Đơn xin cấp phép truyền hình cáp của Viettel bị “ngâm”
Tập đoàn Viễn thông Quân đội kiến nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm cấp phép truyền hình cáp
“Viettel đã xin cấp phép từ tháng 2/2012, đến nay đã 10 tháng nhưng Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn đang xem xét. Đề nghị Bộ sớm cấp phép truyền hình cáp cho Viettel”.
Kiến nghị trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), đưa ra tại hội nghị tổng kết năm của ngành thông tin và truyền thông, ngày 24/12.
Theo ông Hùng, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình đã hội tụ, mạng lưới đã là một. Vì thế, một công ty có hạ tầng cáp quang đến xã đầu tư thêm để cung cấp truyền hình cáp sẽ giảm chi phí đầu tư từ hai đến ba lần, giúp cho dịch vụ này có thể phổ cập đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
“Gần 10 năm qua, các công ty truyền hình cáp đã phát triển được 2,5 triệu thuê bao, độ phủ 10%, giá dịch vụ có xu hướng tăng, gần 10 năm qua đã tăng 3 lần”, ông Hùng ví dụ ngắn gọn về sự phát triển của ngành truyền hình cáp.
Nên theo ông, khi các công ty viễn thông tham gia thị trường này, sẽ tạo ra sự bùng nổ về truyền hình cáp, ngoài ra, với mạng cáp đồng trục của truyền hình cáp có thể làm thay đổi cơ bản Internet băng rộng, từ dưới 10MGb/s lên 100MGb/s.
“Chiến lược của Viettel trong thời gian tới là đưa truyền hình tới các hộ gia đình. Về cơ bản mục tiêu phổ cập này sẽ được thực hiện vào năm 2018”, ông Hùng cho biết.
Trước đề xuất của doanh nghiệp, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu quan điểm đồng tình để doanh nghiệp phát triển ngay khi có khả năng và mong muốn triển khai các dịch vụ mới, vì thế cơ quan quản lý nên bàn bạc hỗ trợ. “Viettel có sáng kiến thấy cơ hội làm ăn rồi và đề xuất thì Nhà nước phải đối thoại sớm”, Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trong quý 1/2013, cụ thể là trong tháng 1, chậm nhất là tháng 2, Bộ Thông tin và Truyền thông phải có trao đổi, ý kiến trả lời doanh nghiệp về việc triển khai dịch vụ mới như thế nào và báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2/2013.
“Nếu chưa thật yên tâm thì cho làm thí điểm trước với quy chế tạm thời trong vòng một năm, sau đó nếu được thì triển khai chính thức”, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu quan điểm.
Kiến nghị trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), đưa ra tại hội nghị tổng kết năm của ngành thông tin và truyền thông, ngày 24/12.
Theo ông Hùng, viễn thông, công nghệ thông tin và truyền hình đã hội tụ, mạng lưới đã là một. Vì thế, một công ty có hạ tầng cáp quang đến xã đầu tư thêm để cung cấp truyền hình cáp sẽ giảm chi phí đầu tư từ hai đến ba lần, giúp cho dịch vụ này có thể phổ cập đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
“Gần 10 năm qua, các công ty truyền hình cáp đã phát triển được 2,5 triệu thuê bao, độ phủ 10%, giá dịch vụ có xu hướng tăng, gần 10 năm qua đã tăng 3 lần”, ông Hùng ví dụ ngắn gọn về sự phát triển của ngành truyền hình cáp.
Nên theo ông, khi các công ty viễn thông tham gia thị trường này, sẽ tạo ra sự bùng nổ về truyền hình cáp, ngoài ra, với mạng cáp đồng trục của truyền hình cáp có thể làm thay đổi cơ bản Internet băng rộng, từ dưới 10MGb/s lên 100MGb/s.
“Chiến lược của Viettel trong thời gian tới là đưa truyền hình tới các hộ gia đình. Về cơ bản mục tiêu phổ cập này sẽ được thực hiện vào năm 2018”, ông Hùng cho biết.
Trước đề xuất của doanh nghiệp, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu quan điểm đồng tình để doanh nghiệp phát triển ngay khi có khả năng và mong muốn triển khai các dịch vụ mới, vì thế cơ quan quản lý nên bàn bạc hỗ trợ. “Viettel có sáng kiến thấy cơ hội làm ăn rồi và đề xuất thì Nhà nước phải đối thoại sớm”, Phó thủ tướng nói.
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, trong quý 1/2013, cụ thể là trong tháng 1, chậm nhất là tháng 2, Bộ Thông tin và Truyền thông phải có trao đổi, ý kiến trả lời doanh nghiệp về việc triển khai dịch vụ mới như thế nào và báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ trong tháng 2/2013.
“Nếu chưa thật yên tâm thì cho làm thí điểm trước với quy chế tạm thời trong vòng một năm, sau đó nếu được thì triển khai chính thức”, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu quan điểm.