Giữa Bắc Kinh, Đô đốc Mỹ khẳng định tiếp tục tuần tra biển Đông
Đô đốc Mỹ Harry Harris: “Đây là lúc cần nhất đến đối thoại giữa hai quân đội”
Tại Bắc Kinh, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương (PACOM), Đô đốc Harry Harris ngày 3/11 đã lên tiếng bảo vệ lập trường của Washington trong vấn đề biển Đông.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, ông Harris cũng kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự Trung-Mỹ, một dấu hiệu cho thấy hai bên đang nỗ lực giảm bớt căng thẳng trên biển Đông.
Những tuyên bố trên được ông Harris đưa ra trong bài phát biểu tại Trung tâm Stanford thuộc Đại học Bắc Kinh nhân chuyến thăm châu Á. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông gia tăng.
Tuần trước, một tàu chiến của Mỹ đã tuần tra trong phạm vi 12 hải lý kể từ một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cuộc tuần tra này gửi tới Bắc Kinh một tín hiệu rằng Mỹ sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở khu vực này.
“Thông qua việc thống nhất giữa lời nói và chính sách ngoại giao của chúng tôi với các cuộc tuần tra tự do hàng hải thường lệ, chúng tôi muốn làm rõ rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp đang diễn ra, và quân đội của chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào, vào bất kỳ thời điểm nào mà luật pháp quốc tế cho phép”, Đô đốc Harris tuyên bố.
“Biển Đông không phải và sẽ không phải là ngoại lệ”, vị chỉ huy Mỹ khẳng định.
Tuy nhiên, ông Harris cũng nói rằng căng thẳng giữa hai chính phủ không nên gây ảnh hưởng bất lợi đến mối quan hệ tích cực giữa quân đội hai nước.
“Theo quan điểm của tôi, đây là lúc cần nhất đến đối thoại giữa hai quân đội. Duy trì liên lạc là một trong những cách tốt nhất để chúng ta tránh sự hiểu lầm và những toan tính quân sự sai lầm”, ông Harris phát biểu.
Đô đốc Harris tới Bắc Kinh giữa lúc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter tham dự hội nghị bộ trưởng bộ quốc phòng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Theo dự kiến, những quan ngại xung quanh vấn đề biển Đông sẽ là một chủ đề quan trọng tại hội nghị này.
Những tuyên bố của đô đốc Harris hầu như không có điểm gì mới, thậm chí là kém mạnh mẽ hơn so với những gì ông từng nói trước kia về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở biển Đông. Cách đây chưa lâu, ông Harris từng nói Trung Quốc đang tạo ra một “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” khi xây đảo nhân tạo trên biển Đông.
Tuy vậy, theo tờ Wall Street Journal, việc vị đô đốc này xuất hiện ở Bắc Kinh là một điều đáng nói, phản ánh sự thật rằng bất chấp căng thẳng, Bắc Kinh vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại về quân sự. Trước kia, Trung Quốc từng có lần cắt đứt quan hệ giữa quân đội hai nước khi xảy ra căng thẳng.
Trong bài phát biểu của mình, Đô đốc Harris cũng cố gắng cân bằng giữa một bên là củng cố lập trường của Mỹ về vấn đề biển Đông, một bên là không tỏ ra gây hấn.
“Tôi tin các cuộc tuần tra thường kỳ này không nên bị xem là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào”, ông Harris phát biểu.
Khi nói về khía cạnh quân sự của việc Mỹ “tái cân bằng” về phía Thái Bình Dương, vị Đô đốc nói Mỹ vẫn là một cường quốc ở Thái Bình Dương. “Mỹ đã và sẽ luôn là một quốc gia Thái Bình Dương, một nhà lãnh đạo ở Thái Bình Dương, một cường quốc ở Thái Bình Dương”, ông nói.
Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal, ông Harris cũng kêu gọi tăng cường trao đổi quân sự Trung-Mỹ, một dấu hiệu cho thấy hai bên đang nỗ lực giảm bớt căng thẳng trên biển Đông.
Những tuyên bố trên được ông Harris đưa ra trong bài phát biểu tại Trung tâm Stanford thuộc Đại học Bắc Kinh nhân chuyến thăm châu Á. Chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông gia tăng.
Tuần trước, một tàu chiến của Mỹ đã tuần tra trong phạm vi 12 hải lý kể từ một hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cuộc tuần tra này gửi tới Bắc Kinh một tín hiệu rằng Mỹ sẽ không công nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với lãnh hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở khu vực này.
“Thông qua việc thống nhất giữa lời nói và chính sách ngoại giao của chúng tôi với các cuộc tuần tra tự do hàng hải thường lệ, chúng tôi muốn làm rõ rằng nước Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ giải pháp hòa bình cho các tranh chấp đang diễn ra, và quân đội của chúng tôi sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào, vào bất kỳ thời điểm nào mà luật pháp quốc tế cho phép”, Đô đốc Harris tuyên bố.
“Biển Đông không phải và sẽ không phải là ngoại lệ”, vị chỉ huy Mỹ khẳng định.
Tuy nhiên, ông Harris cũng nói rằng căng thẳng giữa hai chính phủ không nên gây ảnh hưởng bất lợi đến mối quan hệ tích cực giữa quân đội hai nước.
“Theo quan điểm của tôi, đây là lúc cần nhất đến đối thoại giữa hai quân đội. Duy trì liên lạc là một trong những cách tốt nhất để chúng ta tránh sự hiểu lầm và những toan tính quân sự sai lầm”, ông Harris phát biểu.
Đô đốc Harris tới Bắc Kinh giữa lúc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ash Carter tham dự hội nghị bộ trưởng bộ quốc phòng Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Theo dự kiến, những quan ngại xung quanh vấn đề biển Đông sẽ là một chủ đề quan trọng tại hội nghị này.
Những tuyên bố của đô đốc Harris hầu như không có điểm gì mới, thậm chí là kém mạnh mẽ hơn so với những gì ông từng nói trước kia về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở biển Đông. Cách đây chưa lâu, ông Harris từng nói Trung Quốc đang tạo ra một “Vạn Lý Trường Thành bằng cát” khi xây đảo nhân tạo trên biển Đông.
Tuy vậy, theo tờ Wall Street Journal, việc vị đô đốc này xuất hiện ở Bắc Kinh là một điều đáng nói, phản ánh sự thật rằng bất chấp căng thẳng, Bắc Kinh vẫn để ngỏ cánh cửa đối thoại về quân sự. Trước kia, Trung Quốc từng có lần cắt đứt quan hệ giữa quân đội hai nước khi xảy ra căng thẳng.
Trong bài phát biểu của mình, Đô đốc Harris cũng cố gắng cân bằng giữa một bên là củng cố lập trường của Mỹ về vấn đề biển Đông, một bên là không tỏ ra gây hấn.
“Tôi tin các cuộc tuần tra thường kỳ này không nên bị xem là mối đe dọa đối với bất kỳ quốc gia nào”, ông Harris phát biểu.
Khi nói về khía cạnh quân sự của việc Mỹ “tái cân bằng” về phía Thái Bình Dương, vị Đô đốc nói Mỹ vẫn là một cường quốc ở Thái Bình Dương. “Mỹ đã và sẽ luôn là một quốc gia Thái Bình Dương, một nhà lãnh đạo ở Thái Bình Dương, một cường quốc ở Thái Bình Dương”, ông nói.