Doanh nghiệp lữ hành trông ngóng "thẻ thông hành xanh" để phục hồi du lịch

Tường Bách
Chia sẻ

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) vừa ban hành văn bản về Kế hoạch triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành giai đoạn cuối năm 2021 và đầu năm 2022…

Nội dung kế hoạch nêu rõ, đối với nhiệm vụ đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch, Bộ VHTTDL sẽ ưu tiên thúc đẩy nhanh, hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid -19 cho người dân, người lao động tại các trung tâm du lịch, từng bước mở rộng cả nước. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi đi du lịch đối với khách nội địa và khách quốc tế có chứng nhận tiêm chủng vaccine, phù hợp với hệ thống công nhận quốc tế.

Cụ thể, kế hoạch số 3228/KH-BVHTTDL về việc triển khai các chính sách kích cầu, phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành gồm có 6 nội dung trọng tâm: Đảm bảo an toàn tại điểm đến và an toàn cho khách du lịch; tăng cường hoạt động truyền thông và xúc tiến, quảng bá du lịch; phát triển đa dạng sản phẩm đáp ứng xu hướng mới của thị trường; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; hỗ trợ doanh nghiệp đẩy nhanh phục hồi hoạt động du lịch; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục hồi hoạt động du lịch.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho các điểm đến, cơ sở dịch vụ du lịch, nâng cao năng lực y tế phòng, chống Covid-19, tổ chức thực hiện tốt quy định 5K. Ưu tiên thúc đẩy nhanh, hiệu quả chiến dịch tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân, người lao động tại các trung tâm du lịch, từng bước mở rộng cả nước.

Ngành du lịch thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang), chuẩn bị từng bước mở rộng ra các điểm đến như Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng)...
Ngành du lịch thực hiện thí điểm đón khách quốc tế an toàn tại Phú Quốc (Kiên Giang), chuẩn bị từng bước mở rộng ra các điểm đến như Hạ Long (Quảng Ninh), Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng)...

Để thực hiện nhiệm vụ này, Tổng cục Du lịch phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về du lịch; hình thành hệ thống thông tin số về khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch; nâng cấp ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”, hệ thống đăng ký và khai báo an toàn www.safe.tourism.com.vn, xây dựng hệ thống chứng nhận số tiêm chủng vaccine www.travelpass.tourism.vn để phục vụ khách quốc tế khi điều kiện cho phép.

Đồng thời, ngành du lịch đề xuất triển khai chương trình tín dụng ưu đãi đối với hoạt động khôi phục kinh doanh, trả lương người lao động, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới của doanh nghiệp du lịch, thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 của Chính phủ. Đề xuất miễn, giảm thuế đối với các khoản chi phí kích cầu, xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch mới, hỗ trợ chuyển đổi số, đào tạo nghề du lịch.

 
Chìa khóa để mở cửa trở lại công việc kinh doanh, đi lại, nhằm thực hiện nhiệm vụ kép "Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" chính là giải pháp chứng nhận an toàn dịch bệnh. 

Vừa qua, Bộ Chính trị, Chính phủ cũng đã có chủ trương thí điểm sử dụng hộ chiếu vaccine đối với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh, như Phú Quốc (Kiên Giang). Với mục tiêu đảm bảo du lịch an toàn, hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 được coi là công cụ quan trọng hàng đầu.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, với sự hỗ trợ của các đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế, Tổng cục Du lịch đã chủ động xây dựng hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine trên website tại địa chỉ https://travelpass.tourism.vn, nhằm sẵn sàng phục vụ đón khách quốc tế khi hoạt động du lịch quốc tế được mở trở lại. Hiện nay, hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine đã được tích hợp lên ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn".

Nhìn chung, "hộ chiếu vaccine" là tài liệu xác nhận một người đã tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19, góp phần bảo đảm an toàn dịch bệnh trong quá trình đi du lịch. Việc xác thực những tài liệu này trên nền tảng số sẽ tạo thuận lợi cho du khách và điểm đến, dễ dàng tra cứu, theo dõi khi cần thiết. Hệ thống chứng nhận tiêm chủng vaccine của Tổng cục Du lịch được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu, đáp ứng những quy định về an ninh, an toàn và bảo mật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đến và đi của khách quốc tế.

Bộ VHTT&DL sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đi du lịch đối với khách nội địa và khách quốc tế có chứng nhận tiêm chủng vaccine.
Bộ VHTT&DL sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đi du lịch đối với khách nội địa và khách quốc tế có chứng nhận tiêm chủng vaccine.

Trước đó, kết quả nghiên cứu mới nhất của nhóm Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) dựa trên những khảo sát, phân tích ứng dụng chứng nhận an toàn dịch bệnh của các quốc gia và tổ chức trên thế giới cho thấy: Chìa khóa để mở cửa trở lại công việc kinh doanh, đi lại, nhằm thực hiện nhiệm vụ kép "Vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế" chính là giải pháp chứng nhận an toàn dịch bệnh. 

TAB đề xuất thay thế cụm từ "Hộ chiếu vaccine" bằng "Thẻ thông hành xanh Việt Nam" nhằm tránh cách hiểu chưa đầy đủ, hình thức chứng nhận mới này sẽ áp dụng cho di chuyển trong và ngoài nước. Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất: Thẻ thông hành xanh của nước ta sẽ tích hợp một số loại chứng từ thông tin định danh cá nhân; thông tin hộ chiếu (nếu có); thông tin y tế phòng dịch Covid-19, bao gồm: Chứng nhận tiêm chủng vaccine, chứng nhận xét nghiệm vaccine, chứng nhận phục hồi (âm tính) sau khi nhiễm Covid-19. Bên cạnh đó còn thông tin quy định y tế của các bộ, ngành, cấp chính quyền.

Thẻ có hiển thị mã QR trên điện thoại thông minh hoặc in trên giấy để người sử dụng trình ra khi yêu cầu. Mã QR hiển thị màu xanh, vàng, đỏ tương ứng lần lượt với cho phép, cho phép có hạn chế và không cho phép khi đến một địa điểm, dựa trên quy định của Bộ Y tế. 

Đối tượng được cấp miễn phí gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài đã đăng ký tạm trú tại Việt Nam. Thẻ là cơ sở xác nhận để người dùng tham dự, sử dụng dịch vụ trong nhà, ngoài trời; đi lại trên phương tiện giao thông công cộng (phục vụ du lịch, công tác, thăm thân...) hoặc đi công tác, du lịch nước ngoài. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con