Doanh nghiệp bán lẻ nhỏ đóng cửa hàng loạt, thời cơ cho doanh nghiệp lớn, cổ phiếu sớm bứt phá?

An Nhiên
Chia sẻ

4 đợt bùng phát dịch Covid-19 khiến ngành bán lẻ rơi vào cuộc khủng hoảng chưa từng có với 33.309 doanh nghiệp chính thức rút lui khỏi thị trường. Tuy nhiên, ở góc nhìn tích cực hơn, đây lại là cơ hội cho các doanh nghiệp lớn bứt phá.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, 11 tháng năm 2021 có đến 106.441 doanh nghiệp chính thức rút lui khỏi thị trường, trong đó 33.309 doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bán buôn - bán lẻ - sửa chữa, chiếm tỷ lệ 31,3% và trở thành nhóm ngành có số lượng doanh nghiệp rời bỏ thị trường lớn nhất, lập kỷ lục chưa từng có với ngành bán lẻ.

Phần lớn những doanh nghiệp này là doanh nghiệp quy mô nhỏ, bị ảnh hưởng bởi giãn cách xã hội nhiều hơn so với các công ty quy mô lớn.


KHỦNG HOẢNG CỦA NGÀNH BÁN LẺ VÀ CƠ HỘI CHO DOANH NGHIỆP LỚN

Ở góc nhìn tích cực hơn, cuộc đại khủng hoảng này lại trở thành thời cơ cho các doanh nghiệp quy mô lớn, đặc biệt là các nhà bán lẻ niêm yết có thương hiệu, hệ thống quản lý mạnh trên thị trường. Các doanh nghiệp lớn sẽ giảm thiểu rủi ro cạnh tranh giúp công ty tận dụng lợi thế giành thêm thị phần trong hầu hết các mảng kinh doanh chính của mình. Nhờ đó, các công ty bán lẻ và phân phối quy mô lớn được dự báo phục hồi nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ vào năm 2022.

Thực tế cho thấy, doanh thu một số công ty bán lẻ đã bắt đầu tăng trưởng vào những tháng cuối cùng của năm 2021 sau khi các hoạt động kinh doanh dịch vụ đang dần trở về trạng thái "bình thường mới".

Số liệu từ Tổng cục thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 397,1 nghìn tỷ đồng dù vẫn giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước nhưng đã quay đầu tăng 6,2% so với tháng trước.

Đối với Thế giới di động, doanh thu tháng 11 đạt 11.523 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 489 tỷ đồng, tăng lần lượt là 25% và 55% so với cùng kỳ 2020. Đây là tháng có doanh thu cao thứ hai kể từ đầu năm của MWG nhờ nỗ lực vượt bậc của chuỗi Thế giới di động và Điện máy xanh. Tổng doanh số của hai chuỗi này trong tháng 11 đạt khoảng 9.700 tỷ đồng tăng 36% so với cùng kỳ.

Doanh nghiệp bán lẻ nhỏ đóng cửa hàng loạt, thời cơ cho doanh nghiệp lớn, cổ phiếu sớm bứt phá? - Ảnh 1

Với chuỗi Bách Hoá Xanh, doanh thu bán hàng tháng 11 của Bách Hoá Xanh đạt khoảng 1.800 tỷ đồng, giảm nhẹ so với con số của tháng 10 do sức mua các mặt hàng tiêu dùng hồi phục chậm. Thêm vào đó, đợt bùng phát dịch mạnh đang diễn ra tại một số tỉnh thành phía Nam cũng tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh của chuỗi. 

Tuy nhiên, điểm tích cực là doanh thu online tăng mạnh gấp 3,8 lần và số lượng đơn hàng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ. Tỷ trọng online trong tổng doanh thu Bách Hoá Xanh lần lượt là 3,2% lũy kế sau 11 tháng và gần 5% chỉ tính riêng tháng 11. Với mức kinh doanh ổn định sau dịch, số lượng đơn hàng trên kênh Bách Hoá Xanh online dao động trong khoảng 7.000-8.000 đơn hàng/ngày.

Doanh thu hàng tháng của Bách Hoá Xanh ước tính sẽ tiếp tục dao động trong khoảng 1.800- 2.000 tỷ đồng trong những tháng đầu năm 2022.

Năm 2022, Thế giới di động đặt mục tiêu doanh thu 140 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 6.350 tỷ đồng tăng lần lượt 12% và 33,6% so với kế hoạch đặt ra năm 2021.

Một ví dụ minh chứng khác cho chuỗi bán lẻ là các mảng hàng của Masan Group. MSN đạt mức doanh thu kỷ lục 64,801 tỷ đồng trong 9 tháng năm 2021 với mức tăng trưởng mạnh mẽ 16,5% so với cùng kỳ. Mảng hàng tiêu dùng (Masan Consumer Holdings), bán lẻ tạp hóa (Wincommerce – VCM) và chuỗi giá trị thịt (Masan Meatlife – MML) được hưởng lợi trực tiếp từ các đợt cách ly xã hội khi nhu cầu tích lũy thực phẩm đóng gói, nhu cầu mua hàng từ kênh tạp hóa hiện đại và nhu cầu thịt sạch đều gia tăng mạnh.

Với riêng chuỗi cửa hàng tiện ích Winmart Plus, số lượng cửa hàng Vinmart Plus cuối tháng 9/2021 là 2.334 cửa hàng, tăng 103 cửa hàng so với cuối năm 2020. Doanh thu/m2 tăng 19,9% trong 9 tháng năm 2021 nhờ vào nhu cầu mua sắm tại kênh hiện đại tăng đột biến trong đại dịch. Đặc biệt, doanh thu/m2 Quý 3/2021 tăng 44% so cùng kỳ vì chợ truyền thống ở Tp. HCM, Hà Nội và các thành phố lớn bị buộc phải đóng cửa.

Doanh nghiệp bán lẻ nhỏ đóng cửa hàng loạt, thời cơ cho doanh nghiệp lớn, cổ phiếu sớm bứt phá? - Ảnh 2

Ông Danny Le – Tổng giám đốc Tập đoàn Masan – cho biết, 63 cửa hàng WinMart+ kết hợp Kiosk Phúc Long ghi nhận số lượng hóa đơn trung bình mỗi ngày và giá trị hóa đơn trong tháng 9-2021 tăng lần lượt 16% và 68% so với tháng trước khi khai trương các kiosk này. Còn biên thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao (EBITDA) của các cửa hàng này đạt mức 4,9%.

WinCommerce cũng có quí đầu tiên ghi nhận lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông dương sau 7 quí tính từ thời điểm được Masan mua lại. Cụ thể, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của doanh nghiệp đạt 137 tỷ đồng trong quí 3/2021, tăng 21,2% so cùng kỳ năm trước nhờ thực hiện các giải pháp gồm tối ưu chi phí vận hành cửa hàng, cải thiện phân luồng hàng hoá và đàm phán với nhà cung cấp để cải thiện lợi nhuận thương mại.

GIÁ NÀO CHO CỔ PHIẾU DOANH NGHIỆP BÁN LẺ LỚN?

Bên cạnh cơ hội từ việc giảm thiểu các đối thủ cạnh tranh nhỏ và vừa, các doanh nghiệp ngành bán lẻ quy mô lớn còn được đánh giá sở hữu nhiều triển vọng vào năm 2022.

Cụ thể, Chứng khoán VnDirect cho rằng, sẽ có ba xu hướng thúc đẩy tăng trưởng cho ngành bán lẻ hậu dịch Covid-19.

Thứ nhất, đa kênh và trực tuyến trở thành động lực chính cho công ty bán lẻ trong “Bình thường mới”. Theo dữ liệu từ iPrice, Shopee và Lazada là những trang thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với lượt truy cập hàng tháng trong Q3/21 lên đến 77,8 triệu và 21,4 triệu. Do đó, việc đưa các gian hàng lên các trang thương mại điện tử sẽ giúp các công ty bán lẻ và nhà phân phối mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu bán hàng từ các tệp khách hàng mới này.

Thứ hai, nhu cầu ngày càng tăng đối với điện thoại thông minh chính hãng cao cấp và các sản phẩm làm việc tại nhà sẽ tiếp tục sau đại dịch.

Đối với điện thoại thông minh cao cấp: Mặc dù thị trường điện thoại di động đã dần bão hòa với mức tăng trưởng trong giai đoạn 2019-21 chỉ khoảng 5- 7%/năm nhưng từ năm 2022, các nhà phân phối điện thoại di động được ủy quyền sẽ duy trì mức tăng trưởng cao hơn nhờ 1) nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch, 2) việc thắt chặt các quy định về hàng xách tay giúp các nhà bán lẻ được ủy quyền đạt được nhiều thị phần hơn và 3) việc thắt chặt bảo hành với yêu cầu biên lai các sản phẩm chính hãng từ các nhà phân phối ủy quyền cho các sản phẩm Apple sẽ tập trung nhu cầu các sản phẩm của Apple hướng vào các đại lý được ủy quyền.

Đối với sản phẩm làm việc tại nhà: Theo điều tra dân số Việt Nam, chỉ có 30,7% hộ gia đình có máy tính (bao gồm cả máy tính để bàn và máy tính xách tay), cho thấy thị trường máy tính vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, đặc biệt là trong giai đoạn trong và sau đại dịch khi nhu cầu về các sản phẩm máy tính sẽ tăng mạnh nhờ nhu cầu làm việc tại nhà và giải trí.

Doanh nghiệp bán lẻ nhỏ đóng cửa hàng loạt, thời cơ cho doanh nghiệp lớn, cổ phiếu sớm bứt phá? - Ảnh 3

Thứ ba, chuỗi cửa hàng bách hóa hiện đại được hưởng lợi từ sự chuyển dịch tiêu dùng sau đại dịch sang thương mại hiện đại.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, đến năm 2025, giá trị gia tăng của khu vực thương mại trong nước sẽ đóng góp khoảng 13,5% GDP và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng khoảng 9-9,5%/năm trong giai đoạn từ năm 2021-25. Tỷ trọng tổng mức bán lẻ hàng hóa của kênh thương mại hiện đại đạt khoảng 35-40% vào năm 2025. Với dự báo này, ngành thương mại hiện đại có thể duy trì đà tăng trưởng trên hai con số trong suốt giai đoạn 2021-25.

Do đó, doanh nghiệp có chuỗi bán hàng hiện đại sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt hơn thị trường chung.

Ngoài ra, theo dữ liệu bản đồ của Apple, xu hướng di chuyển tại Việt Nam đang dần phục hồi về mức trước Covid-19 (13/01/2020), từ khoảng -70% vào T9/21 đã hồi phục về mức -12,1% vào 24/11/2021. Trong đó, xu hướng di chuyển ở Hà Nội đạt mức -4,1% so với trước dịch và tại TP.HCM đạt -21,7% so với dịch. Xu hướng này cho thấy sự phục hồi tốt của nền kinh tế Việt Nam để trở lại giai đoạn tăng trưởng trong năm 2022.

Doanh nghiệp bán lẻ nhỏ đóng cửa hàng loạt, thời cơ cho doanh nghiệp lớn, cổ phiếu sớm bứt phá? - Ảnh 4

Trên cơ sở đó, VnDirect cũng kỳ vọng các công ty bán lẻ sẽ có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh vào năm 2022 với dự phóng lợi nhuận ròng của MWG đạt 6.598 tỷ đồng tăng 40,3%, VRE là 3.679 tỷ đồng tăng 68,9%. Do đó, MWG được đánh giá khả quan với mục tiêu 180.500 đồng/cổ phiếu và VRE giá mục tiêu là 36.600 đồng/cổ phiếu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con