Doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng vào chính sách visa mới

Tường Bách
Chia sẻ

Để du lịch lấy lại quãng thời gian đã mất trong 3 năm dịch bệnh, nhanh chóng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, cần có những giải pháp đột phá, cơ chế mới và một trong những yếu tố quyết định là khâu tổ chức thực hiện…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Tổng cục Thống kê, tháng 3/2023, cả nước đón 895.400 lượt khách quốc tế, đưa tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1 ước đạt hơn 2.699.500 lượt người. Tính chung quý 1/2023, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt hơn 2.699.500 lượt, tăng gấp 29,7 lần cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, con số này mới chỉ bằng 60% so với cùng kỳ năm 2019, năm chưa xảy ra dịch Covid-19.

Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt gần 2,4 triệu lượt, chiếm 89,8% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và gấp 29,4 lần cùng kỳ năm 2022. Khách đến bằng đường bộ đạt gần 242.000 lượt người, chiếm 9%. Khách đến bằng đường biển đạt 33.700 lượt, chiếm 1,2% và gấp 936,3 lần so với năm 2022. Về thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, khách đến từ châu Á đạt hơn 1,9 triệu lượt; châu Âu đạt 385.100 lượt; châu Mỹ đạt 263.900 lượt; châu Mỹ đạt 104.700 lượt; châu Phi đạt 6.200 lượt. Các con số này đều tăng gấp hàng chục lần so với năm 2022.

“NÚT THẮT” SẮP ĐƯỢC THÁO GỠ

Cùng với những tin vui này, mới đây, Chính phủ đã nhất trí đề xuất Quốc hội cho phép nâng thời hạn thị thực điện tử (E-visa) từ không quá 30 ngày lên không quá 90 ngày (3 tháng), có giá trị một lần hoặc nhiều lần; cấp thị thực điện tử cho công dân của tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đồng thời, nâng thời hạn cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày. Như vậy là một "nút thắt" của ngành Du lịch đã sắp được tháo gỡ thành công, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thu hút khách quốc tế, tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Nếu được Quốc hội sớm thông qua vào kỳ họp tháng 5 tới, đề xuất nới chính sách thị thực (visa) của Chính phủ sẽ tạo nên cú hích cực mạnh cho ngành du lịch, tạo sức bật cho toàn nền kinh tế. Ông Phạm Văn Thủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, đánh giá việc mở rộng đối tượng miễn visa và kéo dài thời gian lưu trú là cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phát triển du lịch bền vững, không chỉ giai đoạn phục hồi và còn về lâu dài.

Doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng vào chính sách visa mới - Ảnh 1

Về phía doanh nghiệp, Chủ tịch HĐQT Vietravel Corporation Nguyễn Quốc Kỳ nhận định chính sách visa được mở theo đề xuất của Chính phủ sẽ giúp ngành du lịch Việt Nam cân bằng trở lại về sức cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Từ đó, các doanh nghiệp có thể tự tin thúc đẩy chào bán tour từ bây giờ, thuận lợi hơn trong công tác tiếp thị, truyền thông, xây dựng thêm đa dạng các dòng tour để thu hút khách quốc tế. Không chỉ là tin vui với riêng ngành du lịch, theo ông Kỳ, đây còn là cơ hội vực dậy cho cả ngành hàng không và hệ thống lưu trú.

Theo ông Phùng Quang Thắng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty du lịch bền vững, chính sách nới lỏng visa mà Chính phủ đang đề xuất là tín hiệu vui với nhiều doanh nghiệp đón khách quốc tế. Theo khảo sát thị trường, với dòng khách gần từ Đông Nam Á, Đông Bắc Á thường đi theo chương trình từ 4 - 6 ngày; trong khi khách từ thị trường xa sẽ đi từ 18 - 25 ngày. Nếu xét về hiệu quả kinh tế, đối tượng khách ở lại lưu trú lâu sẽ mang chi tiêu nhiều hơn. Cùng với đó là việc hình thành sản phẩm du lịch theo thời gian lưu trú của khách, hướng đến nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm….

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN VÀ ĐỦ

Ông Phạm Hà, Chủ tịch Lux Group, cũng cho rằng: "Việc kéo dài thời gian của thị thực điện tử lên 90 ngày hay nâng thời gian lưu trú với khách quốc tế lên 45 ngày là rất tốt và phù hợp với tình hình hiện tại, khi chúng ta đang tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn".

Tuy nhiên, lãnh đạo Lux Group cũng góp ý rằng dù chính sách E-visa đã có thay đổi tích cực, tuy nhiên khách quốc tế vẫn khá khó tiếp cận với E-visa của Việt Nam do tên miền quá dài và không có tính quốc tế. Điều này khiến việc tìm kiếm trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, theo ông Hà, thời gian xét duyệt E-visa chỉ nên gói gọn trong 24 tiếng thay vì phải chờ tới 3 ngày.

Theo đại diện các doanh nghiệp, tại khu vực Đông Nam Á, dòng du khách Trung Quốc vốn có nhu cầu du lịch trở lại sau 3 năm hạn chế do đại dịch nhưng còn gặp phải sự chậm trễ trong việc xin visa đi các nơi. Vì vậy, quốc gia nào có thể giúp du khách vượt qua những vấn đề thủ tục visa dễ dàng hơn thì nước đó thì sẽ chiếm lợi thế. Chẳng hạn như Thái Lan, nước này đã cung cấp Visa on arrival cho mọi khách Trung Quốc được tiêm phòng đầy đủ và có bảo hiểm du lịch, nhờ đó đã đón được 180.000 khách du lịch Trung Quốc từ tháng 1 đến giữa tháng 2/2023.

Là một trong các doanh nghiệp đang thúc đẩy phát triển du lịch tàu biển, bà Vũ Thị Hồng Quyên, Giám đốc chi nhánh Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist, thông tin thêm đặc điểm của dòng khách này là đi đông, đa quốc tịch, có yêu cầu dịch vụ lớn tại cùng một thời điểm. Vì thế, các địa phương nếu muốn đón được du thuyền lớn thì phải giải phóng được khách nhanh chóng, thủ tục thuận lợi. Để giải phóng khách được nhanh, theo bà Quyên, cần thông thoáng trong giải quyết thủ tục xuất nhập cảnh, nên có phương án tích hợp việc cấp lệnh, cấp phép, bán vé tham quan vào 1 lần thực hiện thủ tục để tiết giảm thời gian, đồng thời tạo sự thoải mái cho du khách.

Doanh nghiệp lữ hành kỳ vọng vào chính sách visa mới - Ảnh 2

Trước đó, phát biểu tại hội nghị toàn quốc về du lịch năm 2023, ông Đặng Minh Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sun Group, kiến nghị nghiên cứu đề xuất gia hạn hoặc mở rộng các đối tượng, quốc gia có thể được miễn visa đơn phương, trong đó có những thị trường trọng điểm. Chẳng hạn, thị trường Úc chi tiêu 4 tỉ USD/năm để du lịch. Hay như Canada trên 33 tỉ USD hoặc các nước châu Âu như Hà Lan, Thụy Sĩ, Bỉ, họ đều chi từ 21 đến 26 tỉ USD, xếp trên cả Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch - những nước hiện nay thuộc chính sách được miễn visa. 

Ngoài ra, về điều kiện đủ, ông Cao Trí Dũng lưu ý Việt Nam cần có hệ sinh thái sản phẩm, của doanh nghiệp, các địa phương trong tổng thể hệ sinh thái quốc gia. Sản phẩm đó phải mới, đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, quan trọng là bắt kịp được nhu cầu của khách quốc tế sau đại dịch. Việc xúc tiến quảng bá cũng cần hiệu quả hơn. Cho rằng việc sửa đổi chính sách visa lần này là “đúng điểm rơi”, ông Dũng tự tin du lịch Việt Nam năm nay sẽ đột phá, tạo đà để năm 2024 có thể cán mốc 18 triệu lượt khách quốc tế, như năm 2019.

 

Mới đây, Hiệp hội du lịch Việt Nam đã công bố sự kiện Hội chợ Du lịch quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2023, sẽ diễn ra từ ngày 13/4/2023 đến ngày 16/4/2023 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội. Tính đến cuối tháng 3/2023, đã có hơn 50 tỉnh, thành phố của Việt Nam; 15 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký tham gia VITM Hà Nội 2023, với 450 gian hàng và 600 đơn vị tham gia gian hàng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con