việt Nam.
Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam là sự kiện chào mừng năm Việt Nam Asean và tuần lễ cấp cao Asean 37 đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội.
Diễn đàn cũng hướng tới chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh đầu tư và kinh doanh Asean với chủ đề ASEAN số: bền vững và bao trùm do VCCI và ASEAN-BAC chủ trì tổ chức tới đây. Với mục tiêu đặt câu chuyện chuyển đổi số của Doanh nghiệp Việt Nam là trung tâm bàn thảo của Diễn đàn nhằm nhận diện, phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp theo các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, từ đó hiến kế các giải pháp giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của bối cảnh mới, góp phần đạt được mục tiêu của chính phủ đã đề ra.
Chương trình Diễn đàn gồm hai phiên:
Phiên Tham luận: Gồm các bài phát biểu mang tính tổng hợp và phân tích chuyên sâu theo ngành, lĩnh vực và nhân tố trụ cột của chuyển đổi số.
Phiên thảo luận: Gồm các câu chuyện cụ thể của quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.
Góp phần tổ chức thành công Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020, Ban tổ chức trân trọng cảm ơn Ngân hàng VietinBank, Ngân hàng Agribank, Ngân hàng HDBank và Công ty Hưng Thịnh đã đồng hành và hỗ trợ tổ chức Diễn đàn.
Diễn đàn được tường thuật trên VnEconomy và livestream trên Fanpage VnEconomy.
Diễn đàn ý nghĩa thiết thực với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 "Thoát hiểm & bứt tốc trong COVID-19", ông Chử Văn Lâm, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy – Vietnam Economic Times nói về bối cảnh đặc biệt của năm 2020 - một năm bão táp với toàn thế nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã tác động và để lại hệ lụy nghiêm trọng đối với hầu hết các nền kinh tế. Ngân hàng Thế giới dự báo: năm 2020 nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng âm tới -5,2% và đây là cuộc suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Covid-19 đã tác động trực tiếp đến các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu, hàng không, du lịch, y tế, giáo dục, lao động, việc làm. Tuy không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm như một số nước song mức tăng trưởng GDP 2,12% của 9 tháng vừa qua đã trở thành mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua.
"Dù mức tăng trưởng còn thấp, còn bộn bề khó khăn để tái thiết và khôi phục kinh tế trong và sau đại dịch, song, những nỗ lực không ngừng nghỉ từ Chính phủ đến các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trong suốt thời gian qua, là cơ sở vững chắc để chúng ta tin tưởng rằng những gam màu sáng sẽ tiếp tục sáng lên với bức tranh kinh tế Việt Nam vào cuối năm 2020, hoàn thành mục tiêu để khép lại giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội 2016-2020, tạo động lực tăng trưởng cho một giai đoạn quan trọng mới", ông Chử Văn Lâm cho hay.
Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn và rộng khắp. Đến năm 2025, Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%, năng suất lao động tăng bình quân trên 7%/năm, thuộc nhóm 35 nước dẫn đầu về đổi mới, sáng tạo.
Doanh nghiệp là lực lượng xung kích và nòng cốt của nền kinh tế, không thể khác, chuyển đổi số là điều kiện sống còn và cấp thiết nhất trong bối cảnh hiện nay.
Ông Chử Văn Lâm nhấn mạnh, Covid-19 chính là nguyên nhân đưa cả thế giới vào cuộc khủng hoảng, nhưng cũng chính là mệnh lệnh khiến cả thế giới phải thay đổi. Ý thức rõ tầm quan trọng của việc thúc đẩy chuyển đổi số hướng tới nền kinh tế số, với vai trò và sứ mệnh của cơ quan báo chí, truyền thông kinh tế, là cầu nối truyền tải thông tin, phải hồi và thúc đẩy phát triển. Đặc biệt, năm 2020 Việt Nam giữ vai trò chủ tịch Asean và tuần lễ cấp cao ASEAN 37 đang diễn ra tại thủ đô Hà Nội, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện tinh thần xung kích, sáng tạo, đổi mới và hội nhập vì một Việt Nam thịnh vượng và ASEAN phát triển bền vững.
Tổng biên Tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho biết mục tiêu của Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam 2020 với chủ đề: Thoát hiểm và bứt tốc trong covid-19 chính là đặt câu chuyện chuyển đổi số của Doanh nghiệp Việt Nam vào trung tâm bàn thảo của Diễn đàn nhằm nhận diện, phân tích, đánh giá thực tiễn hoạt động chuyển đổi số của doanh nghiệp, từ đó hiến kế các giải pháp giúp đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển của bối cảnh mới, góp phần đạt được mục tiêu của chính phủ đã đề ra.
"Chúng tôi tin tưởng rằng, với tâm huyết của các Diễn giả mang tới những thông tin tổng hợp và phân tích, đánh giá cũng như sự nhiệt tình chia sẻ câu chuyện thực tiễn chuyển đổi số của các Doanh nghiệp hôm nay, sẽ có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam", ông Chử Văn Lâm bày tỏ.
Kinh tế số là xu hướng phát triển tất yếu
Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
Kính thưa Diễn đàn,
Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển ngày càng nhanh, mạnh, tiên tiến của khoa học công nghệ. Kết quả của sự phát triển này tất yếu sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới-thời đại số. Thời đại này hứa hẹn sẽ mang lại những thay đổi, chuyển biến sâu rộng chưa từng có trên mọi lĩnh vực của đời sống và ở mọi nơi trên thế giới. Quá trình chuyển đổi số hứa hẹn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả kinh doanh và đặc biệt là tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn.
Nhiều dự báo cho rằng, 5-10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng của quá trình chuyển đổi số và chỉ từ 2-3 năm tới, sự phổ cập công nghệ 5G sẽ tạo thêm những đột phá rất sâu rộng về quy mô và tốc độ của thông tin, xu thế toàn cầu hoá, tương quan sức mạnh và quan hệ giữa các quốc gia.
Vừa mới năm ngoái, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2022, kinh tế số sẽ chiếm 60% GDP của thế giới. Ở khu vực ASEAN, mặc dù kinh tế số mới chỉ chiếm 7% GDP của cả khu vực, song được dự báo sẽ đóng góp thêm 1 nghìn tỷ USD cho kinh tế thế giới trong thập kỷ tới.
Covid-19 ảnh hưởng rất nặng tới nền kinh tế. Xong, đại dịch cũng là cơ hội giúp doanh nghiệp thức tỉnh, định vị lại bản thân, thích ứng, xác định chuyển đổi số là một trong những chiến lược để bứt phá.
Trong 6 tháng qua, chúng ta đã chứng kiến sự chuyển biến lớn trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động khối cơ quan Chính phủ, đặc biệt là khối y tế, giáo dục. Đã có gần 1.000 cá nhân đến từ hàng chục công ty công nghệ, cùng nhau xây dựng hơn 20 ứng dụng nhằm phục vụ người dân, xã hội, phục vụ các cơ quan chức năng.
Kinh tế số là xu hướng phát triển rất tất yếu của công nghệ và xã hội ngày nay.
Là một chiến lược quốc gia và trước đòi hỏi cấp bách của tình hình, chuyển đổi số nên là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp. Việt Nam đang có lợi thế về chuyển đổi số rất lớn. Dân số gần 100 triệu dân là một thị trường rất lớn. Hơn 70% người dân sử dụng internet, thiết bị thông minh cộng với cộng đồng doanh nghiệp, công nghệ năng động và sự hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ là những yếu tố hết sức thuận lợi, tạo tiền đề cho đất nước, các doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi số trong giai đoạn tới.
Từ khía cạnh quản lý nhà nước, Việt Nam đã xác định tầm nhìn đến năm 2030 trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Và đến năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á, có năng suất lao động cao, có đủ năng lực làm chủ và áp dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh.
Với tầm nhìn này, chuyển đổi số là giải pháp quan trọng để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Tháng 5 vừa qua, Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng phê duyệt. Tháng 6, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 cũng đã được ban hành, góp phần hiện thực hóa tầm nhìn.
Thách thức lớn nhất của việc chuyển lên môi trường số nằm ở vấn đề thay đổi thói quen. Thói quen đó có thay đổi được hay không phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực, và vào cả quyết tâm của lãnh đạo các doanh nghiệp. Và diễn đàn hôm nay là cơ hội để chúng ta trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, những bài học thực tiễn tốt, đề xuất những giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi nhận thức, tư duy về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội để chúng ta đưa ra khuyến nghị để hoàn thiện, kiến tạo thể chế và để hướng tới việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình chuyển đổi số để phát triển kinh tế số, xã hội số, trong đó không ai bị bỏ lại phía sau.
Tôi hoan nghênh và đánh giá cao việc Tạp chí Kinh tế Việt Nam, VnEconomy, Vietnam Economic Times đã phối hợp cùng với các đối tác tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp chuyển đổi số Việt Nam. Tôi tin rằng, những phát biểu tham luận cũng như Phiên thảo luận với sự tham dự của đại diện doanh nghiệp các ngành, các lĩnh vực tiêu biểu có tốc độ chuyển đổi số nhanh trong thời gian qua sẽ có giá trị tham khảo cao cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Tôi xin chúc Diễn đàn thành công tốt đẹp. Xin chúc quý vị Đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin trân trọng cảm ơn!
Hợp tác ASEAN có ý nghĩa gì với phát triển kinh tế Việt Nam
Ông Đoàn Duy Khương, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch ASEAN BAC.
Kính thưa ông Trử Văn Lâm, Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam, ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ Lao động Thương binh & Xã hội,
Thưa tất cả các quý vị đại diện cho các bộ ban ngành, đại diện doanh nghiệp, các cơ quan thông tấn báo chí,
Thay mặt cho VCCI, Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN cảm ơn ban tổ chức đã mời chúng tôi đến tham dự sự kiện hôm nay. Tôi cho rằng đây là sự kiện quan trọng trong bối cảnh Việt Nam là chủ nhà ASEAN, cũng là chủ nhà chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN 37. Trong khuôn khổ này, sắp tới chúng tôi cũng sẽ tổ chức một sự kiện lớn nhất về đầu tư thương mại, dự kiến vào đầu tháng tới. Sự kiện này có quan hệ chặt chẽ với sự kiện chúng ta hôm nay, với chủ đề Asean kỹ thuật số. Hy vọng được tiếp đón quý vị trong sự kiện sắp tới của VCCI. Báo cáo quý vị, có khoảng 10 nguyên thủ các nước ASEAN và đối tác ASEAN phát biểu trong hội nghị sắp tới của chúng tôi.
Chúng ta đang sống trong thời đại thay đổi, thời gian qua sự phát triển của cách mạng 4.0 chuyển đổi số, đặc biệt là đại dịch Covid-19 làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt khu vực, thay đổi cách ta làm việc và sinh hoạt rõ ràng đem lại cả thách thức và cơ hội.
Nhìn lại 40 năm đổi mới, trong chính sách đối ngoại ngoại giao của Việt Nam, có lẽ một trong những thay đổi quan trọng nhất là thay đổi cách thức ta nhìn nhận thế giới toàn diện. Sự gia nhập ASEAN làm ta thay đổi nhận thức, nhìn nhận thế giới ngày nay đa dạng hơn, toàn diện hơn. Ta ghi nhận tại sao ASEAN lại quan trọng vậy, tại sao chúng ta có vị thế quan trọng vậy trong ASEAN.
Hiện nay chúng ta là chủ thể của các vấn đề kinh tế - an ninh, là chủ thể ASEAN, là uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Vai trò của Việt Nam là rất quan trọng.
Tôi chia sẻ thêm có ba vấn đề hôm nay: Thứ nhất, tại sao ASEAN quan trọng với Việt Nam như vậy. Thứ hai là hợp tác ASEAN có ý nghĩa gì với phát triển kinh tế Việt Nam. Thứ ba, trong hợp tác với ASEAN, doanh nghiệp bao giờ cũng có ba khối rất cụ thể. Trong đó, không thể không kể đến doanh nghiệp sản xuất hàng hoá. Như vậy, khối doanh nghiệp đầu tiên là sản xuất và công nghiệp. Khi có hàng hoá thì thương mại, trong nền kinh tế thị trường chúng ta không thể chuyển tiền thành tiền mà chuyển tiền thành hàng rồi mới chuyển thành tiền.
Trong chính sách đối ngoại kinh tế Việt Nam, có nhiều lý do để phát triển hợp tác với ASEAN. ASEAN là khu vực rộng lớn, dân số lớn 650 triệu dân. Đây là thị trường quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu 65 tỷ USD. Hầu hết đối với các doanh nghiệp Việt Nam, chuỗi giá trị gia tăng không phải chỉ hướng đến thị trường nội địa mà còn hướng tới cả khu vực ASEAN.
Ngoài ra, khu vực ASEAN nằm trong mỏ dầu khí quan trọng nhất nhì thế giới, bao gồm cả biển Đông. Không những thế, đây còn là một vị trí vô cùng quan trọng với hệ thống giao thông vận tải nhộn nhịp nhất trên thế giới. Đặc biệt, trong bản đồ của ASEAN, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng đường biển. Trong đó, 45% phải đi qua biển Đông.
Bên cạnh đó, hiện nay, chúng ta đang ở vị thế kinh tế thương mại với khoảng 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó ASEAN đang có vai trò rất tốt.
ASEAN có vai trò quan trọng trong quan hệ đa phương với Việt Nam. RCEP là hiệp định lớn với các nước trong khu vực vì là thị trường tự do lớn nhất thế giới, chiếm 1/2 dân số thế giới. ASEAN thúc đẩy kết nối các nước thế giới, hợp tác về thương mại, ngân hàng, tài chính và đặc biệt là công nghiệp. Trong mọi nền kinh tế, sản xuất hàng hoá vẫn là cốt lõi của nền kinh tế.
ASEAN đã đặt ra 12 ngành ưu tiên hợp tác như hàng không, gỗ, năng lượng, dầu khí, thuỷ sản, logistics,…
Các nước ASEAN thành lập cơ chế hợp tác sản xuất công nghiệp. VCCI sẽ thúc đẩy hợp tác hơn nữa hợp tác lĩnh vực công nghiệp trong khu vực.
Liên kết hữu cơ giữa ngành sản xuất công nghiệp với chuyển đổi số vô cùng quan trọng trong bối cảnh hiện nay. ASEAN phát triển bền vững thì phải tận dụng chuyển đổi số, gắn kết doanh nghiệp, đặc biệt trong công nghiệp sản xuất.
Việt Nam cần phải tận dụng chuyển đổi số, doanh nghiệp, tập đoàn công nghiệp Việt phải tiên phong nắm lấy công nghệ tiên tiến để tạo ra giá trị. Chính những doanh nghiệp đi đầu này về sau sẽ chia sẻ lại những doanh nghiệp chậm hơn.
Để thành công, các nhà máy, doanh nghiệp phải tận dụng những giải pháp công nghệ, sáng kiến mới giải quyết vấn đề tồn đọng của doanh nghiệp.
Các nhà hoạch định chính sách cần phải có tầm nhìn để quy tụ các doanh nghiệp, hợp tác với các hãng công nghệ lớn nhất để làm động lực tăng trưởng.
Có bốn chính sách nòng cốt của các nước ASEAN:
Thứ nhất, là đặt ra một tiêu chuẩn, có dữ liệu kinh tế chung trong khối ASEAN.
Thứ hai, đào tạo kỹ năng cho lao động thích nghi với hội nhập khu vực, đặt con người lên hàng đầu.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất và phát triển kinh tế, tập trung ứng dụng robot, tự động hoá, AI, ngân hàng thì ứng dụng fintech, thanh toán điện tử chung trong ASEAN rất quan trọng.
Thứ 4 là an ninh mạng, trong doanh nghiệp công nghệ, đề phòng cạnh tranh, xung khắc lợi ích, thu thuế…
Chuyển đổi số giúp ASEAN phát triển bền vững. Theo một khảo sát từ Singapore, nếu các nước ASEAN chuyển đổi số mạnh mẽ, năm 2030 GDP ASEAN có thêm 1.000 tỷ USD. Đối với Việt Nam, GDP năm 2030 sẽ tăng 100 tỷ USD. Rõ ràng sản xuất công nghiệp kết hợp.
Chuyển đổi số xác định con người chính là trung tâm
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng Cục giáo dục Nghề nghiệp - Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội
Chúng tôi cảm ơn Ban tổ chức đã mời đại diện Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội có bài trình bày về nhân lực số cho nền kinh tế số. Đây là vấn đề quan trọng nhưng không phải diễn đàn nào chúng tôi cũng có cơ hội để nói về chủ đề này.
Chuyển đổi số xác định con người chính là trung tâm và ASEAN cũng xác định đây là một trong 3 trụ cột. Ngày 16/10 vừa qua, Hội đồng giáo dục ASEAN đã ra mắt để bàn 3 câu chuyện thúc đẩy. Một là thúc đẩy thể chế phát triển nhân lực trong chuyển đổi số. Hai là gắn kết doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào vấn đề đào tạo nhân lực. Ba là vấn đề kỹ năng số.
Khi coi con người là trung tâm có thể tăng GDP lên 2%, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khoảng cách kỹ năng của người lao động trong 10 năm không được cải thiện thì mỗi năm chúng ta sẽ mất 5.000 tỷ USD. Do đó, kỹ năng không chỉ là là vấn đề đơn thuần mà còn là vấn đề để phát triển kinh tế.
Thưa quý vị, người ta dự báo 2030 sẽ có 1,4 tỷ công nhân không có kỹ năng phù hợp, 1/3 số ngành nghề hiện tại thay đổi do AI (trí tuệ nhân tạo), công nghệ thông tin. Đây là vấn đề toàn cầu đối mặt.
Trong chương trình chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ nêu quan điểm như bài phát biểu của đồng chí đại diện VCCI, hướng tới chính phủ số, kinh tế số, gia nhập công nghệ số.
Trong 6 quan điểm Chính phủ đưa ra thì nhận thức quyết định, con người là trung tâm, thể chế là động lực, quan trọng nhất đồng hành các bên quyết định thành công.
Kinh tế số vận hành trên công nghệ số, tôi là tay mơ so với nhiều chuyên gia kinh tế số ở đây nhưng với nền kinh tế vận hành mới dẫn đến phương thức sản xuất mới mà lực lượng lao động là động lực là nhân tố quyết định.
Chúng ta hiểu thế nào nguồn nhân lực kinh tế số, bao gồm cả lực lượng lao động tương lai, học sinh sinh viên và cả những người dân khác có thể tham gia vào kinh tế số, chúng ta phải đồng thuận về nhận thức từ đó tập trung thế nào và tập trung vào nhóm nào?
Vừa rồi có tổng kết kỹ năng mới nhất được đưa ra, 14 kỹ năng được đưa ra trong đó có kỹ năng về con người, kỹ năng số, kỹ năng kinh doanh. Kỹ năng số tập trung quản lý phân tích dữ liệu, phát triển trương trình máy tính và an ninh số.
Không phải bây giờ mới đặt ra nguồn nhân lực kinh tế số, trước đó các nước G20 khi bàn về phát triển kinh tế số thì họ đưa ra 3 nhóm chính sách là: tương lai số thế nào? Ưu tiên của Chính phủ cho thương mại số thế nào? và nói về kỹ năng số trong giao dục nghề nghiệp và họ cho rằng kỹ năng số là nhân tố cơ bản để phát triển kinh tế số để không ai bị bỏ lại phía sau. Đây là tổng kết các Bộ trưởng kinh tế G20 trong diễn đàn kinh tế số.
Tự động hóa song song tạo ra bất lợi kép, đây là vấn đề toàn cầu. Dự báo đến năm 2025, máy móc sẽ ngang trình độ con người, 43% doanh nghiệp sẽ cắt giảm lao động, nhưng cũng có 1/3 doanh nghiệp lại mở rộng lao động. Việc cắt giảm lao động sẽ là trào lưu lớn hơn, dự báo sẽ có 40% lao động phải đào tạo lại, 94% doanh nghiệp yêu cầu kỹ năng mới. Nhu cầu học trực tuyến tăng lên, những người duy trì việc làm có xu hướng học hỏi, những người thất nghiệp tập trung phát triển kỹ năng số, cơ hội cho nguồn nhân lực cho kinh tế số là rất rõ ràng.
Chuyển đổi số là chủ trương đúng, kịp thời. Lợi thế của Việt Nam là có hạ tầng phát triển nhanh, nhân lực trẻ, sáng tạo, thích ứng nhanh. Chúng tôi có 800 trường cao đẳng trung cấp, trước đây học trực tuyến xa lạ nhưng khi Covid-19 xảy ra học trực tuyến được áp dụng phổ biến. Lúc đầu đúng là có tâm lý lo ngại làm sao để học chất lượng, học sinh chưa được trang bị tốt, nhưng đến nay 60% các trường đã tổ chức học trực tuyến, các ứng dụng cũng sẵn có trên mạng để phát triển.
Tuy nhiên, thách thức hiện nay là thay đổi thói quen, học đi đôi với hành, thực hành liên tục với thầy cô và nhà trường. Thay đổi tất cả sẽ rất khó nhưng trước mắt chúng ta có thể thay đổi nội dung lý thuyết.
Một thách thức nữa là người dân hiểu biết về công nghệ thông tin chưa cao.
Rõ ràng chỉ một mình hệ thống giáo dục đào tạo tổ chức vận hành thì khó thành công, vai trò của doanh nghiệp công nghệ với thế mạnh của mình sẽ hỗ trợ xây dựng nền tảng hạ tầng. Học liệu chương trình đào tạo chuyển đổi số giúp cho quá trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.
Một khó khăn nữa là nguồn lực đầu tư hạn chế. Tới đây chắc chắn sau chương trình Chuyển đổi số quốc gia thì phải có đề án chiến lược chuyển đổi số cho đào tạo. Chúng ta phải đi theo chiến lược bài bản, cụ thể thế nào thì phải tính toán.
Rất mừng vừa rồi vào ngày 28/5, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24 về đẩy nhanh phát triển nhân lực có kỹ năng góp phần tăng năng suất lao động, tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam, Bộ Lao động xây dựng đề án chuyển đổi số, bước đầu tiên chúng ta xác định các kỹ năng số cần thiết trong tương lai.
Chúng ta xác định cái gì cần thiết cho tương lai? 10 năm tới, 1/3 nhân lực của chúng ta thay đổi. Theo khảo sát, 53% doanh nghiệp Việt Nam không biết kỹ năng cần thiết tương lai là gì?
Trong Chỉ thị vừa rồi của Thủ tướng cũng như Dự thảo văn kiện Đại hội 13, vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực số này đã lần đầu được đặt ra.
Thời gian tới không chỉ đào tạo cho học sinh sinh viên mà hơn 50 triệu lao động đang làm việc hiện nay phải đào tạo lại để thích ứng với kinh tế số.
Một vấn đề nữa là tăng cường truyền thông thay đổi nhận thức vai trò của kỹ năng số, nhân lực số cho chiến lược kinh tế số.
Lâu nay chúng ta đào tạo trong nhà trường là chính. Tuy nhiên, kết hợp nhà trường với doanh nghiệp đào tạo dựa trên công nghệ là quan trọng trong tương lai. Gắn các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp theo hướng vừa học vừa làm.
Về phía người lao động, cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng kỹ năng mới trong thế giới đang thay đổi. Bản thân người lao động xác định lỗ hổng trong kiến thức hiện tại để bổ trợ cần thiết, học hỏi đồng nghiệp để thêm kỹ năng
Với cơ sở đào tạo, chuyển đổi số là cơ hội để thay đổi, là vấn đề sống còn, có kế hoạch thu hút giảng viên, chương trình học liệu số để phát triển kỹ năng số. Phối hợp chặt giữa doanh nghiệp và nhà trường.
Học sinh sinh viên cần nhận thức rõ nghề nghiệp tương lai của mình để có kế hoạch nghề nghiệp, phát triển kỹ năng thông qua chương trình đào tạo của nhà trường, tìm kiếm thông tin và phát triển kỹ năng của mình.
Các nhóm này cộng tác với nhau để tạo nên sự chuyển đổi số thành công trong giáo dục đào tạo nói riêng và chuyển đổi số thành công nói chung.
Chuyển đổi số trong ngành thương mại điện tử
Ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
Quy mô thương mại điện tử tăng nhanh từ 2015-2019 với mức tăng trưởng trung bình 30%. Con số 2020 sẽ là bí ẩn với nhiều nguồn thông tin khác nhau. Lúc đầu chúng tôi nghĩ Covid-19 sẽ là đòn bẩy của chúng ta, nhưng sự thật có lẽ tốc độ tăng trưởng không bằng 2019.
Chúng tôi mỗi năm đều ra Sách trắng vào tháng 1 và thường rất sát với thực tế nên có thể các bạn sẽ phải chờ số liệu cụ thể đó.
Hiện tại, hành vi tiêu dùng mua sắm trực tuyến phát triển rất tốt. Do Covid-19 mà những mặt hàng trước kia người tiêu dùng không dám mua thì nay đã mạnh dạn xuống tiền trên trực tuyến.
Những tác động của Covid-19 đến doanh nghiệp thương mại điện tử là tiết kiệm được chi phí do có thể làm việc ở nhà, lạc quan về nhân sự/duy trì doanh nghiệp sau dịch. Doanh thu giảm nhưng kế hoạch sẽ phục hồi nhanh chóng.
Chính phủ dự đoán tăng trưởng thấp hơn dự báo nhiều, tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử rất lạc quan, giá trị mua hàng thương mại điện tử rất cao, giảm nhân sự rất là ít.
Doanh thu của các doanh nghiệp thương mại điện tử chỉ tăng ở các mặt hàng nhu yếu phẩm, thực chất là doanh thu chung giảm. Dù vậy, họ rất lạc quan với kịch bản phục hồi kinh tế.
Chúng ta nghĩ rằng tất cả doanh nghiệp tìm đến công nghệ do Covid-19 nhưng thực ra số này chỉ tăng 29%. Tiếp cận công nghệ không dễ dàng.
Covid-19 đã tạo ra lượng người tham gia vào thị trường thương mại điện tử rất lớn, mua nhiều mặt hàng giá trị lớn mà trước đây họ chưa từng mua. Nhóm logistics rất lạc quan với lượng người tham gia rất lớn, tăng tới 73%.
Xin cảm ơn quý vị đã lắng nghe.
Phiên thảo luận: Chiến lược chuyển đổi số để thoát hiểm và bứt tốc trong Covid-19
Các khách mời tham gia Phiên thảo luận:
1. Ông Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc, Giám đốc Số hoá VietinBank
2. Bà Dương Thanh Tâm, chuyên gia quản trị chiến lược, Phó tổng giám đốc VinCommerce
3. Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Amazon Việt Nam
4. Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó tổng giám đốc Viettel Post
Hai chuyên gia về công nghệ và trải nghiệm khách hàng cùng điều phối Phiên thảo luận:
5. Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom
6. Ông Nguyễn Dương, chuyên gia chiến lược trải nghiệm khách hàng, Sáng tập CemPartner
Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch FPT Telecom:
Chúng ta hay nói trong trạng thái bình thường mới nhưng rõ ràng là vẫn ở trong Covid -19. Thực sự, tôi có nhiều khách hàng trên toàn cầu, nên tôi thấy rất may mắn vì chúng ta đang bình yên, không phải giãn cách, như hội nghị này chúng ta không phải ngồi cách nhau 2 mét, cũng không phải đeo khẩu trang trong buổi họp.
Tôi cũng biết, dự kiến anh Nguyễn Dương có thách thức là làm sao hơn 200 đại diện doanh nghiệp và nhà quản lý dự diễn đàn hôm nay sẽ không bỏ về.
Chúng ta bắt đầu với câu hỏi dành cho anh Thủy - Amazon, câu hỏi đặt ra cho anh Thủy là làm sao để doanh nghiệp nhỏ và vừa trở thành thành viên của hệ sinh thái Amazon và bắt tay vào thị trường thế giới, vai trò của công nghệ ở đây sẽ giúp đỡ những gì.
Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc Amazon Việt Nam
Thực ra nói về chuyển đổi số, thương mại điện tử thì Amazon chính là như vậy. Chúng tôi là sàn thương mại điện tử thế giới thì mọi người đều biết. Hiện nay, Amazon tích cực tập trung hỗ trợ cho tất cả các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Mô hình chúng ta xuất khẩu trước kia là mô hình truyền thống và kiểm soát bởi ông lớn. Thì chúng tôi đang tạo 1 hệ sinh thái giúp các doanh nghiệp kết nối, ví dụ như làng nghề, hộ gia đình. Chỉ cần ở Việt Nam có sự hỗ trợ Amazon, chúng ta có thể kinh doanh sòng phẳng đem sản phẩm ở Việt Nam ra thế giới. Chúng tôi cố gắng cung cấp hỗ trợ để giúp doanh nghiệp vận hành hệ sinh thái này dễ dàng và thành công nhất.
Đối với nhân sự, việc kinh doanh truyền thống chúng ta làm 100 năm nay rồi, nhưng hiện tại chúng ta cần ngồi trước máy tính là đã có thể bán hàng.
Chính là những cái chúng tôi tập trung hợp tác cùng đối tác Việt Nam xây dựng hệ sinh thái thành công, kết nối doanh nghiệp vừa và nhỏ để tận dụng nền tảng thương mại điện tử Amazon xuất khẩu sản phẩm Việt Nam, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thế giới.
Ông Hoàng Nam Tiến: Nếu mua sản phẩm của Việt Nam trên Amazon thì anh mua gì?
Ông Trần Xuân Thủy: Thực ra Việt Nam mình có nhiều sản phẩm đặc thù, trong đó sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt nổi trội. Tuy nhiên, trên Amazon hiện nay sản phẩm được nhiều người mua mà tôi thấy cũng đẹp là trang trí nhà cửa như thảm cói chẳng hạn. Bán rất thành công trên Amazon, đặc thù không có sự cạnh tranh.
Ông Hoàng Nam Tiến: Vậy nếu anh là chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì mang gì lên để bán?
Tôi là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì theo tôi lựa chọn sản phẩm cực quan trọng, là yếu tố cốt lõi để thành công hay không. Tôi tập trung dòng sản phẩm thế mạnh Việt Nam, không hoàn toàn thủ công, sản phẩm trang trí nhà cửa, nhu cầu dòng sản phẩm này trong đại dịch rất lớn. Ví dụ, thảm cói, hoặc sản phẩm đồ trang trí nội thất nhỏ về nhà cửa, kitchen home nhu cầu cũng tăng.
Ông Nguyễn Dương - chuyên gia chiến lược trải nghiệm khách hàng, Sáng tập CemPartner:
Tôi vinh dự đặt câu hỏi cho người phụ nữ duy nhất ở đây: Nhiều doanh nghiệp bán lẻ đóng cửa phá sản, chuyên gia giải thích làn sóng thương mại điện tử, tôi sang Mỹ 2019 khi chưa Covid-19, một số hãng bán lẻ đóng cửa, có hãng thời trang 60 năm dù có sản phẩm tốt. Nhưng tôi vẫn thấy một số chuỗi bán lẻ giống mô hình được tồn tại. Tôi biết 1 phần lý do, xin hỏi chị Tâm về chuyển đổi số đối với yếu tố cốt lõi?
Bà Dương Thanh Tâm, chuyên gia quản trị chiến lược, Phó tổng giám đốc VinCommerce: Về câu hỏi của anh Dương, trước khi trả lời tôi có câu hỏi ngược lại là tại sao chúng ta cần chuyển đổi số. Đây là vấn đề tất yếu mà mỗi người, mỗi chủ doanh nghiệp phải tự tìm câu trả lời.
Đối với ngành bán lẻ là ngành rất đa dạng, chuyển đổi số là yêu cầu hiện hữu, hiện nay khách hàng gần như không lựa chọn mua hàng bởi sản phẩm và chính sách bán hàng không còn là vũ khí cạnh tranh. Các chuỗi bán lẻ như hàng thiết yếu, các tiện ích thời trang, rất nhiều ngành nghề khác nhau, chúng ta phải biết được sự vượt trội của sản phẩm ở đâu để có chính sách bán hàng cạnh tranh tiệm cận, khác biệt 2 yếu tố đó là tiện ích, trải nghiệm khách hàng trong mua sắm.
Doanh nghiệp phải xác định khách hàng ở đâu, cần sản phẩm gì thì sẽ tiếp cận ở đó. Vinmart, Big C đều kinh doanh rau, thứ chúng tôi bán không phải sản phẩm khác biệt, mà khác là tiện ích, khác biệt từ không từ sản phẩm, mà chính là chính sách bán hàng, đó là chuyển đổi số.
Vậy đâu là tiền đề để chuyển đổi số, đầu tiên là mô hình kinh doanh, mô hình kinh doanh phải được xác lập lại, trước đây tương tác vật lý, bán lẻ có các cửa hàng, các tiệm, mở ở phố, trung tâm thương mại, chân dung khách hàng đã theo nhiều năm, nhưng khi chuyển đổi số phải thay đổi mô hình kinh doanh.
Vậy chuyển đổi số thay đổi thế nào? Đây không phải là xu hướng "trend", không phải tôi nói thế để không lạc hậu, vai trò chuyển đổi số sẽ mang lại giá trị tài chính cho cho doanh nghiệp để tăng trưởng doanh thu, giữ chân khách hàng cũng như mang lại khách hàng mới.
Chuyển đổi số doanh nghiệp phải đầu tư dài hơi cho hệ thống quản trị chuỗi cung ứng và logistic, bởi vì dù lên các sàn thương mại điện tử chúng ta có thể có khách hàng nhưng sẽ không có những hệ thống đằng sau đó.
Ông Nguyễn Dương: Nếu như khách hàng thay đổi cách mua sắm của họ thì điều đó làm tốt bao nhiêu vẫn vô nghĩa. Phải xem mô hình kinh doanh đó có phù hợp với hành trình mới của khách hàng không. Vậy, chị làm chiến lược chuyển đổi số thì khách hàng nằm ở đâu?
Bà Dương Thanh Tâm: Tại sao chúng ta phải chuyển đổi số? Đó chính là hành trình của khách hàng thay đổi. Do đó, khách hàng phải là trung tâm của quá trình chuyển đổi số. Thêm một câu hỏi được đặt ra, hành trình hôm nay còn phù hợp với tương lai? Thế thì chúng ta luôn phải cải tiến, nhìn khách hàng để làm cảm hứng chuyển đổi số.
Chúng ta phải tương tác liên tục. Đừng nghĩ phải có sản phẩm hoàn thiện mới tung ra, mà chúng ta phải đưa sản phẩm đơn sơ nhất, nguyên bản nhất, khi khách hàng phản hồi thì các ứng dụng công nghệ mới cải tiến.
Ông Nguyễn Dương: Chị đưa cho một nhóm nhỏ hay số đông để thử nghiệm?
Bà Dương Thanh Tâm: Tôi nghĩ không quan trọng về số lượng cho lắm. Mà việc phải chú trọng đầu tiên phải nói với khách hàng rằng đây chưa phải sản phẩm hoàn hảo và các bạn hãy giúp tôi hoàn thành nó. Hãy làm chuyển đổi số với tinh thần cầu thị.
Theo quan điểm của tôi, nếu chúng ta cố gắng đưa ra sản phẩm hoàn hảo thì theo tôi nghĩ nó đã lạc hậu.
Ông Hoàng Nam Tiến: Chúng ta gọi bình thường mới nhưng chưa vượt Covid, văc xin có nhưng còn lâu mới phổ biến toàn cầu, còn lâu tiêm vaccin. Gần 1 năm đối phó covid, giờ tồn tại phát triển trong covid. Có anh Trần Công Quỳnh Lân, Phó tổng giám đốc, Giám đốc Số hoá VietinBank, trước tiên xin chúc mừng Vietinbank vẫn thành công giữa mùa Covid, các anh là doanh nghiệp hiếm hoi còn doanh nghiệp chúng tôi vất vả lắm. Anh cho biết, VietinBank 2019 - 2020 khác nhau gì?
Ông Trần Công Quỳnh Lân: 2019 - 2020 khác nhau từ chuỗi ý tưởng hình thành phòng trong lab 2019 đến triển khai hiện thực trong năm 2020.
Như các anh chị biết, hầu hết chúng ta ngại đến các chi nhánh ngân hàng, trải nghiệm khách hàng đến chi nhánh là lấy số thứ tự xếp hàng lâu, đông, chậm, và đến quầy giao dịch thì giao dịch không biết anh chị là ai, mời đưa đến chứng minh thư hỏi xem làm gì? Sau một hồi mới có thể thực hiện giao dịch. Đó là trải nghiệm khá tệ.
Do vậy, chúng tôi đã đưa vào triển khai hệ thống kiosk sinh trắc học và hiện tại đang triển khai tại10 chi nhánh, dự kiến đến cuối năm sẽ mở rộng thêm 40 chi nhánh.
Theo đó, khi các anh chị tới quầy thì camera sẽ nhận diện biết anh chị là ai, khách hàng phổ thông hay khách hàng ưu tiên? Kiosk sẽ hỏi anh chị muốn thực hiện giao dịch gì, và sẽ xuất số thứ tự cho các anh/chị vào quầyNgay tức khắc, các thông tin về khách hàng, nhu cầu, mong muốn, các thông tin cá nhân lập tức được chuyển tới hệ thống của giao dịch viên và trong vòng khoảng 5 giây, giao dịch viên biết được hôm nay anh muốn giao dịch gì, các thông tin đã được tự động điền sẵn và giao dịch viên chỉ cần đối chiếu và xác nhận là hoàn tất giao dịch.
Chúng tôi đang lên kế hoạch để mở rộng với mục tiêu vừa nâng trải nghiệm khách hàng, vừa giúp tăng năng suất giao dịch viên.
Tôi cũng đồng ý với chị Tâm không nên quá chú trọng trải nghiệm khách hàng, mà còn cần tập trung vào trải nghiệm nội bộ, đưa những công cụ tăng năng suất lao động cho nhân viên chúng ta. Chúng tôi hiện đang triển khai nhiều hệ thống tối ưu hoá quy trình, tăng năng suất nội bộ. Chatbot là một ví dụ điển hình và tôi tự tin hiện nay chúng tối là ngân hàng duy nhất mà nhân viên khi nghỉ phép chỉ cần nhắn chatbot và lãnh đạo phê duyệt cũng chỉ thông qua 1 tin nhắn với bot.
Chúng tôi tin rằng chuyển đổi số là năng lực cạnh tranh, là điểm khác biệt bởi các sản phẩm ngân hàng là giống nhau, cạnh tranh là giống nhau. Điểm khác biệt là trải nghiệm nên chúng tôi ưu tiên chuyển đổi số 4 lĩnh vực: (i) Chuyển đổi số để nâng cao trải nghiệm khách hàng (trải nghiệm tại quầy giao dịch, trải nghiệm trên điện thoại thông minh, và trải nghiệm tại các ứng dụng mobile của người dùng vì VietinBank mong muốn trên bất cứ ứng dụng nào của khách hàng đang sử dụng hàng ngày thì trong đó đều có thể sử dụng dịch vụ của VietinBank); (ii) Chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động nhờ áp dụng các công nghệ: AI, Bigdata, Machine learning…; (iii) Kết hợp với các đối tác cùng nhau xây dựng hệ sinh thái lấy khách hàng làm trọng tâm; và (iv) tập trung phân tích và làm giàu dữ liệu để hiểu hơn về khách hàng
Ông Hoàng Nam Tiến: Những gì hay ho anh Lân vừa nói anh chị nào cần hãy đến gặp chúng tôi vì chúng tôi cũng làm được. Nói đến trải nghiệm khách hàng thì tôi lại có trải nghiệm khác. Người đầu tiên tôi gặp khi đến VietinBank không phải là nhân viên giao dịch mà là nhân viên bảo vệ, VietinBank có giải quyết được chuyện này không?
Ông Trần Công Quỳnh Lân: Đây là câu hỏi hay, chúng tôi cũng trăn trở, liệu khi chúng ta chuyển đổi số rồi thì chúng ta có chuyển đổi được văn hóa hay không. Văn hóa hướng tới khách hàng mới là quan trọng. Công nghệ không thể thay đổi cả bộ máy lớn, cái mà có thể chuyển đổi cả bộ máy lớn – như VietinBank với 22.000 con người, hơn 155 chi nhánh thì đó chính là văn hóa. Và đó chính là một trong những việc chúng tôi thực hiện tích cực trong những năm vừa rồi.
Chúng tôi đã xây dựng hệ thống truyền thông nội bộ của mình mà chúng tôi gọi là VietinBank Workplace hay là facebook nội bộ (cũng phối hợp với FPT). Các anh chị tưởng tượng với hệ thống của VietinBank việc truyền đạt thông điệp từ Chủ tịch tới cô giao dịch viên hay anh bảo vệ có khi phải đi qua 10 tầng, và như vậy thông điệp sẽ bị phai nhạt đi rất nhiều nếu không có hệ thống liên kết nội bộ với nhau.
Hiện nay tất cả nhân viên có tài khoản facebook nội bộ, họ hoàn toàn có quyền nêu ý kiến, góp ý, trao đổi, thảo luận, chụp ảnh, nêu các vướng mắc. Bản thân tôi hay các anh chị trong ban lãnh đạo thường xuyên truy cập vào hệ thống đó. Việc này giúp chúng tôi không còn khoảng cách về địa lý tại các khu vực vùng miền, không còn khoảng cách về vai trò cấp bậc giữa các cấp lãnh đạo tới nhân viên, không còn khoảng cách giữa các chi nhánh và các phòng ban trục dọc tại TSC.
Tất cả những góp ý, những ý tưởng hay thậm chí những vướng mắc, những vấn đề tồn tại được nêu để xử lý; và những định hướng về văn hóa, định hướng về hướng tới khách hàng, các sản phẩm dịch vụ cũng là những thông điệp được truyền thông trực tiếp qua livestream trên hệ thống truyền thông nội bộ này.
Ông Nguyễn Dương: Thông qua chia sẻ của chị Tâm và anh Lân đều nói về ngân hàng, mọi thứ đều bắt đầu từ trải nghiệm khách hàng. Theo một khảo sát, 60% doanh nghiệp đều lấy mục tiêu trải nghiệm khách hàng khi thực hiện chuyển đổi số.
Tôi từng viết email về thẻ ngân hàng không giao dịch được qua mail, mấy lần rồi không được. Sau đó tôi ra chi nhánh, cô nhân viên không biết mình là ai, không được. Về nhà tôi gọi điện, cô nhân viên vẫn hỏi tôi là ai, có nhu cầu gì. Trải nghiệm rất tệ hại.
Trải nghiệm khách hàng quan trọng. Tôi gặp rất nhiều công ty hàng năm đều nghiên cứu về khách hàng. Thậm chí thuê hãng nước ngoài hàng tỷ đồng nhưng họ đã hiểu khách hàng của mình chưa. Thực sự các doanh nghiệp thấu hiểu khách hàng phải lấy khách hàng làm trung tâm, đem lại điều tốt cho khách hàng. Có nhiều ngân hàng có 6 triệu dữ liệu từ khách hàng, nhưng không hề hiểu khách hàng.
Trong lĩnh vực logistics gắn liền thương mại điện tử, chuyển đổi số quan trọng, anh chia sẻ trong Viettel Post?
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó tổng giám đốc Viettel Post: Lĩnh vực logistics, anh chị tập trung chuyển đổi số cho doanh nghiệp làm sao cho hiệu quả, đặc biệt lĩnh vực thương mại điện tử, tuy nhiên chúng ta chỉ để ý câu chuyện trải nghiệm khách hàng, tập trung khách hàng đúng đắn nhưng để đích cuối cùng hướng tới khách hàng và khách hàng hài lòng, thỏa mãn thì vai trò của logistics chuỗi cung ứng với mô hình vận hành hiện đại quan trọng.
Trong lĩnh vực chuyển phát của Viettel Post có đặc thù là dịch vụ chúng tôi phục vụ khách hàng không chỉ tạo ra từ công nghệ máy móc, mà con người chiếm phần lớn, tạo ra dịch vụ. Mọi người nhìn thấy chúng ta chưa đến được thời điểm có robot vận chuyển từ Amazon hay Alibaba mà con người vẫn quan trọng trong các công đoạn.
Ví dụ, chúng ta thấy trong giao tiếp, nếu như người nhận hàng shipper của chúng tôi đến nhận hàng với thái độ hằn học làm cho xong việc sẽ khác với việc khi đến ân cần và coi đến khách hàng là trung tâm, là nguồn nuôi sống để khách hàng gửi hàng nhiều hơn. Cũng như mang gói hàng đến cho khách hàng của khách hàng với cử chỉ ân cần, hỏi han.
Ông Nguyễn Dương: Về chuyển đổi số thì Viettel Post có câu chuyện nào để chia sẻ cho mọi người?
Ông Nguyễn Hoàng Long: Chuyển đổi số, với chúng tôi hay với mỗi doanh nghiệp đều có chiến lược khác nhau. Chúng ta đầu tư phải phù hợp với chính doanh nghiệp đó và mục đích là mang tiện lợi nhất đến khách hàng.
Riêng đối với ngành bưu chính, thì bưu chính trước kia thường chuyển thư nhưng khi có internet thì thư tay giảm rất nhiều. Hiện thư chủ yếu là thư giao dịch viết tay. Do đó, hàng chúng tôi vận chuyển hầu hết là hàng thương mại điện tử.
Chúng tôi phải trải qua thời gian rất dài để có thời điểm hiện tại, từ việc khách hàng không sử dụng máy tính sang sử dụng máy tính, từ việc sử dụng máy tính chuyển sang điện thoại thông minh. Bây giờ, khách hàng cần thông tin, thì tất cả đều được số hoá, dùng chatbot.
Chính tập đoàn chúng tôi cũng dùng chatbot để hỗ trợ nhân viên. Nhân viên không cần cầm tay chỉ việc thì họ chỉ cần sử dụng app nội bộ. Chúng tôi cũng gọi đây là hệ thống Supper App.
Ông Nguyễn Dương: Để nói về 2 điều giải quyết thách thức trong chuyển đổi số anh Dương muốn nói đến điều gì nhất?
Ông Nguyễn Hoàng Long: Đầu tiên chúng tôi cần xác định chiến lược và nên chuyển đổi ở cấp độ nào. Tức xác định khách hàng chúng ta là ai, chúng ta cần làm gì. Tiếp sau đó là câu chuyện kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu để chúng ta đầu tư để khách hàng có được.
Ông Hoàng Nam Tiến: Tôi muốn mời quý vị đang ngồi dưới hội trường. Hôm nay là ngày 11/11, tôi muốn mời các anh độc thân, anh chị nào muốn hỏi giơ tay?
Khán giả Nguyễn Tuân, làm việc trong ngành IT: Tôi không độc thân nhưng nhiều khi nhìn các anh độc thân cũng xúc động, xin phép đặt câu hỏi cho các anh chị diễn giả là vừa qua Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhân sự. Khi tôi đăng status trên Facebook về tuyển nhân sự thì sau 1 ngày tôi đã nhận được 100 hồ sơ, tôi phỏng vấn được 10 người thì thấy rằng họ đều là những người đang bị sa thải do Covid-19.
Câu hỏi tôi muốn đặt ra là có nên tuyển dụng và đào tạo lại những người từng bị sa thải vào doanh nghiệp của tôi hay không?
Ông Trần Công Quỳnh Lân: Tôi nghĩ trong bất cứ lúc nào, phỏng vấn ứng viên từng bị sa thải thì cần hiểu ngữ cảnh ứng viên bị sa thải là gì, bị sa thải do Covid-19 thì là do yếu tố khách quan vì có những doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự của mình ngay cả khi nhân sự đó tốt, do đó cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của việc họ bị sa thải.
Tôi rất ấn tượng với câu nói của sếp cũ của tôi, khi nói về một nhân viên gây ra thất thoát 1 triệu USD nhưng không đuổi việc vì anh ấy có giá trị đầu tư 1 triệu USD. Tôi nói như vậy để thấy kinh nghiệm thất bại nếu biết cách sử dụng sẽ tạo ra giá trị rất cao.
Câu hỏi từ khán giả: Quỹ đầu tư cho các startup: Quan tâm văn hoá doanh nghiệp trong chuyển đổi số, phải làm thế nào văn hoá phát triển song song thì chuyển đổi số hiệu quả?
Ông Nguyễn Dương: Văn hoá mênh mông. Theo quan điểm tôi, ví dụ, một ứng dụng di động để dùng công ty chủ đầu tư bất động sản, ứng dụng chứa thông tin dự án, nhà ở, thông tin giá, căn nào bán hay chưa, ứng dụng cung cấp cho công ty bất động sản và sản.
Công ty bất động sản dùng ứng dụng và chuyển đổi số nhưng quá trình làm gặp vấn đề. Muốn giấu một số căn nào đó để ngoại giao, kênh giá, chênh giá, được căn này căn kia, App sẽ làm lộ ra điều không tốt đẹp. Bài toán đặt ra chuyển đổi số ứng dụng là mang mọi thông tin từ hình ảnh 3D, giá cả, khách hàng có thể thấy và chọn. Nhưng vấn đề là cần dịch chuyển văn hoá trong tính minh bạch, dùng app trong bối cảnh mới. Hành vi cần thay đổi để nuôi dưỡng văn hoá.
Ông Hoàng Nam Tiến: Năm ngoái tôi có được chủ tịch Amazon dạy về lãnh đạo nhân viên. Amazon có 14 điều để hướng lãnh đạo, anh có thể nói qua về điều này?
Ông Trần Xuân Thủy: Bất kỳ nhân viên nào vào Amazon đều được học 14 yếu tố cốt lõi về lãnh đạo, nó cũng là kim chỉ nam của công ty. Nhiều công ty đưa giá trị cốt lõi 10 điều cũng có thể 3 điều nhưng số lượng không nói nên vấn đề nhiều lắm. Khi vào công ty chúng tôi, 14 điều đó luôn được nhắc trong tất cả các hoạt động của Amazon. Kể cả các bạn làm phó chủ tịch cũng phải được lặp 14 điều này trong hoạt động hàng ngày.
Tôi nghĩ về con người, nếu VietinBank có 22.000 người thì công ty tôi có tới 600.000 nhân sự, mỗi nhân đều là một cá thể riêng biệt và muốn để có 1 văn hoá chung thì cực kỳ khó. Theo tôi, bên cạnh truyền bá văn hoá doanh nghiệp thì quan trọng hơn cả đó là quy trình truyền bá và phải tác động đến thường ngày.
Để nói về điều đầu tiên trong 14 điều chính là nỗi ám ảnh của khách hàng thực sự là một vấn đề lớn, với Amazone, chúng tôi luôn tập trung vào khách hàng. Tôi nghĩ không chỉ riêng chúng tôi mà 100% doanh nghiệp đặt khách là trung tâm, tất cả hoạt động công ty hướng đến khách hàng.
Ông Hoàng Nam Tiến: Anh chị nào quan tâm 2 điều liên quan chuyển đổi số CC là DD Data tôi nhận lời tư vấn.
Ông Nguyễn Dương: Tôi đã nói rất nhiều, các chuyên gia cũng nói nhiều về chuyển đổi số nhưng thành công đến nay chưa nhiều. Anh Tiến trước đây là chủ tịch FPT Soft nay là Chủ tịch FPT Telecom, anh có thể chia sẻ điều gì các chuyên gia chưa nói?
Tôi nói 2 phút thôi vì chúng ta nghe nhiều rồi, các lãnh đạo cũng nói nhiều rồi nhưng tôi nói hơi khác, ví dụ làm chuyển đổi số mà không tạo ra hiệu quả tối đa sau 6 tháng thì vứt đi cho tôi. Nào là đầu tư dài hạn xây dựng từng bước thì cũng vứt đi. 3 tháng mà không thấy biểu hiện từng bước thì cũng bỏ đi.
Ông Nguyễn Dương: Nếu xuất phát từ vấn đề hiện tại thì chỉ tốt hơn hiện tại, còn nếu xuất phát từ đầu như hành trình tương lai thì có thể có tương lai tốt hơn, anh nghĩ sao?
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo không ai không thông minh. Tất cả các hướng giải quyết đều hướng vào khách hàng, giải quyết vấn đề nội bộ, giao dịch, dữ liệu, logistics, trông có vẻ không tập trung nhưng tất cả hướng đến khách hàng.
Ông Hoàng Nam Tiến: Trải nghiệm nhiều công ty thành công cho mọi người ví dụ doanh nghiệp đắc ý nhất trong việc chuyển đổi số thành công?
Bà Dương Thanh Tâm: Tôi đắc ý nhất trong quá trình đấy là Vingroup. Chúng ta hỏi nhiều về văn hoá, tôi thấy chuyển đổi tư duy văn hoá của Vin trong 3 năm qua. Không phải là có tiền nên làm tốt vì có những doanh nghiệp có tiền nhưng thất bại trong chuyển đổi số.
Việc đầu tiên khi bắt đầu chuyển đối số là quá trình thay đổi tư duy văn hoá. Chúng ta nói nhiều về thay đổi văn hoá nhưng nghĩ rằng với những người tham gia bộ máy ngoài lãnh đạo ý thức rõ về tầm nhìn sứ mệnh khi doanh nghiệp thay đổi số thì với người làm thuê thì hãy chỉ rõ cho họ lý do tại sao phải tham gia quá trình này, tham gia được cái gì?
Khi nhân viên họ tự trả lời được câu này thì họ dễ dàng hòa nhập vào quá trình chuyển đổi số, sau đó mới dùng tư tưởng sứ mệnh để dẫn dắt họ.
Với nhân viên hãy cho họ biết lợi ích chuyển đổi số, hiệu suất lao động tăng lên, cuối cùng thì tạo giá trị lợi nhuận cho doanh nghiệp, người lao động được hưởng gì? Có bài toán song phẳng với nội bộ thì bắt đầu dẫn dắt quá trình thay đổi tư duy của họ. Họ sẵn sàng thì đưa ra KPI về sự thay đổi sự học hỏi.
Ông Nguyễn Hoàng Long: Thực ra ở đây tôi cũng xin phép 1 phút cho quảng cáo, hiện Viettel Post có 2 dịch vụ chính là chuyển phát nhanh và thương mại điện tử (chủ yếu là logistics vận chuyển nhà kho và chuỗi cung ứng). Các anh chị cần vận chuyển hàng hóa trong nước, ra nước ngoài hãy liên hệ chúng tôi. Chúng tôi không chỉ hướng đến khách hàng mà còn giải quyết vấn đề của khách hàng. Mấu chốt trong vấn đề vận hành doanh nghiệp của chúng tôi là giải pháp bán hàng, quản lý hàng hóa, cung cấp dịch vụ kho, vận tải, bán hàng và quảng cáo.
Đối với câu chuyện chuyển đổi số, tôi không hoàn toàn đồng ý với anh Tiến, chuyển đổi số cũng cần thay đổi mô hình kinh doanh.
Đất nước chúng ta đang đi chậm hơn so với thế giới, câu chuyện chuyển đổi số phải đạt được mục tiêu của doanh nghiệp là đi đến đâu để có chiến lược đầu tư, hiệu quả bắt đầu từ việc nhỏ như là cải tiến, thay đổi cách đối xử với nhân viên đến những thay đổi chiến lược dài hơi.
Ông Trần Công Quỳnh Lân: Tôi quan niệm chuyển đổi số là một quá trình và nó không có đích đến cụ thể, sẽ không có một doanh nghiệp nào tuyên bố đã chuyển đổi số thành công. Vì chuyển đổi số là một hành trình mà chúng ta phải liên tục tìm những trải nghiệm mới tốt hơn để mang tới cho khách hàng. Một trong những vấn đề quan trọng là làm sao chúng ta xây dựng được tinh thần chuyển đổi số trong văn hoá doanh nghiệp, tạo dựng được năng lượng nội tại của doanh nghiệp để từ đó luôn cải tiến và thay đổi, luôn đầu tư nguồn lực về con người để đáp ứng cho quá trình chuyển đổi số.
Ông Trần Xuân Thuỷ: Tôi chỉ có lời khuyên chúng ta hãy bắt đầu ngay, để làm thương mại điện tử thì chỉ cần quyết tâm, thay đổi nhận thức và đầu tư bài bản về sản phẩm, kế hoạch kinh doanh. Hoàn toàn có thể ứng dụng thương mại điện tử mở rộng thị trường, duy trì kinh doanh trong thời buổi covid hiện nay.
Bà Dương Thanh Tâm: Chuyển đổi số không là con đường duy nhất thành công, chúng ta không nhất thiết bằng mọi giá nhưng là con đường đúng đắn trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Trong quá trình chuyển đổi số chắc chắn gặp thất bại, trả giá bằng thời gian, con người, và cả tài chính để có được hệ thống chuyển đổi phù hợp nhất, chúng ta nên có tâm thế chấp nhận thất bại để không bỏ giữa chừng thì quá trình chuyển đổi số thành công.
Khán giả Nguyễn Hoài hỏi: Vừa rồi chúng tôi biết VietinBank ra dịch vụ nhận diện sinh trắc học, mẫu mắt, vân tay, khuôn mặt, có thể rút thời gian chờ của khách hàng khoảng 30-40% sau khi ứng dụng công nghệ AI. Tuy nhiên, bao giờ hệ thống VietinBank triển khai dịch vụ, rào cản từ cơ quan quản lý là gì, tại sao chưa cho phép mở rộng phổ biến? Đáng lẽ hỏi cơ quan quản lý nhưng về góc độ chủ thể bị động, mong VietinBank trả lời.
Ông Trần Công Quỳnh Lân: Thưa anh, vừa rồi VietinBank đã triển khai kiosk nhận diện sinh trắc học tại 10 chi nhánh, kế hoạch đến cuối năm sẽ mở rộng thêm 40 chi nhánh. Vướng mắc lớn nhất trong quá trình triển khai là thu thập hình ảnh, quá trình này cần nhiều thao tác mất thời gian, khách hàng khi chưa có thu thập nhận dạng khi đến quầy giao dịch đều phải thực hiện thu thập hình ảnh và điều này sẽ mất thời gian cho lần đầu tiên.
Do đó, Chiến lược của chúng tôi là sẽ thực hiện thu thập hình ảnh sinh trắc học qua mobile banking vào tháng 12 sắp tới, nhiều triệu khách hàng có thể tự nhập khuôn mặt trên mobile, khi đó đến quầy sẽ được nhận diện ngay lập tức.
Slogan của chúng tôi hướng tới là Your Face, Your Money.
Ông Hoàng Nam Tiến: Tôi cũng có nghề đi bán hàng, sau khi các anh chị có sự tin cậy với khách hàng chúng tôi sẽ nói triết lý của chúng tôi cho các anh chị nghe về chuyển đổi số, tôi sẽ không nói trước đâu, khi anh chị tin tôi sẽ nói về chiến lược dài hạn, khi đó tôi sẵn sàng trả lời.
Ông Nguyễn Dương: Tôi xin 2 phút, chuyển đổi số phải xuất phát từ nỗi đau khách hàng, từ vấn đề nhân sự là những đối tượng của chuyển đổi số. Nếu không thay đổi chúng ta sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn, bởi vì mục tiêu cuối của chuyển đổi số là mang lại doanh thu. Giống như câu chuyện của anh Lân nói, phải xác định được trải nghiệm khách hàng là gì để đưa ra bài toán giải quyết và lựa chọn công công nghệ phù hợp.
Hai là tôi từng gặp nhiều công ty big data nhưng chính họ cũng không ra được trải nghiệm khách hàng tốt.
Như vậy hiểu khách hàng là chưa đủ mà phải hiểu mình nữa để cung cấp cái gì tốt hơn đối thủ. Doanh nghiệp phải có niềm tin vào việc tạo ra trải nghiệm đó, hiểu năng lực văn hóa của mình.
Tôi không biết kết luận gì, hy vọng chúng ra mỗi người, mỗi doanh nghiệp góp nhặt được gì đó để áp dụng cho doanh nghiệp của mình, để vượt qua Covid-19 một cách ngoạn mục.
Ông Chử Văn Lâm phát biểu kết thúc diễn đàn:
Cuộc tọa đàm diễn ra trong vòng gần 2 tiếng với những trao đổi của doanh nghiệp. Khách mời thì thấy rằng tinh thần là chúng ta đã vượt qua được Covid 19 rồi, không còn gì vướng mắc, đi lên giai đoạn mới trong khi thế giới còn đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do Covid 19. Hi vọng Hội thảo sẽ tạo hứng khởi cho doanh nghiệp kinh doanh, đạt nhiều thắng lợi trong những năm sắp tới!