Dự án nhà ở xã hội nhận lực đẩy lớn từ Chính phủ
Vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp đã được Chính phủ tập trung thảo luận và quyết định
Vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp đã được Chính phủ tập trung thảo luận và quyết định.
Đề cập lần đầu tiên vào năm 2003 tại Hà Nội và Tp.HCM, tuy nhiên, các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp được thực hiện rất chậm trong nhiều năm qua, không chỉ vì khó khăn trong việc huy động quỹ đất và vốn đầu tư mà còn do khó khăn trong việc xác định tiêu chí, đối tượng được mua nhà.
Từ đó đến nay, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu phát triển đa dạng hình thức nhà ở phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư, nhưng thực tế mô hình nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội gần như chỉ nằm trên giấy. Mỗi năm, diện tích nhà ở cả nước tăng bình quân trên 30 triệu mét vuông, nhưng ít phục vụ cho người có thu nhập trung bình và thấp.
Trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra từ 30/3 đến 1/4, các giải pháp để xây dựng nhà ở xã hội đã được tập trung bàn thảo.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội đã sẵn sàng cho kế hoạch triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, sinh viên và người thu nhập thấp.
Cụ thể, đến năm 2015 tại Thủ đô sẽ có khoảng 55.000 căn hộ với tổng vốn đầu tư 16.500 tỉ đồng, trong đó riêng nhà ở cho sinh viên sẽ chiếm khoảng 7.500 tỉ đồng.
Còn theo Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân, đến nay, toàn thành phố đã triển khai được 99 dự án nhà ở xã hội với quy mô 37.655 căn với tổng diện tích hơn 452 ha.
Thành phố cũng đã thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà ở cho công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và người có thu nhập thấp.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định giải quyết vấn đề nhà ở cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đối tượng là người thu nhập thấp, luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Các thành viên Chính phủ đều nhất trí cao với các giải pháp xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, sinh viên, người có thu nhập thấp mà Bộ Xây dựng đã trình. Thủ tướng đã giao bộ này hoàn thiện các quy định để dự án sớm triển khai trong năm nay.
Theo đó, để tạo bước đột phá trong việc phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, Chính phủ thống nhất cho phép UBND Tp.HCM và Hà Nội khởi công xây dựng ngay trong năm 2009, hoàn thành trong năm 2010 và quý 2-2011 khoảng 200.000 chỗ ở từ nguồn trái phiếu Chính phủ (8.000 tỉ đồng).
Các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên thuê bằng nguồn vốn ngoài ngân sách được hưởng các cơ chế ưu đãi đầu tư theo quy định.
Chính phủ quy định rõ về trách nhiệm của chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng hạ tầng cũng như bổ sung quỹ đất để phát triển nhà ở cho công nhân đối với nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Giá cho thuê nhà ở công nhân khu công nghiệp không được cao hơn giá cho thuê nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh quy định.
Đối tượng được mua nhà ở giá thấp là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong các thành phần kinh tế chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5m2/người, và có thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng.
Đề cập lần đầu tiên vào năm 2003 tại Hà Nội và Tp.HCM, tuy nhiên, các dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp được thực hiện rất chậm trong nhiều năm qua, không chỉ vì khó khăn trong việc huy động quỹ đất và vốn đầu tư mà còn do khó khăn trong việc xác định tiêu chí, đối tượng được mua nhà.
Từ đó đến nay, Chính phủ đã nhiều lần yêu cầu phát triển đa dạng hình thức nhà ở phù hợp với nhiều tầng lớp dân cư, nhưng thực tế mô hình nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội gần như chỉ nằm trên giấy. Mỗi năm, diện tích nhà ở cả nước tăng bình quân trên 30 triệu mét vuông, nhưng ít phục vụ cho người có thu nhập trung bình và thấp.
Trong ngày làm việc cuối cùng của phiên họp thường kỳ Chính phủ diễn ra từ 30/3 đến 1/4, các giải pháp để xây dựng nhà ở xã hội đã được tập trung bàn thảo.
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, Hà Nội đã sẵn sàng cho kế hoạch triển khai xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, sinh viên và người thu nhập thấp.
Cụ thể, đến năm 2015 tại Thủ đô sẽ có khoảng 55.000 căn hộ với tổng vốn đầu tư 16.500 tỉ đồng, trong đó riêng nhà ở cho sinh viên sẽ chiếm khoảng 7.500 tỉ đồng.
Còn theo Chủ tịch UBND Tp.HCM Lê Hoàng Quân, đến nay, toàn thành phố đã triển khai được 99 dự án nhà ở xã hội với quy mô 37.655 căn với tổng diện tích hơn 452 ha.
Thành phố cũng đã thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng ký túc xá cho sinh viên, nhà ở cho công nhân tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và người có thu nhập thấp.
Thủ tướng Chính phủ khẳng định giải quyết vấn đề nhà ở cho mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có đối tượng là người thu nhập thấp, luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
Các thành viên Chính phủ đều nhất trí cao với các giải pháp xây dựng nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, sinh viên, người có thu nhập thấp mà Bộ Xây dựng đã trình. Thủ tướng đã giao bộ này hoàn thiện các quy định để dự án sớm triển khai trong năm nay.
Theo đó, để tạo bước đột phá trong việc phát triển nhà ở cho học sinh, sinh viên, Chính phủ thống nhất cho phép UBND Tp.HCM và Hà Nội khởi công xây dựng ngay trong năm 2009, hoàn thành trong năm 2010 và quý 2-2011 khoảng 200.000 chỗ ở từ nguồn trái phiếu Chính phủ (8.000 tỉ đồng).
Các chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở cho học sinh, sinh viên thuê bằng nguồn vốn ngoài ngân sách được hưởng các cơ chế ưu đãi đầu tư theo quy định.
Chính phủ quy định rõ về trách nhiệm của chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, của UBND cấp tỉnh trong việc xây dựng hạ tầng cũng như bổ sung quỹ đất để phát triển nhà ở cho công nhân đối với nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Giá cho thuê nhà ở công nhân khu công nghiệp không được cao hơn giá cho thuê nhà ở xã hội do UBND cấp tỉnh quy định.
Đối tượng được mua nhà ở giá thấp là cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động trong các thành phần kinh tế chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng diện tích bình quân dưới 5m2/người, và có thu nhập bình quân dưới 1,5 triệu đồng/người/tháng.