“Dr. Thanh” lý giải chuyện xây cảng quốc tế
Tân Hiệp Phát đã gây bất ngờ khi đầu tư sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là hạ tầng khu công nghiệp và cảng biển
Mới đây, tập đoàn Tân Hiệp Phát đã chính thức công bố chương trình xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh, tại khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam.
Với tổng mức đầu tư 1,6 tỷ USD, dự án sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013-2018, trong đó bao gồm phần hạ tầng và phần nhà xưởng, thiết bị gồm 8 nhà máy và cảng quốc tế Dr. Thanh. Riêng trong giai đoạn 1 (2013-2017), dự án có mức đầu tư 400 triệu USD.
“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng dự án khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh sẽ góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam”, TS. Trần Quí Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát nói.
Tân Hiệp Phát đã gây bất ngờ khi đầu tư sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là hạ tầng khu công nghiệp và cảng biển. Ông có thể giới thiệu về kế hoạch này và vì sao lại chọn Chu Lai?
Mở rộng tầm hoạt động của Tân Hiệp Phát ra nhiều địa phương khác trên cả nước là kế hoạch và là chiến lược phát triển của chúng tôi. Sau một quá trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và môi trường đầu tư, tập đoàn Tân Hiệp Phát quyết định chọn khu kinh tế mở Chu Lai là địa điểm đầu tư một khu liên hợp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.
Cùng với việc đầu tư khu liên hợp này, Tân Hiệp Phát triển khai xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh với quy mô hơn 700 ha, mời gọi các đối tác, doanh nghiệp phụ trợ của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống đến đầu tư, nhằm góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.
Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của UBND tỉnh Quảng Nam, ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai để hiện thực hóa kế hoạch này.
Chúng tôi thúc đẩy đầu tư khu công nghiệp để có hệ thống cung ứng kịp thời, giảm tồn kho để tạo lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm và cảng biển để tạo lợi thế cạnh tranh về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu.
Mô hình này cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các công ty thực phẩm, đồ uống, bao bì và nông nghiệp nằm trong khu công nghiệp của chúng tôi
Khu liên hợp, khu công nghiệp và cảng quốc tế mang tên của người sáng lập Tân Hiệp Phát sẽ như thế nào sau khi hoàn thành, thưa ông?
Khi hoàn tất, đây sẽ là một trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống với nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao, có thể giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm...
Dự án này không chỉ phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của Tân Hiệp Phát mà còn góp phần hiện thực hóa chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam trong việc phát triển sản xuất, phát triển các loại hình thương mại, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao để trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Việc sử dụng tên cảng là Dr. Thanh, một sản phẩm trà thảo mộc đã đạt được sự tin yêu của người tiêu dùng và là thương hiệu quốc gia, là với mong muốn gắn kết và tạo sự dễ nhớ cho nhà đầu tư.
Ông có nghĩ là tập đoàn Tân Hiệp Phát đang “lấn sân” không? Ông có hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng của dự án này?
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng dự án khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh sẽ góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam. Chúng tôi dám ước mơ và nỗ lực thực hiện.
Chúng tôi tự hào với câu chuyện 19 năm xây dựng và phát triển thương hiệu. Tân Hiệp Phát được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong trong ngành thức uống có lợi cho sức khỏe. Chúng tôi đã xây dựng thành công nhiều thương hiệu uy tín trên thị trường, từ bia Bến Thành đến trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr. Thanh, nước tăng lực Number One, sữa đậu nành...
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Với tổng mức đầu tư 1,6 tỷ USD, dự án sẽ được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2013-2018, trong đó bao gồm phần hạ tầng và phần nhà xưởng, thiết bị gồm 8 nhà máy và cảng quốc tế Dr. Thanh. Riêng trong giai đoạn 1 (2013-2017), dự án có mức đầu tư 400 triệu USD.
“Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng dự án khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh sẽ góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam”, TS. Trần Quí Thanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát nói.
Tân Hiệp Phát đã gây bất ngờ khi đầu tư sang một lĩnh vực hoàn toàn mới là hạ tầng khu công nghiệp và cảng biển. Ông có thể giới thiệu về kế hoạch này và vì sao lại chọn Chu Lai?
Mở rộng tầm hoạt động của Tân Hiệp Phát ra nhiều địa phương khác trên cả nước là kế hoạch và là chiến lược phát triển của chúng tôi. Sau một quá trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và môi trường đầu tư, tập đoàn Tân Hiệp Phát quyết định chọn khu kinh tế mở Chu Lai là địa điểm đầu tư một khu liên hợp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống.
Cùng với việc đầu tư khu liên hợp này, Tân Hiệp Phát triển khai xây dựng khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh với quy mô hơn 700 ha, mời gọi các đối tác, doanh nghiệp phụ trợ của ngành chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống đến đầu tư, nhằm góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống tại Việt Nam.
Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ và tạo điều kiện của UBND tỉnh Quảng Nam, ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai để hiện thực hóa kế hoạch này.
Chúng tôi thúc đẩy đầu tư khu công nghiệp để có hệ thống cung ứng kịp thời, giảm tồn kho để tạo lợi thế cạnh tranh về giá thành sản phẩm và cảng biển để tạo lợi thế cạnh tranh về chuỗi cung ứng, xuất nhập khẩu.
Mô hình này cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các công ty thực phẩm, đồ uống, bao bì và nông nghiệp nằm trong khu công nghiệp của chúng tôi
Khu liên hợp, khu công nghiệp và cảng quốc tế mang tên của người sáng lập Tân Hiệp Phát sẽ như thế nào sau khi hoàn thành, thưa ông?
Khi hoàn tất, đây sẽ là một trung tâm công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm và đồ uống với nhiều nhà máy chế biến công nghệ cao, có thể giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động và đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm...
Dự án này không chỉ phù hợp với tầm nhìn và chiến lược của Tân Hiệp Phát mà còn góp phần hiện thực hóa chủ trương của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Quảng Nam trong việc phát triển sản xuất, phát triển các loại hình thương mại, các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao để trở thành ngành kinh tế quan trọng đóng góp lớn vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Việc sử dụng tên cảng là Dr. Thanh, một sản phẩm trà thảo mộc đã đạt được sự tin yêu của người tiêu dùng và là thương hiệu quốc gia, là với mong muốn gắn kết và tạo sự dễ nhớ cho nhà đầu tư.
Ông có nghĩ là tập đoàn Tân Hiệp Phát đang “lấn sân” không? Ông có hoàn toàn tin tưởng vào triển vọng của dự án này?
Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng dự án khu công nghiệp và cảng quốc tế Dr. Thanh sẽ góp phần thúc đẩy Quảng Nam trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống lớn nhất Việt Nam. Chúng tôi dám ước mơ và nỗ lực thực hiện.
Chúng tôi tự hào với câu chuyện 19 năm xây dựng và phát triển thương hiệu. Tân Hiệp Phát được đánh giá là doanh nghiệp tiên phong trong ngành thức uống có lợi cho sức khỏe. Chúng tôi đã xây dựng thành công nhiều thương hiệu uy tín trên thị trường, từ bia Bến Thành đến trà xanh Không Độ, trà thảo mộc Dr. Thanh, nước tăng lực Number One, sữa đậu nành...
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)