Doanh nghiệp gặp tham nhũng ít nhất tại đâu trong top 5 thành phố Việt Nam?
Bóc tách từ kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM, Cần Thơ
Trong tương quan so sánh của 5 thành phố lớn trong cả nước, thì ở đâu doanh nghiệp ít gặp tham nhũng hơn?
Thông tin về câu hỏi này đã được ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề cập tại một hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 5/11.
Chủ đề hội thảo là cơ chế chính sách cung ứng dịch vụ công ích tại các đô thị ở Việt Nam. Bài trình bày của ông Tuấn là chất lượng dịch vụ công tại 5 đô thị lớn nhất Việt Nam, nhìn từ đánh giá của doanh nghiệp.
Tại đây, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, mức độ cải cách của khu vực dịch vụ công ích đang thấp hơn các lĩnh vực khác, trong khi Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại.
Tái cơ cấu khu vực dịch vụ công ích đã được đề cập ở cả nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, theo hướng mở nhiều hơn cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia.
Dư địa cải cách ở lĩnh vực dịch vụ công còn nhiều, Chính phủ còn nhiều việc để làm với tinh thần kiến tạo và phục vụ, ông Cung nói.
Đồng tình với nhận xét của Viện trưởng CIEM, ông Đậu Anh Tuấn nhận xét, dịch vụ công ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều lắm đến mức độ hài lòng của người sử dụng.
Bóc tách từ kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) - điều tra về doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế và có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay - năm 2015 từ 5 đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM, Cần Thơ, ông Đậu Anh Tuấn nêu nhiều thông tin đáng chú ý.
Trong đánh giá chung về chất lượng các dịch vụ công của 5 thành phố, thì Đà Nẵng vẫn trội hơn về giao thông, cung cấp điện năng.
Chẳng hạn, 80% doanh nghiệp ở Đà Nẵng được thông báo trước khi cắt điện, còn ở Tp.HCM chỉ có 10%.
Đánh giá về môi trường kinh doanh của từng thành phố trong tương quan so sánh với các địa phương khác, nhận định “ở tỉnh này doanh nghiệp tôi ít gặp tham nhũng hơn” với Đà Nẵng có con số doanh nghiệp đồng ý chiếm 65,17%, cao nhất trong 5 thành phố.
Trong khi đó, con số tương tự của Cần Thơ là 53,49%, Tp.HCM là 51,12%, Hà Nội là 48,91%, và thấp nhất là Hải Phòng, với 47,62%.
Về đánh giá “ở tỉnh này các cơ quan thực thi pháp luật ít gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp” thì với Đà Nẵng tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý là 68,93%, Hà Nội 61,41%%, Hải Phòng 60,63%, Tp.HCM 56,60% và Cần Thơ là 59,30%.
Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng ít gặp rủi ro bị thu hồi đất hơn với Đà Nẵng vẫn là cao nhất với 69,51%. Con số tương tự của Hà Nội là 58,86%, Hải Phòng 59,50%, Tp.HCM 56,69% và Cần Thơ là 65,52%.
Thông tin từ điều tra PCI cũng cho biết, nếu chỉ so sánh Hà Nội với Tp.HCM thì doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng Hà Nội tốt hơn.
Các doanh nghiệp được hỏi cũng yên tâm hơn về an toàn an ninh, dịch vụ hành chính công, tham vấn chính sách ở Thủ đô.
Nhấn mạnh một câu hỏi là ngoài địa phương hiện tại thì doanh nghiệp muốn đầu tư vào nơi nào khác nữa, và lý do là gì, ông Tuấn cho biết các thành phố lớn vẫn được lựa chọn. Nhưng, lý do hàng đầu được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn không phải chất lượng điều hành hay hạ tầng tốt, mà chủ yếu là... chi phí rẻ, điều kiện về môi trường lỏng lẻo.
Kết thúc phần trình bày, ông Tuấn bày tỏ lo ngại khi mới đây Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành một nghị quyết liên quan đến thu phí cảng biển với mức khá cao.
Dù việc này được luật cho phép thì Trưởng ban Pháp chế VCCI vẫn lo ngại khi mà mức độ cải thiện dịch vụ công dường như vẫn ít hơn nỗ lực tận thu.
Thông tin về câu hỏi này đã được ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề cập tại một hội thảo do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức sáng 5/11.
Chủ đề hội thảo là cơ chế chính sách cung ứng dịch vụ công ích tại các đô thị ở Việt Nam. Bài trình bày của ông Tuấn là chất lượng dịch vụ công tại 5 đô thị lớn nhất Việt Nam, nhìn từ đánh giá của doanh nghiệp.
Tại đây, Viện trưởng CIEM Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, mức độ cải cách của khu vực dịch vụ công ích đang thấp hơn các lĩnh vực khác, trong khi Việt Nam đang hướng đến nền kinh tế thị trường đầy đủ và hiện đại.
Tái cơ cấu khu vực dịch vụ công ích đã được đề cập ở cả nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, theo hướng mở nhiều hơn cho khu vực kinh tế tư nhân tham gia.
Dư địa cải cách ở lĩnh vực dịch vụ công còn nhiều, Chính phủ còn nhiều việc để làm với tinh thần kiến tạo và phục vụ, ông Cung nói.
Đồng tình với nhận xét của Viện trưởng CIEM, ông Đậu Anh Tuấn nhận xét, dịch vụ công ở Việt Nam chưa quan tâm nhiều lắm đến mức độ hài lòng của người sử dụng.
Bóc tách từ kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) - điều tra về doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế và có quy mô lớn nhất Việt Nam hiện nay - năm 2015 từ 5 đô thị lớn nhất Việt Nam là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Tp.HCM, Cần Thơ, ông Đậu Anh Tuấn nêu nhiều thông tin đáng chú ý.
Trong đánh giá chung về chất lượng các dịch vụ công của 5 thành phố, thì Đà Nẵng vẫn trội hơn về giao thông, cung cấp điện năng.
Chẳng hạn, 80% doanh nghiệp ở Đà Nẵng được thông báo trước khi cắt điện, còn ở Tp.HCM chỉ có 10%.
Đánh giá về môi trường kinh doanh của từng thành phố trong tương quan so sánh với các địa phương khác, nhận định “ở tỉnh này doanh nghiệp tôi ít gặp tham nhũng hơn” với Đà Nẵng có con số doanh nghiệp đồng ý chiếm 65,17%, cao nhất trong 5 thành phố.
Trong khi đó, con số tương tự của Cần Thơ là 53,49%, Tp.HCM là 51,12%, Hà Nội là 48,91%, và thấp nhất là Hải Phòng, với 47,62%.
Về đánh giá “ở tỉnh này các cơ quan thực thi pháp luật ít gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp” thì với Đà Nẵng tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý là 68,93%, Hà Nội 61,41%%, Hải Phòng 60,63%, Tp.HCM 56,60% và Cần Thơ là 59,30%.
Tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng ít gặp rủi ro bị thu hồi đất hơn với Đà Nẵng vẫn là cao nhất với 69,51%. Con số tương tự của Hà Nội là 58,86%, Hải Phòng 59,50%, Tp.HCM 56,69% và Cần Thơ là 65,52%.
Thông tin từ điều tra PCI cũng cho biết, nếu chỉ so sánh Hà Nội với Tp.HCM thì doanh nghiệp đánh giá cơ sở hạ tầng Hà Nội tốt hơn.
Các doanh nghiệp được hỏi cũng yên tâm hơn về an toàn an ninh, dịch vụ hành chính công, tham vấn chính sách ở Thủ đô.
Nhấn mạnh một câu hỏi là ngoài địa phương hiện tại thì doanh nghiệp muốn đầu tư vào nơi nào khác nữa, và lý do là gì, ông Tuấn cho biết các thành phố lớn vẫn được lựa chọn. Nhưng, lý do hàng đầu được các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lựa chọn không phải chất lượng điều hành hay hạ tầng tốt, mà chủ yếu là... chi phí rẻ, điều kiện về môi trường lỏng lẻo.
Kết thúc phần trình bày, ông Tuấn bày tỏ lo ngại khi mới đây Hội đồng Nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành một nghị quyết liên quan đến thu phí cảng biển với mức khá cao.
Dù việc này được luật cho phép thì Trưởng ban Pháp chế VCCI vẫn lo ngại khi mà mức độ cải thiện dịch vụ công dường như vẫn ít hơn nỗ lực tận thu.