Đưa người nghèo đi xuất khẩu lao động
Theo một đề án mới của Chính phủ, người nghèo sẽ được hỗ trợ nhiều mặt để đi xuất khẩu lao động
Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần phải làm gì và có những chính sách hỗ trợ như thế nào để người dân ở 61 huyện nghèo được đi xuất khẩu lao động?
Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo nhằm xây dựng một đề án đẩy mạnh xuất khẩu lao động, vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
Hỗ trợ tài chính
Báo cáo của 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% thì mới chỉ có 30 huyện có người đi xuất khẩu lao động, tính đến năm 2007 số lượng đưa đi mới đạt khoảng 4500 người.
Do vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất xây dựng đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2009 - 2015”.
Theo dự thảo sơ bộ, mục tiêu cụ thể của đề án là từ năm 2009 đến 2015 đưa được khoảng 100 ngàn người ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc ít người về học phí học nghề, giáo dục định hướng, chi phí ăn ở, đi lại trong thời gian học tập và các khoản chi phí thủ tục cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Còn những đối tượng không thuộc huyện nghèo cũng được hỗ trợ một phần học phí học nghề và giáo dục định hướng.
Chính quyền địa phương (huyện, xã) sẽ được hỗ trợ chi phí trong tuyên truyền vận động, tuyển chọn lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, giáo dục định hướng, tuyển chọn lao động.
Bên cạnh đó, người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi. Người lao động sẽ được vay với mức lãi suất đủ trang trải các chi phí theo lãi suất vay vốn quỹ quốc gia việc làm và thời gian vay bằng thời gian hợp đồng lao động. Doanh nghiệp có thể được vay ưu đãi mức vay lên tới 50-70% để đầu tư trang thiết bị , chỗ ở phục công tác đào tạo nghề cho người lao động.
Các hỗ trợ khác
Tuy nhiên, cụ thể chính sách hỗ trợ như thế nào và dạy nghề ra sao vẫn đang còn nhiều vấn đề, bởi chất lượng nguồn lao động đang là thách thức và là rào cản cho công tác xuất khẩu lao động tại 61 huyện nghèo hiện nay.
Theo ông Ngô Thanh Hùng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, thậm chí, không chỉ dạy nghề mà còn khi còn phải dạy văn hóa cho bà con. Ông Hùng cho rằng, việc đào tạo tập trung sẽ giúp đồng bào quen với việc xa nhà cũng như rèn luyện tác phong, kỷ luật. Thời gian đào tạo nghề cho người dân tộc cũng cần dài hơn.
Cùng ý kiến này, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó tổng giám đốc Vinaconex cho rằng, đào tạo nghề cho người trình độ thấp chỉ nên đào tạo những nghề như thợ nề, thợ mộc. Chương trình đào tạo nghề ngắn gọn và thiết thực nhất để giảm chi phí.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, đưa người nghèo đi xuất khẩu lao động không chỉ là việc giúp họ kiếm được 20 hay 30 triệu đồng mà quan trọng là phải đào tạo cho họ có một nghề sau khi đi xuất khẩu lao động về.
Vấn đề chính sách về vốn cũng được các đại biểu đặt ra tại hội nghị, bởi đây là những huyện nghèo nhất nước nên rất khó khăn. Theo đại diện Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi, để đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động ở những huyện nghèo thì trước tiên cần tháo gỡ là công tác vay vốn cũng như hỗ trợ tối đa cho người lao động trong học nghề và làm các thủ tục khám sức khỏe, làm hộ chiếu.
Với các huyện nghèo, doanh nghiệp cần cử những cán bộ tâm huyết, không ngại khó, ngại khổ và tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho người lao động. Đại diện huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, cần có cơ chế cung cấp thông tin, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn đến tận cơ sở.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa nhấn mạnh, việc đẩy nhanh giảm nghèo tại các huyện nghèo là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ sẽ có cơ chế đặc thù cho các huyện này, ngoài các chính sách hiện tại sẽ có hỗ trợ thêm.
Do vậy, mỗi huyện cần xác định rõ nguồn lực cho công tác xuất khẩu lao động như thế nào; các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia đề án cũng cần chuẩn bị nghiêm túc công tác đào tạo; có những đơn hàng tốt nhằm hạn chế rủi ro cho người lao động; đồng thời cần có sự phối hợp đồng bộ và liên ngành từ Trung ương tới cơ sở.
Ông Hòa đề nghị, A18 Bộ Công an cho phép doanh nghiệp được là đầu mối làm hộ chiếu và visa cho người lao động; đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội xác định mức cho vay cụ thể đối với các đối tượng chính sách và hộ nghèo, có cơ chế xử lý rủi ro cho phù hợp.
Đây là những vấn đề được đặt ra tại hội thảo nhằm xây dựng một đề án đẩy mạnh xuất khẩu lao động, vừa được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.
Hỗ trợ tài chính
Báo cáo của 61 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% thì mới chỉ có 30 huyện có người đi xuất khẩu lao động, tính đến năm 2007 số lượng đưa đi mới đạt khoảng 4500 người.
Do vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất xây dựng đề án “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững tại các huyện nghèo giai đoạn 2009 - 2015”.
Theo dự thảo sơ bộ, mục tiêu cụ thể của đề án là từ năm 2009 đến 2015 đưa được khoảng 100 ngàn người ở các huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài, trong đó Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ hỗ trợ người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc ít người về học phí học nghề, giáo dục định hướng, chi phí ăn ở, đi lại trong thời gian học tập và các khoản chi phí thủ tục cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài. Còn những đối tượng không thuộc huyện nghèo cũng được hỗ trợ một phần học phí học nghề và giáo dục định hướng.
Chính quyền địa phương (huyện, xã) sẽ được hỗ trợ chi phí trong tuyên truyền vận động, tuyển chọn lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề, giáo dục định hướng, tuyển chọn lao động.
Bên cạnh đó, người lao động và doanh nghiệp cũng sẽ được hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi. Người lao động sẽ được vay với mức lãi suất đủ trang trải các chi phí theo lãi suất vay vốn quỹ quốc gia việc làm và thời gian vay bằng thời gian hợp đồng lao động. Doanh nghiệp có thể được vay ưu đãi mức vay lên tới 50-70% để đầu tư trang thiết bị , chỗ ở phục công tác đào tạo nghề cho người lao động.
Các hỗ trợ khác
Tuy nhiên, cụ thể chính sách hỗ trợ như thế nào và dạy nghề ra sao vẫn đang còn nhiều vấn đề, bởi chất lượng nguồn lao động đang là thách thức và là rào cản cho công tác xuất khẩu lao động tại 61 huyện nghèo hiện nay.
Theo ông Ngô Thanh Hùng, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị, thậm chí, không chỉ dạy nghề mà còn khi còn phải dạy văn hóa cho bà con. Ông Hùng cho rằng, việc đào tạo tập trung sẽ giúp đồng bào quen với việc xa nhà cũng như rèn luyện tác phong, kỷ luật. Thời gian đào tạo nghề cho người dân tộc cũng cần dài hơn.
Cùng ý kiến này, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó tổng giám đốc Vinaconex cho rằng, đào tạo nghề cho người trình độ thấp chỉ nên đào tạo những nghề như thợ nề, thợ mộc. Chương trình đào tạo nghề ngắn gọn và thiết thực nhất để giảm chi phí.
Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa, đưa người nghèo đi xuất khẩu lao động không chỉ là việc giúp họ kiếm được 20 hay 30 triệu đồng mà quan trọng là phải đào tạo cho họ có một nghề sau khi đi xuất khẩu lao động về.
Vấn đề chính sách về vốn cũng được các đại biểu đặt ra tại hội nghị, bởi đây là những huyện nghèo nhất nước nên rất khó khăn. Theo đại diện Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Ngãi, để đẩy mạnh phong trào xuất khẩu lao động ở những huyện nghèo thì trước tiên cần tháo gỡ là công tác vay vốn cũng như hỗ trợ tối đa cho người lao động trong học nghề và làm các thủ tục khám sức khỏe, làm hộ chiếu.
Với các huyện nghèo, doanh nghiệp cần cử những cán bộ tâm huyết, không ngại khó, ngại khổ và tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất cho người lao động. Đại diện huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, cần có cơ chế cung cấp thông tin, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn đến tận cơ sở.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Hòa nhấn mạnh, việc đẩy nhanh giảm nghèo tại các huyện nghèo là quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Chính phủ sẽ có cơ chế đặc thù cho các huyện này, ngoài các chính sách hiện tại sẽ có hỗ trợ thêm.
Do vậy, mỗi huyện cần xác định rõ nguồn lực cho công tác xuất khẩu lao động như thế nào; các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia đề án cũng cần chuẩn bị nghiêm túc công tác đào tạo; có những đơn hàng tốt nhằm hạn chế rủi ro cho người lao động; đồng thời cần có sự phối hợp đồng bộ và liên ngành từ Trung ương tới cơ sở.
Ông Hòa đề nghị, A18 Bộ Công an cho phép doanh nghiệp được là đầu mối làm hộ chiếu và visa cho người lao động; đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội xác định mức cho vay cụ thể đối với các đối tượng chính sách và hộ nghèo, có cơ chế xử lý rủi ro cho phù hợp.