Doanh nghiệp lữ hành sẵn sàng chờ Trung Quốc mở cửa du lịch quốc tế

Tường Bách
Chia sẻ

Trung Quốc dự kiến mở cửa biên giới và dỡ bỏ cách ly sau khi hạ mức độ kiểm soát Covid-19 vào ngày 8/1/2023. Đây được xem là tin vui với ngành du lịch nhiều nước, trong đó có Việt Nam bởi Trung Quốc vốn là thị trường khách rất lớn trước đại dịch…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngay khi Trung Quốc có động thái thực hiện các biện pháp nới lỏng chính sách phòng/chống dịch Covid-19, Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines chính thức mở lại một số đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Chuyến bay VN502 khởi hành từ TP.HCM hôm 9/12 đã đánh dấu chuyến bay thương mại thường lệ đầu tiên giữa Việt Nam và quốc gia này sau gần 3 năm dừng bay vì đại dịch bùng phát.

Trong bối cảnh các nước đang chuẩn bị đón khách Trung Quốc trở lại, ngành du lịch Việt Nam cũng đang kỳ vọng sẽ đón một lượng lớn khách từ thị trường này. Du lịch nước ngoài đóng góp khoảng 10% GDP của Việt Nam trước Covid-19, do đó việc phục hồi các thị trường khách trọng điểm như Trung Quốc không chỉ thúc đẩy ngành du lịch phục hồi mà còn duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Tại hội thảo "Hợp tác hàng không - du lịch: Kết nối điểm đến toàn cầu" ở TP Đà Nẵng, ông Bùi Minh Đăng (Cục Hàng không Việt Nam) cho biết trước dịch, mỗi tuần có 600 chuyến bay kết nối 48 điểm đến tại Trung Quốc và 5 điểm đến tại Việt Nam. Với lượng khách hằng năm đạt 7,5 triệu lượt, Trung Quốc là thị trường rất quan trọng của ngành du lịch và hàng không Việt Nam. Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng chia sẻ với báo giới rằng đây là tín hiệu giúp ổn định dòng khách quốc tế bởi Trung Quốc là thị trường khách lớn của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực.

Ông Từ Quý Thành, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Liên Bang, cho biết khách Trung Quốc có đặc thù là thích du lịch ở những điểm nghỉ dưỡng có phong cảnh đẹp, có hải sản… của Việt Nam. Theo ông Thành, sau dịch, nhu cầu của du khách có sự thay đổi như không đi đoàn lớn nên các doanh nghiệp cần quan tâm để điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp. "Bài toán lúc này là trông chờ vào chính sách visa thông thoáng, thủ tục nhập cảnh dễ dàng để khách Trung Quốc lựa chọn đến Việt Nam du lịch, thay vì tới các điểm đến khác cũng đang chờ đón dòng khách này", ông Từ Quý Thành nói.

Quảng Ninh là một trong những điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc thời điểm trước đại dịch.
Quảng Ninh là một trong những điểm đến ưa thích của du khách Trung Quốc thời điểm trước đại dịch.

Chiếm tới 1/3 lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn trước dịch, thiếu vắng khách Trung Quốc đang để lại khoảng trống khó lấp cho thị trường du lịch Việt Nam. Vì thế, ngay khi các đường bay thương mại thường lệ được nối lại, nhiều địa phương vốn là điểm đến ưa thích của người dân Trung Quốc đã nhanh chóng lên kế hoạch đón khách. Đơn cử, một ngày sau khi các chuyến bay cất cánh, chính quyền TP. Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã có văn bản gửi các khu, điểm, cơ sở kinh doanh du lịch về việc chuẩn bị đón khách du lịch dịp Tết Nguyên đán và khi Cửa khẩu quốc tế Móng Cái mở lại hoạt động xuất nhập cảnh cho du khách.

Bà Nguyễn Thị Trực, Giám đốc Vietravel Quảng Ninh, cho biết luôn sẵn sàng và có kế hoạch để đón nguồn khách Trung Quốc đến với Quảng Ninh. Bên cạnh một số sản phẩm truyền thống thì đơn vị cũng xây dựng một số sản phẩm mới lạ hơn, như tour ghép đưa du khách tới trải nghiệm "sống lưng khủng long" ở huyện Bình Liêu, tour "phố đêm du thuyền"…

 
Du lịch nước ngoài đóng góp khoảng 10% GDP của Việt Nam trước Covid-19, do đó việc phục hồi các thị trường khách trọng điểm không chỉ thúc đẩy ngành du lịch phục hồi mà còn duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Tương tự, bà Vũ Thị Hương Giang, Chủ nhiệm Câu lạc bộ lữ hành 5328 Móng Cái, cho biết câu lạc bộ đang chỉ đạo các đơn vị lữ hành rà soát lại nhân sự có kế hoạch bổ sung kịp thời, chuẩn bị đáp ứng điều kiện khách quốc tế quay trở lại Móng Cái qua cửa khẩu. "Đối với các cơ sở ăn uống và lưu trú và ăn uống, chúng tôi vẫn hoạt động thường xuyên đón dòng khách nội địa. Hiện tại chúng tôi đang rà soát lại và sẽ có kế hoạch chi tiết nhất để phục vụ đón khách quốc tế từ bên kia cửa khẩu", bà Giang cho biết.

Cùng chung tâm trạng, sau thời gian dài cầm cự thì thông tin khách quốc tế dồn dập đến phố biển dịp đầu năm 2023 chắc chắn không thể vui hơn đối với những người làm dịch vụ du lịch tại Nha Trang. “Mở cửa hoạt động gần một năm nay nhưng chúng tôi vẫn chỉ hoạt động cầm chừng vì khách đến ít”, bà Nguyễn Nhật Hằng, quản lý khách sạn Crown Nha Trang, cho biết. “Nhiều thông tin về việc khách quốc tế, đặc biệt là khách ở những thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ đến Nha Trang - Khánh Hòa dịp đầu năm 2023, chúng tôi đang tăng tốc chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng để không bị động trước cơ hội lớn này”.

Bà Lê Thị Hồng Minh, Tổng giám đốc Công ty CP Nhà ga quốc tế Cam Ranh, cho biết: “Đối với thị trường Trung Quốc, hiện hãng hàng không Vietjet đã có kế hoạch khai thác lại từ 26/3/2023. Ngoài ra, hãng hàng không China Southern (CZ) cũng đã có kế hoạch khai thác lại từ 26/3/2023. Theo như kế hoạch, số chuyến bay từ 26/3/2023 sẽ đạt khoảng 60 chuyến bay/ngày đến và đi ở sân bay quốc tế Cam Ranh. Ngoài ra, hãng hàng không Việt Nam cũng dự kiến bắt đầu khai thác các chuyến bay từ thị trường Trung Quốc từ 1/6/2023”, bà Minh cho biết.

Các hãng hàng không dự định sẽ khai thác đường bay Cam Ranh - Trung Quốc từ đầu năm 2023.
Các hãng hàng không dự định sẽ khai thác đường bay Cam Ranh - Trung Quốc từ đầu năm 2023.

Để tận dụng được tốt nhất cơ hội từ nguồn du khách này, các chuyên gia cho rằng doanh nghiệp lữ hành cần chuẩn bị sẵn sàng vì đã lâu không đón khách Trung Quốc, phải rà soát lại sản phẩm du lịch, dịch vụ liên quan, marketing sao cho hiệu quả nhất. Dự báo Trung Quốc sẽ vẫn thận trọng trong phòng chống dịch nên đại diện các doanh nghiệp mong mỏi các cơ quan quản lý về du lịch phải hoạt động tích cực hơn, bám sát thông tin độ mở của thị trường Trung Quốc và phải có sự phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp để thông tin thông suốt, đồng bộ, chính xác, giúp các doanh nghiệp có những bước đi đúng.

Bên cạnh đó, đặc thù của du khách Trung Quốc là thường đi theo các chuyến charter nên số lượng chuyến bay thương mại ít ỏi vừa mở sẽ chủ yếu nhắm tới đối tượng khách công tác hoặc thăm thân nhân giữa 2 nước. Các đường bay này mới chỉ mang ý nghĩa thử nghiệm, thăm dò thị trường và có thể sẽ phải mất 6 tháng nữa để Trung Quốc chính thức mở cửa du lịch.

“Trước dịch, các chuyến charter đưa khách tới Việt Nam chủ yếu thông qua các đơn vị của Trung Quốc tổ chức theo mô hình kinh doanh khép kín, giá rẻ. Khách tới đông chắc chắn giúp làm sống lại hệ thống khách sạn, lưu trú, nhà hàng… nhưng những phần đóng góp chi tiêu cho mua sắm hay đóng thuế cho nhà nước còn nhiều hạn chế. Đây cũng là điều cần lưu ý để kiểm soát tốt hơn dòng khách này sau khi họ quay trở lại hậu Covid,” ông Nguyễn Hữu Y Yên, Tổng giám đốc Công ty Du lịch lữ hành Saigontourist bình luận.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con