Giảm phát tiếp tục đè nặng kinh tế Trung Quốc

Bình Minh
Chia sẻ

“Còn quá sớm để nói rằng giảm phát sắp kết thúc, vì thị trường bất động sản vẫn còn đang yếu và cuộc chiến giảm giá ở nhiều lĩnh vực hàng tiêu dùng vẫn còn ở giai đoạn đầu”, một chuyên gia nói...

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.

Chỉ số giá nhà sản xuất (PPI) của Trung Quốc giảm 3,6% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu cú giảm mạnh nhất trong vòng gần 2 năm trở lại đây, trong bối cảnh cuộc chiến giảm giá trở nên nghiêm trọng hơn ở một nền kinh tế vốn đang phải đương đầu với sự trầm lắng của nhu cầu tiêu dùng.

Số liệu do Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) công bố ngày 9/7 cũng cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trở lại với trạng thái tăng sau 4 tháng giảm liên tiếp. Trong một cuộc khảo sát của hãng tin Reuters, các nhà kinh tế đã dự báo CPI tháng 6 của Trung Quốc đi ngang so với cùng kỳ 2024.

CPI lõi, thước đo không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng lớn nhất trong 14 tháng.

Tuy nhiên, mức giảm của chỉ số PPI là sâu hơn so với mức dự báo giảm 3,2% mà các nhà kinh tế đưa ra trong khảo sát của Reuters, và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 7/2023 - theo dữ liệu của LSEG. Chỉ số PPI của Trung Quốc đã giảm liên tục từ tháng 9/2022 đến nay, cho thấy áp lực giảm phát dai dẳng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Còn quá sớm để nói rằng giảm phát sắp kết thúc, vì thị trường bất động sản vẫn còn đang yếu và cuộc chiến giảm giá ở nhiều lĩnh vực hàng tiêu dùng vẫn còn ở giai đoạn đầu” - nhà kinh tế trưởng Zhiwei Zhang của công ty Pinpoint Asset Management nhận xét với hãng tin CNBC.

Tuần trước, tại một cuộc họp chính sách kinh tế do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trì, giới chức nước này đã chỉ trích tình trạng cạnh tranh quá mức bằng giá cả giữa các công ty Trung Quốc nhằm lôi kéo khách hàng và giảm lượng hàng tồn kho. Cuộc chiến giá cả này diễn ra trong bối cảnh thuế quan của Mỹ đe dọa hoạt động xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Bắc Kinh đã cam kết thắt chặt quy chế giám sát đối với các hành vi như giảm giá quá mức mà không thể tác động tới hành vi của người tiêu dùng trong khi bào mòn biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Lợi nhuận tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 5 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 10/2024.

“Doanh nghiệp nên được định hướng để cải thiện chất lượng sản phẩm và hỗ trợ cho việc cắt giảm có trật tự công suất sản xuất dư thừa”, một tờ báo nhà nước Trung Quốc đưa tin về cuộc họp chính sách kinh tế nói trên.

Giá tiêu dùng ở Trung Quốc tăng trong tháng 6 một phần do chương trình đổi hàng cũ lấy hàng mới, trong đó Chính phủ nước này trợ cấp cho người dân đổi đồ dùng cũ như thiết bị gia dụng, hàng điện tử và ô tô điện sang đồ mới.

Tuy nhiên, theo nhà kinh tế Zichung Huang của công ty Capital Economics, cú huých này có thể sẽ không còn trong nửa sau của năm nay và lạm phát lõi của Trung Quốc có thể lại nếu đi nếu tình trạng dư thừa nguồn cung còn tiếp diễn.

“Với nguồn cung hàng hóa tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nhu cầu, tình trạng dư thừa công suất dai dẳng đồng nghĩa rằng cuộc chiến giá cả có thể sẽ còn tiếp diễn giữa các nhà sản xuát Trung Quốc”, ông Huang nói thêm.

“Nếu không có chính sách kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn, Trung Quốc khó có thể thoát khỏi vòng xoáy giảm phát đang diễn ra”, nhà kinh tế trưởng vèe Trung Quốc của công ty Macquarie, ông Larry Hu, nhận định. Ông nói thêm rằng đà tăng trưởng xuất khẩu duy trì tốt của Trung Quốc trong những tháng gần đây đã phần nào làm suy giảm ý chí của Bắc Kinh trong việc kích thích tiêu dùng một cách mạnh mẽ hơn.

“Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc sẽ đợi cho tới khi xuất khẩu giảm mạnh”, ông Hu nói thêm.

Mặc thuế quan của Mỹ gây xáo trộn thương mại toàn cầu, xuất khẩu của Trung Quốc vẫn tăng trưởng vững trong những tháng qua. Kim ngạch xuất khẩu của nước này tăng 4,8% trong tháng 5 và tăng 8,1% trong tháng 4, một phần nhờ xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á tăng mạnh, bù đắp cho sự suy giảm của kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con