Du lịch làng nghề: Du khách "một đi không trở lại"
Phần lớn các làng nghề gần như bị bỏ quên hoặc vắng bóng du khách dù đã có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành
Tình trạng của du lịch Việt Nam được tổng kết bằng bốn chữ B (bẩn - bụi - bực - buồn), làng nghề chính là “điển hình” của thực trạng đó. Không có gì ngạc nhiên khi du khách đến làng nghề rồi “một đi không trở lại”.
Phát triển du lịch qua các làng nghề là một hướng đi đúng, bởi không chỉ tạo nên sự đa dạng cho các tour du lịch; quảng bá văn hóa Việt, mà còn là cách thức giới thiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, thay vì việc đi ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém mà không hiệu quả...
Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước ta hiện có 2.790 làng nghề - và đây được xem là một đặc sản của du lịch Việt.
Những năm gần đây đã xuất hiện các điểm du lịch là các làng nghề như: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng đèn lồng Hội An (Quảng Nam)... Nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làng nghề.
Lý do họ đưa ra là thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắm nhìn phong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với những nghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất sản phẩm thủ công; qua đó hiểu thêm về văn hóa và con người Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoại trừ những làng nghề hấp dẫn khách hàng kể trên thì phần lớn các làng nghề gần như bị bỏ quên hoặc vắng bóng du khách dù đã có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành.
PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội - Viện Xã hội học, băn khoăn: “Các sản phẩm du lịch có sự trùng lắp giữa các làng nghề. Khách tham quan đi đến làng nghề nào cũng thấy những quà lưu niệm như vòng đeo tay, dây đeo giống hệt nhau. Đặc biệt là vào các kỳ lễ hội thì độ trùng lắp càng cao. Dường như các làng nghề, các lễ hội mặc chung một bộ quần áo, họ không nhấn mạnh được thế mạnh của mình”.
Điều đáng nói là du lịch làng nghề còn phát triển tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp; ngay cả những làng nghề thu hút du khách đến tham quan cũng vậy. Tại không ít điểm du lịch làng nghề, du khách phải lắc đầu ngán ngẩm về sự đơn điệu... họ chỉ biết tha thẩn trên đường làng, nhìn ngắm những người thợ làm việc. Điều thất vọng hơn đối với du khách là khâu thuyết minh ở nhiều làng nghề hầu như chẳng theo bài bản gì. Đã vậy, không ít tour làng nghề hiện còn thiếu ngay cả cái tối thiểu nhất là cung cấp cho du khách một bản thuyết minh tường tận về lịch sử làng nghề và đặc thù của những sản phẩm trong làng nghề ấy.
Bên cạnh đó, tình trạng chung của người dân ở các làng nghề là thiếu kiến thức về du lịch và không biết ngoại ngữ. Người dân không có hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách du lịch... Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưng không biết phải tham quan cái gì, không hiểu gì về văn hóa cũng như tập quán sản xuất của nơi tham quan vì không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ.
Ngoài ra, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở các làng nghề cũng là vấn đề đáng lưu tâm. “Chúng ta có thể thấy rằng trong bất cứ địa hạt nào của văn hoá, đạo đức đến trình diễn, du lịch đều xuất phát từ truyền thống. Vì vậy, chúng ta không tận dụng được cái mạch truyền thống ấy thì chẳng khác tự trói tay, trói chân mình. Cái có sức hút lâu bền, thu hút đặc biệt du khách nước ngoài chính là bản sắc văn hóa nội tại ở mỗi miền”, PGS.TS. Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh. Theo các chuyên gia, làng nghề đang cần một “bà đỡ” để làm bệ phóng phát triển về du lịch.
Theo đó, rất cần các cấp các ngành chung tay thực hiện tốt quy hoạch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề trong cả nước và từng địa phương. Đồng thời hỗ trợ các làng nghề khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, hoạt động văn hoá dân gian, xây dựng môi trường du lịch văn hoá. Cải thiện cơ sở hạ tầng kết hợp bảo vệ môi trường du lịch sinh thái. Việc khảo sát, xây dựng phát triển làng nghề gắn với các tuyến du lịch cũng rất quan trọng, trong đó tập trung tổ chức quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề nằm trong các tuyến du lịch; lựa chọn, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho chính đội ngũ thợ thủ công trong các làng nghề.
Mới đây Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề với mục tiêu đến năm 2015 bảo tồn từ 30-40 làng nghề truyền thống; phát triển 50-70 làng nghề mới và làng nghề gắn với du lịch. Đó chính là tín hiệu vui đối với sự phát triển làng nghề nói chung và du lịch làng nghề nói riêng. Chương trình này chú trọng tới phát triển làng nghề gắn với các tuyến, điểm du lịch trên cả nước, thông qua các tuyến du lịch để quảng bá các làng nghề, sản phẩm làng nghề, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề; kết hợp du lịch làng nghề với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn...
Phát triển du lịch qua các làng nghề là một hướng đi đúng, bởi không chỉ tạo nên sự đa dạng cho các tour du lịch; quảng bá văn hóa Việt, mà còn là cách thức giới thiệu, tạo lập thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề, thay vì việc đi ra nước ngoài tìm kiếm thị trường, tổ chức các cuộc xúc tiến đầu tư tốn kém mà không hiệu quả...
Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước ta hiện có 2.790 làng nghề - và đây được xem là một đặc sản của du lịch Việt.
Những năm gần đây đã xuất hiện các điểm du lịch là các làng nghề như: lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mộc Đồng Kỵ (Bắc Ninh), làng đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng), làng đèn lồng Hội An (Quảng Nam)... Nhiều du khách nước ngoài đã rất thích thú khi tham gia các tour du lịch làng nghề.
Lý do họ đưa ra là thích thăm làng nghề ở Việt Nam vì được ngắm nhìn phong cảnh làng quê yên bình, được tìm hiểu về các vị tổ nghề, làm quen với những nghệ nhân, nông dân và có khi còn được trực tiếp tham gia vào các quy trình sản xuất sản phẩm thủ công; qua đó hiểu thêm về văn hóa và con người Việt Nam.
Tuy nhiên, ngoại trừ những làng nghề hấp dẫn khách hàng kể trên thì phần lớn các làng nghề gần như bị bỏ quên hoặc vắng bóng du khách dù đã có tên trong sản phẩm tour của các hãng lữ hành.
PGS.TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm điều tra dư luận xã hội - Viện Xã hội học, băn khoăn: “Các sản phẩm du lịch có sự trùng lắp giữa các làng nghề. Khách tham quan đi đến làng nghề nào cũng thấy những quà lưu niệm như vòng đeo tay, dây đeo giống hệt nhau. Đặc biệt là vào các kỳ lễ hội thì độ trùng lắp càng cao. Dường như các làng nghề, các lễ hội mặc chung một bộ quần áo, họ không nhấn mạnh được thế mạnh của mình”.
Điều đáng nói là du lịch làng nghề còn phát triển tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp; ngay cả những làng nghề thu hút du khách đến tham quan cũng vậy. Tại không ít điểm du lịch làng nghề, du khách phải lắc đầu ngán ngẩm về sự đơn điệu... họ chỉ biết tha thẩn trên đường làng, nhìn ngắm những người thợ làm việc. Điều thất vọng hơn đối với du khách là khâu thuyết minh ở nhiều làng nghề hầu như chẳng theo bài bản gì. Đã vậy, không ít tour làng nghề hiện còn thiếu ngay cả cái tối thiểu nhất là cung cấp cho du khách một bản thuyết minh tường tận về lịch sử làng nghề và đặc thù của những sản phẩm trong làng nghề ấy.
Bên cạnh đó, tình trạng chung của người dân ở các làng nghề là thiếu kiến thức về du lịch và không biết ngoại ngữ. Người dân không có hiểu biết về tiếp thị, không được học cách tiếp khách du lịch... Kết quả là khách du lịch đến tham quan nhưng không biết phải tham quan cái gì, không hiểu gì về văn hóa cũng như tập quán sản xuất của nơi tham quan vì không có cơ hội tiếp xúc với người dân và công việc của họ.
Ngoài ra, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở các làng nghề cũng là vấn đề đáng lưu tâm. “Chúng ta có thể thấy rằng trong bất cứ địa hạt nào của văn hoá, đạo đức đến trình diễn, du lịch đều xuất phát từ truyền thống. Vì vậy, chúng ta không tận dụng được cái mạch truyền thống ấy thì chẳng khác tự trói tay, trói chân mình. Cái có sức hút lâu bền, thu hút đặc biệt du khách nước ngoài chính là bản sắc văn hóa nội tại ở mỗi miền”, PGS.TS. Trịnh Hòa Bình nhấn mạnh. Theo các chuyên gia, làng nghề đang cần một “bà đỡ” để làm bệ phóng phát triển về du lịch.
Theo đó, rất cần các cấp các ngành chung tay thực hiện tốt quy hoạch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch gắn với làng nghề trong cả nước và từng địa phương. Đồng thời hỗ trợ các làng nghề khôi phục, phát triển các nghề truyền thống, hoạt động văn hoá dân gian, xây dựng môi trường du lịch văn hoá. Cải thiện cơ sở hạ tầng kết hợp bảo vệ môi trường du lịch sinh thái. Việc khảo sát, xây dựng phát triển làng nghề gắn với các tuyến du lịch cũng rất quan trọng, trong đó tập trung tổ chức quảng bá về các làng nghề, sản phẩm làng nghề, cơ sở, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề nằm trong các tuyến du lịch; lựa chọn, đào tạo hướng dẫn viên du lịch cho chính đội ngũ thợ thủ công trong các làng nghề.
Mới đây Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn đã phê duyệt Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề với mục tiêu đến năm 2015 bảo tồn từ 30-40 làng nghề truyền thống; phát triển 50-70 làng nghề mới và làng nghề gắn với du lịch. Đó chính là tín hiệu vui đối với sự phát triển làng nghề nói chung và du lịch làng nghề nói riêng. Chương trình này chú trọng tới phát triển làng nghề gắn với các tuyến, điểm du lịch trên cả nước, thông qua các tuyến du lịch để quảng bá các làng nghề, sản phẩm làng nghề, hộ sản xuất và các nghệ nhân của làng nghề; kết hợp du lịch làng nghề với các tuyến du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch về cội nguồn...