Dòng vốn đầu tư “chảy mạnh” vào vùng ven biển Thanh Hoá

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Chia sẻ

Với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội, tỉnh Thanh Hóa đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thúc đẩy kinh tế khu vực ven biển, từng bước đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh mạnh về kinh tế biển của cả nước...

Cải thiện cơ sở hạ tầng giúp chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn nâng cao
Cải thiện cơ sở hạ tầng giúp chất lượng dịch vụ du lịch Sầm Sơn nâng cao

Thanh Hoá với vùng lãnh hải rộng 17.000 - 18.000km2, gấp 1,6 lần diện tích đất liền, đường bờ biển có dạng cánh cung dài 102km, dọc bờ biển có 7 cửa lạch, 2 đảo lớn là đảo Hòn Nẹ và cụm đảo Hòn Mê nhiều bãi biển đẹp, bờ cát thoải, rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển, như Đô thị du lịch biển Sầm Sơn; Hải Tiến, Linh Trường (huyện Hoằng Hóa); Hải Hòa, Bãi Đông (thị xã Nghi Sơn); Tiên Trang (huyện Quảng Xương)...

Khu vực ven biển của tỉnh này có khu kinh tế Nghi Sơn - 1 trong 8 khu kinh tế trọng điểm quốc gia, với cảng nước sâu Nghi Sơn, có thể tiếp nhận được tàu tải trọng 70.000DWT (trọng tải toàn phần), khu vực ngoài khơi cảng Nghi Sơn có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 200.000DWT.

Các yếu tố trên là điều kiện thuận lợi để tỉnh Thanh Hóa phát triển đa dạng các ngành, lĩnh vực kinh tế biển, nhất là du lịch biển, công nghiệp ven biển, cảng biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản...

 ĐẦU TƯ HẠ TẦNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN

Nhiều năm qua, Thanh Hóa tập trung thu hút đầu tư, sử dụng linh hoạt vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, tạo “đòn bẩy” phát triển kinh tế biển.

Tính từ năm 2019 đến nay, Thanh Hóa đã có 17 dự án cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, với kinh phí trên 10.500 tỷ đồng. Trong đó có 9 dự án đã hoàn thành và 8 dự án chuyển tiếp. Các khu du lịch biển của Thanh Hoá có khoảng 780 cơ sở lưu trú với 35.300 phòng, 320 cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống du lịch với 36.200 ghế ngồi, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

Thanh Hóa đã hoàn thành một số công trình thủy lợi lớn, như: Dự án nạo vét sông Lạch Trường đoạn từ cầu Tào đến cửa Lạch Sung; dự án xử lý sạt lở bờ biển Sầm Sơn; hoàn thành 4 dự án phát triển cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão...

Hiện nay, Thanh Hóa đang triển khai thực hiện 3 dự án lớn, gồm: Dự án kè chống sạt lở bờ biển khu vực xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, Dự án kè chống sạt lở và nạo vét tiêu thoát lũ Khu kinh tế Nghi Sơn, Dự án khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền nghề cá cửa Sông Lý, huyện Hoằng Hóa.

 Tuyến đường giao thông dài 2,1km nối các khu du lịch ven biển Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá. Đây là tuyến đường quan trọng vừa giữ vai trò làm đê chắn sóng, vừa thúc đẩy phát triển du lịch biển của tỉnh Thanh Hóa
 Tuyến đường giao thông dài 2,1km nối các khu du lịch ven biển Hoằng Trường, huyện Hoằng Hoá. Đây là tuyến đường quan trọng vừa giữ vai trò làm đê chắn sóng, vừa thúc đẩy phát triển du lịch biển của tỉnh Thanh Hóa

Hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp ven biển được quan tâm đầu tư. Từ năm 2018 đến nay, đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhiều công trình, dự án quan trọng như: Nạo vét luồng tàu ra vào bến số 4, số 5 Cảng Nghi Sơn, cải dịch sông Tuần Cung, mở rộng đường 513 và các tuyến giao thông trục chính phía Đông Khu kinh tế Nghi Sơn.

Thanh Hóa có 12 cụm công nghiệp khu vực ven biển hiện, với tổng diện tích 363,8 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2.823 tỷ đồng, luỹ kế vốn đầu tư hơn 1.075 tỷ đồng. Một số doanh nghiệp đã đầu tư các cơ sở chế biến hải sản tập trung, quy mô lớn với công suất hơn 20.000 tấn nguyên liệu/năm, thu hút nhiều lao động.

Công tác đầu tư phát triển kinh tế hàng hải cũng được Thanh Hoá chú trọng, đến nay tỉnh này có 35 cầu cảng, bến phao, khu neo đậu chuyển tải được đầu tư với tổng chiều dài 5.343m.

Trong đó, Cảng Nghi Sơn có 25 bến cảng đã đi vào hoạt động, có thể tiếp nhận và cung cấp dịch vụ cho các tàu trọng tải lên đến 70.000 DWT, hiện đã thu hút được 2 hãng tàu CMA, CGM (Pháp) và Công ty Vận tải biển VIMC (Việt Nam). Tổng số container qua Cảng Nghi Sơn từ năm 2020 đến nay là 7.209 container.

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO DU LỊCH BIỂN

Tạo nên bức tranh kinh tế biển tỉnh Thanh Hóa đa dạng sắc màu, năng động, hiện đại có sự đóng góp to lớn của ngành “công nghiệp không khói” mà trọng tâm là du lịch nghỉ dưỡng biển.

Giai đoạn 2019 - 2023, tổng lượt khách đến các khu du lịch biển tại Thanh Hoá đạt trên 31 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng đạt 6,5%/năm, tổng thu du lịch tại các khu du lịch biển khoảng 56.352 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 16,6%/năm.

Tổng lượng khách du lịch năm 2024 của Thanh Hoá ước đạt 15,3 triệu lượt khách, vượt 10,9% kế hoạch, tăng 22,5% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt 719.000 lượt, tăng 16,7%. Tổng thu du lịch của tỉnh này ước đạt 33.815 tỷ đồng, vượt 4,4% kế hoạch, tăng 38% so với cùng kỳ, nhiều sự kiện du lịch, văn hóa, thể thao, lễ hội, nghệ thuật độc đáo, ấn tượng được tổ chức thành công tại các khu du lịch biển.

Hoạt động thu hút các dự án đầu tư kinh doanh du lịch được đẩy mạnh, đã thu hút được 58 dự án với tổng vốn đăng ký gần 120.000 tỷ đồng, nhiều dự án có hệ thống dịch vụ đồng bộ, chất lượng cao, như: Khu đô thị du lịch sinh thái Tân Dân; Flamingo Linh Trường Khu B; Khu phức hợp khách sạn, trung tâm thương mại xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương....

Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc
Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

Công tác phát triển thủy sản bền vững, bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản ven bờ được Thanh Hoá quan tâm nhiều hơn, đặc biệt tạo sinh kế cho cộng đồng ngư dân đang hoạt động khai thác ở vùng biển ven bờ.

Hiện nay tỉnh này có số lao động tham gia trực tiếp trên biển là 24.800 lao động, tổng sản lượng thủy sản năm 2024 ước đạt 216.500 tấn, đạt 101,17% kế hoạch, bằng 100,3% so với cùng kỳ, trong đó: Sản lượng nuôi trồng thủy sản 74.500 tấn, đạt 100% kế hoạch, sản lượng khai thác đạt 142.000 tấn, đạt 102,5% kế hoạch.

Hoạt động đầu tư nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ tại tỉnh này tiếp tục ổn định, diện tích nuôi tôm chân trắng đạt 700 ha, tăng 400 ha so với 2018.

Diện tích nuôi theo hình thức thâm canh, ứng dụng công nghệ cao đạt 150 ha, năng suất nuôi từ 30-50 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 12.000 tấn. Toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có 3.654 ô lồng nuôi cá biển tập trung tại các xã ven biển thị xã Nghi Sơn và xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, sản lượng đạt trên 1.500 tấn/năm...

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con