Giải pháp khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp

Trâm Anh
Chia sẻ

Báo cáo của Fiin Ratings cho thấy, có 20 tổ chức phát hành đang bị kẹt thanh khoản bởi không thể phát hành mới để đáo hạn trong khi phải mua lại trái phiếu trước hạn...

Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp đều đang bị ách tắc.
Các kênh huy động vốn của doanh nghiệp đều đang bị ách tắc.

Báo cáo của FiinRatings mới công bố cho thấy, giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp 10 tháng đầu năm giảm mạnh, chỉ đạt hơn 246,3 nghìn tỷ đồng, giảm sâu khoảng 64% so với cuối năm 2021.

Trong đó, có 236,8 nghìn tỷ đồng phát hành riêng lẻ và gần 9,53 nghìn tỷ đồng qua kênh chào bán ra công chúng, chiếm tỷ trọng khiêm tốn 4%. Kênh phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng ghi nhận 21 đợt chào bán, sụt giảm mạnh so với con số của năm 2021 là 40 đợt.

XOAY XỞ 1 ĐỒNG KHÓ GẤP 3

FiinRatings đánh giá sự suy giảm mạnh của hoạt động phát hành không chỉ đến từ các quy định mới của Nghị định 65 sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế được ban hành ngày 16/9/2022 mà còn đến từ các sự kiện vi phạm nợ và rủi ro pháp lý đối với nhà phát hành.

Giải pháp khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp - Ảnh 1

Trong khi hoạt động phát hành tụt dốc thì làn sóng mua lại trái phiếu doanh nghiệp trong 10 tháng đầu năm 2022 tăng 42% so với cùng kỳ 2021, đạt 143,44 nghìn tỷ đồng, tập trung vào các trái phiếu cận đáo hạn.

Thực hiện rà soát năng lực tài chính của nhóm top 20 tổ chức phát hành là doanh nghiệp niêm yết có giá trị phát hành lớn nhất, FiinRatings cho biết kết quả cho thấy các doanh nghiệp này đều đang chịu áp lực thanh khoản lớn trong ngắn hạn 12 tháng tới, do dòng tiền yếu và áp lực nợ trái phiếu và nợ tín dụng lớn hơn dòng tiền tạo ra trong khi các kênh huy động vốn đang gặp nhiều khó khăn. Rủi ro này cũng lớn hơn khi được đặt trong bối cảnh lãi suất tăng cao và nhiều ngành đang có triển vọng kém tích cực trong năm 2023.

Trao đổi với VnEconomy, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nhìn nhận rằng cùng một thời điểm dồn dập những yếu tố bất ổn từ kinh tế thế giới cùng những khó khăn trong nước như ngân hàng nới room nhỏ giọt, lãi suất tăng, thị trường vốn ách tắc, khiến doanh nghiệp không thể xoay xở nguồn vốn.

Như một bình lưu thông, hàng loạt nhân tố cộng hưởng tiếp tục gây sức ép khiến thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán ngày càng lao đao.

“Những lúc như thế này, doanh nghiệp xoay 1 đồng khó gấp 3 đồng lúc bình thường”, luật sư Trương Thanh Đức nói.

Phát biểu tại cuộc họp khẩn do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chủ trì họp với 7 công ty chứng khoán và 32 doanh nghiệp phát hành trái phiếu doanh nghiệp diễn ra tuần qua, lãnh đạo nhiều doanh nghiệp cho rằng nút thắt lớn nhất hiện nay đối với doanh nghiệp là dòng vốn, thanh khoản ách tắc.

Ông Nguyễn Vũ Long, Tổng giám đốc của VnDirect, thừa nhận rằng thực tế hiện nay, các kênh huy động vốn của doanh nghiệp đều đang bị ách tắc, ngân hàng đã hết "room" tín dụng ngay từ giữa quý 2, đầu quý 3. Các kênh huy động vốn khác của doanh nghiệp như thị trường cổ phiếu gần đây rất khó khăn. Trong khi đó, kênh trái phiếu trong quý 4 gần như không có doanh nghiệp nào huy động được trái phiếu mới.

“Trong ngắn hạn, điều quan trọng nhất là phải duy trì thanh khoản để các doanh nghiệp có dòng vốn lưu thông, từ đó mới có thể tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Thanh khoản bù đắp kịp thời nhất hiện nay sẽ đến từ tín dụng ngân hàng nhưng lại không thể cho vay mới bởi các ngân hàng đã cạn room”, ông Long nhấn mạnh.

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 48 phát hành ngày 28-11-2022. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Giải pháp khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp - Ảnh 2

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con