Giá sữa trong nước cao do gánh nhiều chi phí?

Y Nhung
Chia sẻ

Thời gian qua giá vốn có xu hướng giảm, thuế nhập khẩu ổn định, song giá bán sữa trên thị trường vẫn không giảm

Nguyên nhân kiến giá sữa trong nước cao là do các nhà nhập khẩu đã quá mạnh tay đối với các hoạt động quảng cáo, tiếp thị...
Nguyên nhân kiến giá sữa trong nước cao là do các nhà nhập khẩu đã quá mạnh tay đối với các hoạt động quảng cáo, tiếp thị...
Thời gian qua giá vốn có xu hướng giảm, thuế nhập khẩu ổn định, (đã tính biến động tỷ giá) song giá bán sữa trên thị trường vẫn không giảm.

Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp kinh doanh đã “quá” mạnh tay chi cho các khoản như: lương, quản lý, khuyến mãi, tiếp thị, hoa hồng... Thanh tra Bộ Tài chính đã có kết luận chính thức về điều này sau khi kiểm tra về giá và thuế tại một số doanh nghiệp sữa, cuối tháng 11 vừa qua.   
 
Giá bán cao gấp đôi giá vốn


Công ty Mead Johnson Nuttrition Việt Nam 100% vốn nước ngoài nhập khẩu 31 mặt hàng từ sữa, trong đó có 2 nhóm hàng dành cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi là Enfagrow và Enfakid. Qua kiểm tra đã phát hiện, công ty không trực tiếp bán lẻ, không chịu trách nhiệm về giá bán sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.

Giá bán đến nhà phân phối được xác định như sau: lấy giá vốn cộng thêm từ 40-50% lãi gộp, cùng với tình hình thị trường và kết quả đàm phán với nhà phân phối để xác định giá bán cho từng mặt hàng. Đáng chú ý, công ty chỉ thông báo cho nhà phân phối, không khuyến cáo công bố giá bán này trên thị trường và cho người tiêu dùng biết.

Sáu tháng đầu năm 2009, công ty này nhập khẩu Enfagrow 900g giá 108.150 đồng/hộp; cộng thêm 5.407 đồng tiền thuế (5%); giá bán lẻ là 266.818. đồng/hộp; Enfakid 900g giá nhập khẩu là 102.893 đồng/hộp, cộng thuế 5.144 đồng thành tiền bán lẻ là 229.545 đồng/hộp. Thời kỳ từ tháng 1/2/2009 đến 15/3/2009, công ty chiết khấu cho nhà phân phối 25% giá bán đối với một số mặt hàng, nhưng giá bán của sản phẩm trên thị trường không hề giảm. 

Đối với Công ty Phân phối Tiên Tiến, từ tháng 1-7/2008, công ty này khẩu trực tiếp các mặt hàng sữa của Mead Johnson Nuttrition Thái Lan về bán. Sau thời điểm đó đến nay, với tư cách là nhà phân phối của Mead Johnson Nuttrition Việt Nam; giá mua bán do hai bên thoả thuận. Chênh lệch giữa giá vốn và giá bán qua giai đoạn nhâp khẩu trực tiếp giữa giá bán với giá CIF tăng từ 5- 11%, bình quân là 8%; giai đoạn là nhà phân phối chênh lệch giữa giá bán với giá mua tăng từ 14-29%, bình quân 23,5%.

Công ty Nestlé Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, mặt hàng sữa nhập khẩu chủ yếu từ các nước Asean và Hà Lan. Kết quả thanh tra cho thấy: giá mua vào theo ngoại tệ không tăng mà có xu hướng giảm nhất là sáu tháng đầu năm 2009, nhưng giá bán ra không giảm mà giữ nguyên như năm 2008.

Cụ thể: sữa Lactogen3 – 900g nhập khẩu 66.950 đồng cộng thuế 5% (3.347 đồng/hộp) giá bán lẻ 131.800 đồng; Nestle Gấu 1- 900g giá nhập 72.361 đồng cộng thuế 5% giá bán là 220.000 đồng/hộp.

Trong năm 2008, công ty này đã có khoảng 4 đợt tăng giá sữa với mỗi lần tăng từ 5-6%. Sáu tháng đầu năm 2009 của các loại sữa vẫn giữ nguyên. Nhưng sau đó, công ty đã có nỗ lực giảm giá sữa từ 12- 18% so với giá tháng 6/2009.  

Chi phí quảng cáo chiếm tới 30%

Theo quy định tại Thông tư số 134/2007/TT-BTC, các chi phí quảng cáo tiếp thị được không chế ở mức 10% được coi là chi phí hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế, khoản chi phí này đã được các doanh nghiệp trên mạnh tay hơn rất nhiều.

Kết luận thanh tra cho thấy: tại Nestlé Việt Nam, chi phí tiếp thị quảng cáo năm 2008 lên tới 20,56 tỷ đồng (chiếm 38% trong chi phí kinh doanh). Sáu tháng đầu năm 2009, khoản chi  này là 14,04 tỷ đồng (chiếm 27% tổng chi phí kinh doanh). Như vậy, chí phí quảng cáo, tiếp thị của công ty chiếm khoảng 30% chi phí kinh doanh.

Với Công ty Mead Johnson Nuttrition Việt Nam, đoàn thanh tra cũng đã chỉ ra dù giá sữa nhập khẩu ổn định, chính sách thuế nhập khẩu ổn định, thuế giá trị gia tăng mặt hàng sữa của Việt Nam ổn định nhưng giá bán ra của công ty này vẫn cao.

Nguyên nhân chính là do chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo của công ty luôn ở mức "chót vót". Sáu tháng cuối năm 2008 chi phí này là 53,46%. Trong đó quảng cáo chiếm 25,66% (tương ứng 83,4 tỷ đồng). Nửa đầu năm 2009 là 36,2%, trong đó quảng cáo chiếm 26,2 % (tương ứng 52,78 tỷ đồng).

Đối với công ty Phân phối Tiên Tiến, chi phí bán hàng trên tổng chi phí sáu tháng đầu năm 2009 so với sáu tháng đầu năm 2008 đã tăng từ 62,65% lên 85,08%. Trong đó tiền lương tăng từ 29,53- 35,84%, chí phí tiếp thị quảng cáo tăng từ 21,21- 42,75% (từ 17 tỷ đồng lên tới 60,357 tỷ đồng).

Từ thực tế kiểm tra nêu trên, trong văn bản do chánh thanh tra Bộ Tài chính Nguyễn Kim Liên ký gửi cấp trên đã khẳng định: Nếu tiết giảm được các chi phí, nhất là quảng cáo, tiếp thị hợp đồng; đồng thời cùng với nhà phân phối quản lý giá bán sữa đến tay người tiêu dùng thì cơ bản các doanh nghiệp có thể giảm giá bán các sản phẩm sữa nhập khẩu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con