Giá xe nhập khẩu: Khoảng lặng trước bão
Thị trường xe hơi nhập khẩu đang nín lặng sau khi Bộ Tài chính ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc lên 83%
Thị trường xe hơi nhập khẩu đang nín lặng sau khi Bộ Tài chính ban hành mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc lên 83%.
Vì sao các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô vẫn chưa đưa ra chính sách giá mới áp dụng theo mức thuế mới? Liệu có phải đây là một khoảng lặng báo hiệu một “cơn bão giá” chưa từng có hay giới kinh doanh xe “ngoại” đang tính toán phương án chịu lỗ để giữ khách hoặc thậm chí là phương án… phá sản?
Sẽ là rất khó để đưa ra câu trả lời chắc chắn. Tuy nhiên, việc bóc tách vấn đề, phân tích vài dấu hiệu của thị trường cũng sẽ phần nào làm nổi lên bức tranh về thị trường xe hơi trước “cơn bão giá”.
Toyota Việt Nam vừa cho ra mắt thị trường mẫu xe SUV Land Cruiser. Đây là mẫu xe đa dụng đã từng được hãng xe này lắp ráp và gặt hái được thành công lớn ở thị trường nội địa. Thế nhưng, ngay trong ngày ra mắt thị trường thì quyết định tăng thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính được đưa đến. Điều đó đồng nghĩa mức giá 99.000 USD/chiếc được Toyota Việt Nam thông báo lập tức bị vô hiệu hóa. Ba ngày sau, hãng xe này vẫn chưa xây dựng được giá mới cho Land Cruiser.
Tương tự Toyota Việt Nam, rất nhiều nhà nhập khẩu khác cũng vẫn đang “lặng thinh” khi được hỏi về giá mới. Có chăng câu trả lời được đưa ra với những sự ước lượng “có thể” hoặc “sẽ vào khoảng”.
Lâu nay Mercedes-Benz Việt Nam luôn là hãng xe phản ứng nhanh nhạy nhất trước những chính sách liên quan đến ngành ôtô được ban hành. Đơn cử sau 3 quyết định giảm thuế nhập khẩu trong năm 2007, mặc dù khi đó Mercedes-Benz chỉ là một liên doanh lắp ráp xe trong nước những cũng đã ngay lập tức (và duy nhất) đưa ra chính sách giảm giá.
Nay, khi đã tham gia thị trường xe nhập khẩu, nhưng sau khi mức thuế mới được ban hành, hãng xe này vẫn chưa đưa ra được bảng giá mới.
Đối với Hyundai Việt Nam, mẫu sedan khá sang trọng Azera vừa ra mắt thị trường hôm 22/4 cũng đã ngay lập tức phải chịu thuế mới. Chỉ có điều, đại diện hãng xe này vẫn luôn tự tin trước những khó khăn mà “bão giá” sắp tới xảy ra mang lại bởi hãng đang sở hữu nhiều mẫu xe hấp dẫn và ăn khách.
Có lẽ tình cảnh ảm đạm nhất chính là Euro Auto, nhà phân phối chính thức thương hiệu xe hơi BMW. Dường như lần tăng thuế nhập khẩu vừa qua cũng chỉ là một “cơn gió” tăng cường đẩy Euro Auto vào tình thế khó khăn hơn khi trước đó, mức thuế tăng lên 70% cộng với tỷ giá trên đồng ngoại tệ Euro mà công ty này buộc phải sử dụng để nhập khẩu đã quá đủ làm Euro Auto mệt mỏi.
Không ít lần trò chuyện, vị tổng giám đốc công ty đã nửa đùa nửa thật, “cứ kiểu này chắc Euro Auto “chết””.
Khi được hỏi tại sao thuế tăng đã mấy ngày mà vẫn chưa đưa ra giá mới, đại diện nhiều hãng xe đều trả lời thận trọng về một sự… thận trọng. Các doanh nghiệp này cho rằng lần tăng giá trước đây đã có thể coi là quá đủ để họ rơi vào tình thế khó khăn, nay mức thuế mới được ban hành, lại với mức tăng cao hơn (13%), nếu xây dựng giá không cẩn thận, họ sẽ mất khách hàng đồng nghĩa có thể phá sản.
“Nếu tăng giá bán theo mức tương ứng với thuế thì giá xe sẽ rất cao. Trong bối cảnh đó, không ai dám chắc khách hàng sẽ lại đổ về các showroom xe lắp ráp bởi dù có tăng thì xe lắp ráp vẫn “nhẹ nợ” hơn. Còn nếu tăng ít thì khá nhiều doanh nghiệp sẽ chịu thua lỗ, và nếu kéo dài thêm nữa, phá sản là tình trạng khó tránh khỏi”, đại diện một nhà nhập khẩu giãi bày.
Vì sao các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô vẫn chưa đưa ra chính sách giá mới áp dụng theo mức thuế mới? Liệu có phải đây là một khoảng lặng báo hiệu một “cơn bão giá” chưa từng có hay giới kinh doanh xe “ngoại” đang tính toán phương án chịu lỗ để giữ khách hoặc thậm chí là phương án… phá sản?
Sẽ là rất khó để đưa ra câu trả lời chắc chắn. Tuy nhiên, việc bóc tách vấn đề, phân tích vài dấu hiệu của thị trường cũng sẽ phần nào làm nổi lên bức tranh về thị trường xe hơi trước “cơn bão giá”.
Toyota Việt Nam vừa cho ra mắt thị trường mẫu xe SUV Land Cruiser. Đây là mẫu xe đa dụng đã từng được hãng xe này lắp ráp và gặt hái được thành công lớn ở thị trường nội địa. Thế nhưng, ngay trong ngày ra mắt thị trường thì quyết định tăng thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính được đưa đến. Điều đó đồng nghĩa mức giá 99.000 USD/chiếc được Toyota Việt Nam thông báo lập tức bị vô hiệu hóa. Ba ngày sau, hãng xe này vẫn chưa xây dựng được giá mới cho Land Cruiser.
Tương tự Toyota Việt Nam, rất nhiều nhà nhập khẩu khác cũng vẫn đang “lặng thinh” khi được hỏi về giá mới. Có chăng câu trả lời được đưa ra với những sự ước lượng “có thể” hoặc “sẽ vào khoảng”.
Lâu nay Mercedes-Benz Việt Nam luôn là hãng xe phản ứng nhanh nhạy nhất trước những chính sách liên quan đến ngành ôtô được ban hành. Đơn cử sau 3 quyết định giảm thuế nhập khẩu trong năm 2007, mặc dù khi đó Mercedes-Benz chỉ là một liên doanh lắp ráp xe trong nước những cũng đã ngay lập tức (và duy nhất) đưa ra chính sách giảm giá.
Nay, khi đã tham gia thị trường xe nhập khẩu, nhưng sau khi mức thuế mới được ban hành, hãng xe này vẫn chưa đưa ra được bảng giá mới.
Đối với Hyundai Việt Nam, mẫu sedan khá sang trọng Azera vừa ra mắt thị trường hôm 22/4 cũng đã ngay lập tức phải chịu thuế mới. Chỉ có điều, đại diện hãng xe này vẫn luôn tự tin trước những khó khăn mà “bão giá” sắp tới xảy ra mang lại bởi hãng đang sở hữu nhiều mẫu xe hấp dẫn và ăn khách.
Có lẽ tình cảnh ảm đạm nhất chính là Euro Auto, nhà phân phối chính thức thương hiệu xe hơi BMW. Dường như lần tăng thuế nhập khẩu vừa qua cũng chỉ là một “cơn gió” tăng cường đẩy Euro Auto vào tình thế khó khăn hơn khi trước đó, mức thuế tăng lên 70% cộng với tỷ giá trên đồng ngoại tệ Euro mà công ty này buộc phải sử dụng để nhập khẩu đã quá đủ làm Euro Auto mệt mỏi.
Không ít lần trò chuyện, vị tổng giám đốc công ty đã nửa đùa nửa thật, “cứ kiểu này chắc Euro Auto “chết””.
Khi được hỏi tại sao thuế tăng đã mấy ngày mà vẫn chưa đưa ra giá mới, đại diện nhiều hãng xe đều trả lời thận trọng về một sự… thận trọng. Các doanh nghiệp này cho rằng lần tăng giá trước đây đã có thể coi là quá đủ để họ rơi vào tình thế khó khăn, nay mức thuế mới được ban hành, lại với mức tăng cao hơn (13%), nếu xây dựng giá không cẩn thận, họ sẽ mất khách hàng đồng nghĩa có thể phá sản.
“Nếu tăng giá bán theo mức tương ứng với thuế thì giá xe sẽ rất cao. Trong bối cảnh đó, không ai dám chắc khách hàng sẽ lại đổ về các showroom xe lắp ráp bởi dù có tăng thì xe lắp ráp vẫn “nhẹ nợ” hơn. Còn nếu tăng ít thì khá nhiều doanh nghiệp sẽ chịu thua lỗ, và nếu kéo dài thêm nữa, phá sản là tình trạng khó tránh khỏi”, đại diện một nhà nhập khẩu giãi bày.