Doanh nghiệp được trao tiền tỷ từ liên kết trồng lúa giảm phát thải khí nhà kính

Hằng Anh
Chia sẻ

Chương trình khuyến khích và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị lúa gạo để đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sản xuất lúa tiến bộ trên quy mô lớn, mang lại giá trị kinh tế cao hơn cho nông hộ, nâng cao chất lượng lúa gạo, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính. Kết quả cho thấy, lợi nhuận trung bình của nông hộ đạt 59.04%, tổng lượng giảm phát thải gần 27.162 tấn CO2 tương đương (CO2e)...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong khuôn khổ Dự án Chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (TRVC), ngày 18/3/2025, Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV phối hợp Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã vinh danh các doanh nghiệp có thành tích trong tổ chức liên kết với các nông hộ nhỏ trồng lúa hướng đến đa mục tiêu gia tăng lợi nhuận, giảm phát thải khí nhà kính và đảm bảo các yếu tố công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy chuỗi giá trị lúa gạo bền vững…

Chương trình được triển khai tại ba tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang từ năm 2023-2027. Cụ thể, trong vụ hè thu 2024 (vụ 1), các doanh nghiệp đã liên kết với 12 hợp tác xã và 27 tổ hợp tác, tổng số 1.719 nông hộ triển khai quy trình sản xuất lúa bền vững. Tổng diện tích ba tỉnh tham gia dự án gần 6.166 ha.

Dự án TRVC đặt mục tiêu đạt mức lợi nhuận tối thiểu là 30% cho các nông hộ sản xuất nhỏ, nhưng trên thực tế, mức lợi nhuận của nông dân trong vụ đầu tiên triển khai đã đạt cao hơn.

Sau một vụ thí điểm, đơn vị kiểm định độc lập đã tính toán và tổng hợp các kết quả từ từng ô ruộng đăng ký tham gia dự án của các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, lợi nhuận trung bình của nông hộ đạt 59.04%, tổng lượng giảm phát thải toàn dự án gần 27.162 tấn CO2 tương đương (CO2e).

Trong vụ mùa đầu tiên của dự án, có 8 doanh nghiệp được vinh danh dựa trên các kết quả cụ thể đạt được của từng doanh nghiệp, với tổng số tiền thưởng hơn 3,18 tỉ đồng.

Cụ thể, đó là các đơn vị: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chơn Chính, Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An, Công ty TNHH Xuân Phương Kiên Giang, Công ty CP tập đoàn ThaiBinh Seed, Công ty CP lương thực A An, Công ty TNHH Angimex- Kitoku và Công ty CP TPTN King Green.

Theo đó, Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chơn Chính là đơn vị nhận được mức thưởng cao nhất, gần 1,2 tỷ đồng, trên quy mô gần 1.515 ha diện tích đăng ký tham gia. Đơn vị này đạt mức giảm phát thải khí nhà kính gần 9.953 tấn CO2e và lợi nhuận trung bình của nông hộ đạt 68,41%.

Công ty TNHH Lúa gạo Việt Nam (Vinarice) nhận hơn 456 triệu đồng cho diện tích hơn 997 ha. Tổng mức giảm phát thải khí nhà kính đạt được gần 3.889 tấn CO2e, lợi nhuận cho nông hộ đạt 57,51%.

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An nhận gần 373 triệu đồng, với hơn 679 ha tham gia dự án, đạt mức giảm phát thải khí nhà kính hơn 3.176 tấn CO2e, lợi nhuận cho nông hộ đạt 43,9%.

Công ty TNHH Xuân Phương Kiên Giang nhận gần 352 triệu đồng, khi tham gia hơn 987 ha. Doanh nghiệp đạt mức giảm phát thải khí nhà kính gần 2.998 tấn CO2e, lợi nhuận cho nông hộ đạt 53,92%.

Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed nhận gần 319 triệu đồng, khi tham gia hơn 661 ha, đạt mức giảm phát thải khí nhà kính gần 2.717 tấn CO2e, lợi nhuận cho nông hộ đạt 53,36%.

Công ty Cổ phần Lương thực A An nhận gần 302 triệu đồng, với diện tích tham gia trên 610 ha, mức giảm phát thải khí nhà kính trên 2.573 tấn CO2e, lợi nhuận nông hộ đạt 62,2%.

Công ty TNHH Angimex – Kitoku nhận gần 148 triệu đồng, với diện tích trên 358 ha, mức giảm phát thải khí nhà kính trên 1.260 tấn CO2e, lợi nhuận nông hộ là 46,79%.

Công ty Cổ phần Thực phẩm thiên nhiên King Green nhận gần 70 triệu đồng. Doanh nghiệp có diện tích tham gia dự án thấp nhất với gần 182 ha, lượng giảm phát thải khí nhà kính thu được hơn 595 tấn CO2e, lợi nhuận nông hộ là 62,1%.

Nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp thông qua dự án này cũng được chia sẻ tiền thưởng từ doanh nghiệp, theo tỷ lệ thấp nhất 10%. Đặc biệt, Công ty TNHH Angimex - Kitoku đã chia sẻ 95% tiền thưởng cho tất cả nông hộ tham gia trong chuỗi liên kết.

Theo kế hoạch tiếp tục trong vụ đông xuân 2024- 2025 (vụ 2), ba tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang đã đăng ký tăng gấp 5 lần diện tích tham gia Dự án TRVC so với vụ 1, đạt trên 33.576 ha.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con