Đón đọc Kinh tế 2022-2023: Việt Nam và Thế giới
Mời quý độc giả tìm đọc "Kinh tế 2022-2023: Việt Nam và Thế giới" với nhiều bài viết hấp dẫn...
Năm 2023 được dự báo là năm tiếp tục khó khăn đối với kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng.
Trên bình diện thế giới, diễn biến rất phức tạp, nhanh chóng, khó đoán định. Cạnh tranh chiến lược các nước lớn, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại gay gắt hơn. Xung đột quân sự tại Ukraine còn có thể kéo dài. Hậu quả đại dịch Covid-19 trên toàn cầu còn phải khắc phục nhiều năm.
Lạm phát tiếp tục ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia. Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực, thông tin trên toàn cầu gia tăng. Kinh tế toàn cầu có xu hướng tăng trưởng chậm lại, một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế.
Trong nước, nền kinh tế có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức; các thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống của Việt Nam bị thu hẹp…
Kinh tế Việt Nam và thế giới trong năm 2023 được dự báo như thế nào? Có bao nhiêu kịch bản thích hợp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thế giới?
Để giải đáp cho những câu hỏi quan trọng này, mời quý độc giả tìm đọc cuốn sách "Kinh tế 2022-2023: Việt Nam và Thế giới" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy phát hành ngày 20 tháng 2 năm 2023. Bao gồm 2 phần:
Phần 1: Nhìn lại toàn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2022 và dự báo triển vọng trong năm 2023, gồm các bài viết đáng chú ý:
- Tăng trưởng GDP: Kết quả 2022, kỳ vọng 2023. (Dương Ngọc).
- Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu. (Đỗ Văn Huân).
- Ngân sách Nhà nước năm 2022 và dự toán 2023. (Phạm Minh Thụy).
- Vốn đầu tư: Hiệu quả 2022 và thách thức. (Phương Dung).
- Kiểm soát lạm phát theo mục tiêu. (Đỗ Văn Huân).
- Xuất nhập khẩu hàng hóa: Xuất siêu 7 năm liên tiếp. (Dương Ngọc).
- Vị thế Việt Nam trong ASEAN qua một số chỉ tiêu so sánh. (Phạm Hương Giang).
- Thị trường chứng khoán 2022 và triển vọng. (Tạ Thanh Bình).
- Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022 và dự báo năm 2023. (Ngô Trung Dũng).
- Thị trường bất động sản trước những khủng hoảng. (Đỗ Văn Huân).
- Xu hướng giá cả và thị trường một số mặt hàng năm 2023. (Phạm Minh Thụy).
- Công nghiệp: Ngành kinh tế thực lớn nhất. (Phương Nam).
- Nông nghiệp tiếp tục khẳng định là bệ đỡ. (Hiểu Minh).
- Thực lực ngành vận tải qua đầu vào và đầu ra. (Minh Anh).
- Vai trò, mục tiêu của Logistics và những vấn đề đặt ra. (Đào Ngọc Lâm).
- Dịch vụ và xuất, nhập khẩu dịch vụ: Kết quả và những vấn đề đặt ra. (Phương Nam).
- Tiêu thụ trong nước: Bước đầu phục hồi tăng trưởng. (Minh Huệ).
- Năng suất lao động Việt Nam: Dưới góc nhìn tốc độ tăng và mức tuyệt đối. (Hiểu Minh).
- Thị trường lao động năm 202: Những trăn trở và đề xuất giải pháp. (Lý Hà).
- Doanh nghiệp trong nước: Những mảng sáng – tối. (Minh Nhung).
Phần 2: Toàn cảnh kinh tế thế giới năm 2022 và dự báo năm 2023, gồm các bài viết đáng chú ý:
- Tăng trưởng kinh tế thế giới 2022 và triển vọng năm 2023. (Nguyễn Trần Minh Trí).
- Đầu tư toàn cầu năm 2022 và triển vọng. (Nguyễn Trần Minh Trí).
- Khủng hoảng nợ công toàn cầu và những gợi ý cho Việt Nam. (Lương Tấn Phúc).
- Thị trường tài chính thế giới năm 2022 và triển vọng. (Nguyễn Trần Minh Trí).
- Thương mại toàn cầu. (Nguyễn Trần Minh Trí).
- Kinh tế Mỹ năm 2022 và dự báo năm 2023. (Phạm Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thu Phương).
- Một số điểm nổi bật của kinh tế EU năm 2022 và dự báo 2023. (Vũ Hoàng Linh - Bùi Thị Hồng Ngọc).
- Trung Quốc: Những điều chỉnh chính sách kinh tế năm 2022 và triển vọng. (Nguyễn Thị Hạ).
- Kinh tế Nhật Bản: Năm 2022 và dự báo 2023. (Nguyễn Trần Minh Trí).
- Chính phủ mới ở Mỹ Latinh nắm bắt thời cơ, vượt thách thức. (Phạm Bích Ngọc - Nguyễn Thị Nguyệt Anh).
- Những thách thức của khu vực châu Phi năm 2022. (Nguyễn Thị Hằng).
Quý vị độc giả có thể đặt mua ấn phẩm Kinh tế 2022-2023: Việt Nam và Thế giới tại đây.