Đứt cáp quang biển ảnh hưởng đường truyền Internet tại Việt Nam
Tuyến cáp quang biển AAG lại xảy ra sự cố làm toàn bộ nhánh cáp biển đi vào Việt Nam ở khu vực Vũng Tàu bị ngắt kết nối
Theo thông tin từ Công ty Viễn thông Viettel, sáng 30/8/2011, tuyến cáp quang biển AAG (Asia America Gateway) đã xảy ra sự cố bất ngờ làm toàn bộ nhánh cáp biển đi vào Việt Nam ở khu vực Vũng Tàu bị ngắt kết nối.
Sự cố trên đã khiến tất cả lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang hoạt động trên tuyến này bị ảnh hưởng, trong đó có Công ty Viễn thông Viettel.
Cụ thể, theo Viettel, việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng (như dịch vụ web, e-mail, thoại, video…) do lưu lượng dồn qua các hướng dự phòng gây tình trạng nghẽn. Với các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Hiện nay, tổ chức AAG đã lên kế hoạch sửa chữa, tuy nhiên, do đặc thù công việc diễn ra trên biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên chưa thể xác định chính xác thời gian hoàn thành. Trong điều kiện thời tiết xấu, thời gian sửa chữa có thể kéo dài đến một tháng.
Công ty Viễn thông Viettel, ngay từ thời điểm xảy ra sự cố, doanh nghiệp đã bổ sung lưu lượng các tuyến cáp quốc tế khác để khách hàng có thể sử dụng được dịch vụ. Tuy nhiên việc liên lạc trao đổi thông tin đi quốc tế vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Viettel khuyến cáo khách hàng nên chuyển sang sử dụng các dịch vụ Internet trong nước, hạn chế dùng các dịch vụ Internet quốc tế vào thời điểm này.
Tuy nhiên, một nhà cung cấp dịch vụ khác là Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) cho biết, do trong tháng 8/2011, FPT Telecom đã mở rộng băng thông quốc tế thêm 20GB nên việc đứt cáp quang biển AAG lần này không ảnh hưởng nhiều đến việc truy cập Internet của khách hàng FPT.
Như vậy, đây là lần thứ hai tuyến cáp quang biển AAG bị đứt. Trước đó là vào ngày 8/3/2011. Việc tuyến cáp quang biển AAG bị đứt cũng đã ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.
Sự cố trên đã khiến tất cả lưu lượng của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam đang hoạt động trên tuyến này bị ảnh hưởng, trong đó có Công ty Viễn thông Viettel.
Cụ thể, theo Viettel, việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng (như dịch vụ web, e-mail, thoại, video…) do lưu lượng dồn qua các hướng dự phòng gây tình trạng nghẽn. Với các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Hiện nay, tổ chức AAG đã lên kế hoạch sửa chữa, tuy nhiên, do đặc thù công việc diễn ra trên biển phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên chưa thể xác định chính xác thời gian hoàn thành. Trong điều kiện thời tiết xấu, thời gian sửa chữa có thể kéo dài đến một tháng.
Công ty Viễn thông Viettel, ngay từ thời điểm xảy ra sự cố, doanh nghiệp đã bổ sung lưu lượng các tuyến cáp quốc tế khác để khách hàng có thể sử dụng được dịch vụ. Tuy nhiên việc liên lạc trao đổi thông tin đi quốc tế vẫn chưa ổn định hoàn toàn. Viettel khuyến cáo khách hàng nên chuyển sang sử dụng các dịch vụ Internet trong nước, hạn chế dùng các dịch vụ Internet quốc tế vào thời điểm này.
Tuy nhiên, một nhà cung cấp dịch vụ khác là Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom) cho biết, do trong tháng 8/2011, FPT Telecom đã mở rộng băng thông quốc tế thêm 20GB nên việc đứt cáp quang biển AAG lần này không ảnh hưởng nhiều đến việc truy cập Internet của khách hàng FPT.
Như vậy, đây là lần thứ hai tuyến cáp quang biển AAG bị đứt. Trước đó là vào ngày 8/3/2011. Việc tuyến cáp quang biển AAG bị đứt cũng đã ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.