Doanh nghiệp sản xuất gia tăng năng lực cạnh tranh thông qua chuyển đổi số

Vân Nguyễn
Chia sẻ

Chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến đã mang lại những lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp. Dù vậy, doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam vẫn gặp những thách thức trong bối cảnh công nghệ không ngừng thay đổi và cạnh tranh ngày càng gay gắt…

Tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất thông qua công nghệ - Ảnh minh họa.
Tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất thông qua công nghệ - Ảnh minh họa.

Hậu Covid-19 đã tác động mạnh tới nền kinh tế Việt Nam và tác động tiêu cực đến hoạt động của nhiều ngành và doanh nghiệp. Sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn do sự đứt gãy chuỗi cung ứng khiến nguồn cung nguyên liệu gián đoạn hoặc khan hiếm. Thị trường đầu ra giảm mạnh, đặc biệt là các sản phẩm xuất khẩu, do vậy cần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất.

VẪN CÒN NHỮNG THÁCH THỨC

Tại hội thảo “Tăng năng lực cạnh tranh doanh nghiệp sản xuất thông qua ứng dụng giải pháp giảm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực bằng công nghệ” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, ông Nguyễn Trung Thực, Phó Viện trưởng, Phụ trách điều hành Viện Tin học Doanh nghiệp, VCCI, nhận định chuyển đổi số không chỉ về mặt công nghệ, mà còn là chuyển đổi cả cách quản lý, phương thức tiếp cận, xúc tiến, quảng bá...

Theo ông Nguyễn Trung Thực, bên cạnh sự đầu tư của Chính phủ, cần những giải pháp xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực cả trong nước và hợp tác quốc tế đầu tư phát triển công nghệ số trong ngành sản xuất, để chuyển đổi số đi vào trọng tâm, trọng điểm, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng chồng chéo, lãng phí.

Đồng thời, chuyển đổi số cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, làm mục tiêu, động lực nhằm cung cấp dịch vụ ngày càng có chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Thực tế trên thế giới, chuyển đổi số trong ngành sản xuất đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Việc áp dụng và kết hợp các công nghệ tiên tiến mang lại các lợi ích rõ rệt cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện, thay đổi về tư duy nhân sự lao động và giảm chi phí, tối ưu hóa nguồn lực.

Thực trạng và mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam - Nguồn: Viện Phát triển Kinh tế Số Việt Nam.
Thực trạng và mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt Nam - Nguồn: Viện Phát triển Kinh tế Số Việt Nam.

Dù vậy, ông Thực cho rằng doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam vẫn đang gặp những thách thức đang trong bối cảnh công nghệ đang thay đổi từng ngày và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Thứ nhất, phải kể đến bài toán ngân sách. Khi quyết định chuyển đổi số, doanh nghiệp chấp nhận thay đổi quy trình, hệ thống, và cả con người. Điều này đòi hỏi một ngân sách đủ lớn để làm đồng bộ, toàn diện, không chắp vá.

Thứ hai, là những thách thức về thay đổi tư duy. Chuyển đổi số không phải là câu chuyện riêng của công nghệ mà là bài toán khó của chính con người. Cho dù sở hữu một hệ thống tiên tiến, hiện đại, nhưng tư duy lối mòn sẽ trở thành rào cản khiến công nghệ không được khai thác triệt để và ứng dụng hiệu quả.

Thứ ba, lựa chọn công nghệ phù hợp với doanh nghiệp của mình chính là thách thức lớn thứ ba mà doanh nghiệp phải đối mặt. Làm thế nào để có giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình khi mà những công nghệ mới như AI, Machine Learning, IoT, mô hình 3D hay Cloud đang phát triển mạnh mẽ?

Đồng tình, TS.Trần Quý, Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế Số Việt Nam, nhận định khó khăn lớn nhất của chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Trong khi đó, nhận thức và nhận thức đúng là thách thức lớn nhất của chuyển đổi số.

“Chuyển đổi số thực chất là một công cuộc thay đổi mang tính cách mạng. Do đó, nếu không có nhận thức sâu sắc thì không thể làm được”, TS.Trần Quý nhấn mạnh.

KINH NGHIỆM VÀ THỰC TIỄN

Tại hội thảo, chia sẻ về kinh nghiệm của Nhật Bản, ông Takei Daisuke, Tổng Giám đốc CADDI Vietnam, cho biết có khoảng 60 - 70% các doanh nghiệp tại quốc gia này đã bắt đầu chuyển đổi số.

“Một trong những động lực để doanh nghiệp Nhật Bản thực hiện chuyển đổi là do dân số trẻ đang ngày càng ít, lực lượng lao động thiếu. Do đó, các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức làm việc, sử dụng nhiều hơn các ứng dụng công nghệ cũng như tự động hóa”, ông Takei Daisuke cho biết thêm.

Bên cạnh đó, hiện nay thách thức từ thị trường đang ngày một lớn, “sân chơi” toàn cầu đang ngày càng căng thẳng đòi hỏi các công ty Nhật phải thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số. Nhờ áp dụng công nghệ, các kỹ sư tại Nhật đã tăng tốc được quy trình thiết kế, giảm đến 50 - 60% thời gian tạo ra bản vẽ mới, tối ưu hóa việc thu mua,...

Dưới góc độ doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, ông Đỗ Phước Tống, Chủ tịch Hội doanh nghiệp Cơ khí - Điện TP.HCM, chia sẻ là chủ một doanh nghiệp cơ khí, doanh nghiệp ông quản lý đã chuyển đổi hơn 10 năm nay. Song, quá trình chuyển đổi vẫn chưa hoàn chỉnh và vẫn không ngừng thay đổi, cải thiện.

“Chuyển đổi số phải bắt đầu từ người lãnh đạo cần đi đầu và quyết tâm thay đổi. Phải đảm bảo được việc chuyển đổi sẽ mang lại lợi ích gì cho công ty. Tuy nhiên, vì rủi ro thất bại trong quá trình chuyển đổi lớn nên nhiều doanh nghiệp vẫn e ngại”, ông Tống nhấn mạnh.

Đồng thời, ông Tống cho rằng khó khăn lớn nhất chính là tính bất ổn của thị trường, vì chuyển đổi số không hẳn là sẽ chủ động được với những biến động từ thị trường. Bài toán lớn mà các doanh nghiệp nên quan tâm là tối ưu nhất nguồn lực con người, tài chính, công nghệ để thích nghi.

Đưa ra lời khuyên cho doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số, TS.Trần Quý cho biết doanh nghiệp nên chủ động tìm hiểu, tiếp cận các chương trình và gói hỗ trợ. Nhất là các gói hỗ trợ về tài khóa, thuế - phí, tín dụng,…

Đồng thời, cần đa dạng hóa nguồn vốn, thị trường, đối tác nguồn cung, chủ động trong sản xuất kinh doanh. Trong khi thực thi chiến lược chuyển đổi số cần chú ý đến sự thích ứng cảu doanh nghiệp, quản lý tốt các rủi ro như pháp lý, tài chính, bảo mật,…

“Doanh nghiệp sản xuất nên tận dụng các cơ hội từ việt nâng cấp các mối quan hệ với các quốc gia phát triển trong chuyển đổi số, làm sâu thêm mối quan hệ hợp tác”, TS. Trần Quý cho biết thêm.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con