Du lịch tàu biển nhất thiết phải “xanh hóa”

Tường Bách
Chia sẻ

Theo Hiệp hội Du thuyền quốc tế, số lượng hành khách đi du lịch biển dự kiến tăng lên hơn 31,5 triệu lượt trong năm nay, tăng từ khoảng 20 triệu vào năm 2022 và cao hơn khoảng 6% so với mức trước đại dịch Covid-19…

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đầu năm tới, các hãng vận tải có tàu khởi hành hoặc kết thúc hành trình ở châu Âu, bao gồm cả những hãng du thuyền lớn, sẽ phải bắt đầu trả thuế cho một phần lượng khí thải thông qua hệ thống mua bán khí thải của Liên minh châu Âu (EU). Bắt đầu từ năm 2025 một luật riêng của EU sẽ buộc các công ty vận tải tăng dần sử dụng nhiên liệu phát thải carbon thấp hơn. Luật cũng yêu cầu các cảng lớn trong khối cung cấp kết nối điện trên bờ cho du thuyền và tàu container vào năm 2030.

NỖ LỰC BẮT ĐẦU TỪ NHIÊN LIỆU THAY THẾ

Trong những năm gần đây, hình thức du lịch trên biển đã bị chỉ trích gay gắt vì tạo ra chất thải và gây ô nhiễm lớn do phát thải khí nhà kính cao. Tại châu Âu, tàu du lịch ở cảng Palma của hòn đảo Mallorca, Tây Ban Nha đã gây ra những đám mây đen ô nhiễm vần vũ trên các bãi biển. Palma đứng thứ hai ở châu Âu, sau Barcelona, trong số các thành phố ô nhiễm không khí lớn nhất do tàu du lịch. Chỉ riêng trong năm nay, các con tàu ở Palma đã thải ra 38.500 tấn CO2, 890 tấn NO2 và 635 tấn SO2.

Các nhà hoạt động môi trường cho rằng các công ty vận chuyển khách du lịch vẫn chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp để bảo vệ môi trường, khí hậu và sức khỏe cộng đồng. Trong khi đó, The Nature and Biodiversity Conservation Union (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học) cho biết tiến trình giảm phát thải của ngành công nghiệp tàu du lịch không được thực hiện đủ nhanh. Tương tự, Hiệp hội môi trường quốc tế Friends of the Earth (Những người bạn của Trái đất) đưa ra một nghiên cứu cho thấy, mỗi hành khách trên tàu du lịch tạo ra lượng khí thải nhà kính gấp 8 lần so với một người đi nghỉ trên đất liền.

Marcie Keever, chuyên gia vận chuyển của Friends of the Earth cho biết: “Các hãng du thuyền thích khoe khoang về việc cắt giảm ô nhiễm nhựa và sử dụng ít năng lượng hơn trên tàu. Nhưng họ bỏ qua yếu tố có tác động lớn nhất đến lượng khí thải CO2 - một khối lượng lớn và chất lượng kém của loại nhiên liệu mà họ đang sử dụng”. Thực tế là, một nửa số tàu du lịch hiện tại vẫn sử dụng dầu nhiên liệu nặng HFO - loại dầu có đặc biệt kém về môi trường.

Theo các nhà nghiên cứu tại Oko-Institut, một tổ chức tư vấn và nghiên cứu phi lợi nhuận ở Đức, metanol xanh (green methanol) hiện được coi là nhiên liệu thay thế hứa hẹn nhất. Nora Wissner, một trong những tác giả của nghiên cứu của Oko-Institut, giải thích nếu khí mê-tan được tạo ra bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo và carbon dioxide được chiết xuất từ khí quyển, thì nó có thể cung cấp năng lượng cho các tàu du lịch theo cách trung lập với khí hậu. Tuy nhiên, vấn đề chính là metanol xanh hiện không được sản xuất đủ số lượng.

Ngoài ra còn có vấn đề sản xuất tàu. Đóng một con tàu du lịch mất vài năm và tiêu tốn hàng trăm triệu Euro. Theo WSJ, các hãng du thuyền chịu áp lực phải hành động nhanh chóng nhưng phải kỹ lưỡng vì những con tàu đặt đóng hiện tại có thể sẽ hoạt động trong nhiều thập niên.

“Chúng tôi đóng những con tàu có tuổi thọ vận hành đến 40 năm. Vì vậy, chúng tôi buộc phải dự đoán được những xu hướng năng lượng mới có thể được cập nhật trong tương lai”, theo Torstein Hagen, Chủ tịch của hãng du thuyền Viking (Thụy Sĩ), công ty đã đặt đóng các các tàu có thể sử dụng nhiên liệu hydrogen tái tạo. Ông cho biết, các quy định sắp tới sẽ ảnh hưởng đến các loại tàu mà hãng sẽ đặt đóng trong tương lai, cách hãng chuyển đổi sang nhiên liệu thay thế và nỗ lực cải thiện hiệu quả của tàu.

Một số công ty khác lại đang tập trung vào khí hóa lỏng (LNG) và nhiên liệu sinh học thay thế. Chẳng hạn, Công ty du lịch Hurtigruten (Na Uy) đặt mục tiêu vận hành một đội tàu hybrid hoàn toàn, trang bị thêm cho tất cả 16 tàu của mình với sự kết hợp của LNG, pin và khí sinh học. Khi động cơ tạo ra năng lượng dư thừa, nó sẽ được chuyển vào pin. Điều này đảm bảo cho động cơ hoạt động trơn tru và tối ưu mọi lúc, giảm đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 47-2023 phát hành ngày 20-11-2023. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Du lịch tàu biển nhất thiết phải “xanh hóa” - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con