Điện thoại có màn hình tự phục hồi sẽ ra mắt trong 5 năm nữa

Thanh Minh
Chia sẻ

Với công nghệ màn hình mới này, nếu bị trầy xước, smartphone sẽ có thể tự phục hồi khi tiếp xúc với không khí. Theo hãng phân tích CCS Insight, điều này không phải là khoa học viễn tưởng…

Theo công ty phân tích CCS Insight, điện thoại thông minh với màn hình có khả năng tự sửa chữa có thể bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào năm 2028.

ĐÂY KHÔNG PHẢI LÀ KHOA HỌC VIỄN TƯỞNG MÀ THẬT SỰ CÓ THỂ THỰC HIỆN ĐƯỢC

Tổng hợp các dự đoán công nghệ hàng đầu cho năm 2024 và những năm sau, CCS Insight cho biết họ kỳ vọng các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ bắt đầu sản xuất điện thoại có màn hình “tự phục hồi” trong vòng 5 năm tới. Cách thức hoạt động của tính năng này là kết hợp một “lớp phủ nano” trên bề mặt màn hình, nếu bị trầy xước, sẽ tạo ra một vật liệu mới phản ứng khi tiếp xúc với không khí và xóa mờ những điểm không hoàn hảo.

“Đây không phải là khoa học viễn tưởng mà thật sự có thể thực hiện được”, đại diện CCS nói. Các công ty đã nói về công nghệ màn hình điện thoại thông minh có thể tự sửa chữa trong vài năm nay.

LG, gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Hàn Quốc, đã giới thiệu công nghệ tự phục hồi trên điện thoại thông minh của mình từ năm 2013. Công ty đã phát hành một chiếc điện thoại thông minh có tên G Flex có màn hình cong theo chiều dọc và lớp phủ “tự phục hồi” ở mặt sau. Thời điểm đó, LG không giải thích chính xác công nghệ hoạt động như thế nào.

Một số nhà sản xuất điện thoại khác đã giới thiệu vật liệu tự phục hồi trong điện thoại thông minh. Vào năm 2017, Motorola đã nộp bằng sáng chế cho một loại màn hình được làm từ “polyme ghi nhớ hình dạng”, khi bị nứt sẽ tự sửa chữa. Ý tưởng là khi nhiệt được truyền vào vật liệu, nó sẽ chữa lành các vết nứt.

Trong khi đó, Apple trước đây cũng đã nhận được bằng sáng chế cho một chiếc iPhone gập có nắp màn hình có thể tự sửa chữa khi bị hỏng.

CẦN NHIỀU TIỀN ĐỂ THƯƠNG MẠI HÓA CÔNG NGHỆ MÀN HÌNH NÀY

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn chưa hiện diện trong một chiếc điện thoại thành công về mặt thương mại. Và có một số rào cản đối với việc tung ra những chiếc điện thoại như vậy ở quy mô lớn.

Thứ nhất, các công ty cần đầu tư nhiều vào nghiên cứu và phát triển để đảm bảo họ có thể xác định được những cải tiến mới trên màn hình điện thoại thông minh. Ngoài tiền đầu tư nghiên cứu và phát triển, các công ty cũng cần tung tiền để tiếp thị và bán điện thoại với số lượng lớn - đồng thời đảm bảo người tiêu dùng hiểu rõ mức độ hư hỏng mà điện thoại có thể được tự khắc phục, không cần bất kỳ sự can thiệp thủ công nào.

Smartphone Samsung Galaxy S23 Ultra.
Smartphone Samsung Galaxy S23 Ultra.

Bởi vì, các chuyên gia lo ngại rằng những người đam mê công nghệ như YouTuber nổi tiếng JerryRigs Everything, hoặc thậm chí người tiêu dùng, cũng sẽ dùng dao để kiểm tra khả năng tự phục hồi của sản phẩm. Trong khi, đây không phải mục đích của các thiết bị tự phục hồi. Đúng hơn, đó là về công nghệ có thể tự sửa chữa tối thiểu những sai sót trên bề mặt.

Các nhà sản xuất điện thoại ngày càng sáng tạo hơn khi nói đến công nghệ màn hình. Tại Đại hội Thế giới Di động ở Barcelona, Motorola đã cho ra mắt một mẫu điện thoại thông minh có thể cuộn được và có thể mở rộng theo chiều dọc khi được đẩy lên trên.

Samsung đã tiến khá xa trong hành trình hướng tới điện thoại thông minh thương mại với màn hình cao cấp hơn, với điện thoại gập Galaxy Z Fold 5 và Z Flip 5 hiện có khả năng gập hàng trăm nghìn lần trong suốt vòng đời của chúng.

APPLE SẼ KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG IPHONE CŨ

CCS Insight cũng dự đoán rằng Apple sẽ tìm cách giành quyền kiểm soát trực tiếp hơn đối với thị trường điện thoại thông minh cũ để tránh sự phổ biến ngày càng tăng của các thiết bị cũ làm giảm doanh số bán iPhone mới.

Apple có thể làm điều này bằng cách khuyến khích khách hàng giao dịch điện thoại của họ trực tiếp với công ty, thay vì dựa vào các thị trường của bên thứ ba; hoặc bằng cách khuyến khích các nhà mạng nhượng lại điện thoại cũ của họ để lấy tín dụng bù đắp chi phí mua iPhone mới, các nhà phân tích của công ty cho biết.

Theo CCS Insight, Apple cũng có thể bắt đầu tập trung vào một hệ thống “đã được xác minh” để phân loại iPhone tân trang, nhằm khuyến khích các thiết bị cũ có chất lượng. CCS Insight ước tính iPhone chiếm khoảng 80% thị trường điện thoại thông minh thứ cấp có tổ chức.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con