Góc nhộn nhịp của thị trường ôtô
Khi cả xe nhập lẫn xe lắp ráp đang gặp khó, thị trường ôtô vẫn có một “dòng chảy” khác thuận lợi hơn
Khi cả xe nhập lẫn xe lắp ráp đang gặp khó, thị trường ôtô vẫn có một “dòng chảy” khác thuận lợi hơn.
Đó là các loại xe có biển số. Thực chất, thị trường xe có biển số chính là thị trường chuyển nhượng các loại xe đã qua sử dụng ở trong nước. Nắm bắt được tình hình khó khăn của thị trường xe mới, giới kinh doanh xe “second hand” đang cố gắng tận dụng cơ hội để vượt lên.
Khó khăn chung
Gần hai tháng nay các thị trường xe nhập khẩu và xe lắp ráp gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Ở thị trường xe hơi nhập khẩu, hai lần tăng thuế nhập khẩu nguyên chiếc liên tiếp với tổng mức tăng 23% đã khiến giá bán bình quân tăng thêm trên dưới 10.000 USD/chiếc.
Các loại xe lắp ráp trong nước cũng không có nhiều lợi thế hơn là mấy khi cũng phải chịu hai lần tăng thuế nhập khẩu linh kiện khiến giá bán xe cũng tăng thêm khoảng 2.000 – 5.000 USD/chiếc.
Thế nhưng, tình trạng khó khăn hiện nay, đặc biệt là ở thị trường xe “ngoại” lại hầu như không xuất phát trực tiếp từ mức thuế nhập khẩu tăng mà từ các nguyên nhân khác.
Còn nhớ trước thời điểm quyết định tăng thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc lần thứ hai lên mức 83%, giới kinh doanh xe nhập khẩu đã “tranh thủ” nhập xe ồ ạt về nước để tránh mức thuế mới. Chính cuộc “đổ bộ” ồ ạt này đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu, nhất là những doanh nghiệp thương mại có tiềm lực tài chính yếu, vào tình thế khó khăn.
Thậm chí những ngày này ở Hà Nội hay Tp.HCM, ai cũng có thể nhận thấy hàng loạt doanh nghiệp đã trở thành những chiếc “kho” chứa xe theo đúng nghĩa, lượng xe bán ra quá ít ỏi không đủ để ít nhất sử dụng trả lãi ngân hàng, nếu như doanh nghiệp đó đang sử dụng vốn vay.
Trò chuyện với phóng viên, giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu các loại xe hạng trung và hạng nhỏ ở quận Cầu Giấy, bần thần nói về “cú” đầu tư lỡ đã của mình: “Tưởng bán xe sẽ vẫn dễ nếu như vẫn giữ được mức giá cũ nên bọn mình đã tranh thủ nhập vài trăm chiếc theo mức thuế 70% trước khi mức 83% có hiệu lực. Nhưng, chỉ vì đang “say máu” nên bọn mình đã không lường được một tình thế khác là hiện nay người dân cho dù muốn mua xe cũng khó có khả năng mua. Không giải quyết được mấy lô xe này, bọn mình coi như cầm chắc quyết định phá sản.”
Theo giải thích của giới kinh doanh xe hơi nhập khẩu, điều khiến họ rơi vào tình trạng khó khăn nhất hiện nay chính là khả năng tiền mặt để mua xe của người dân rất thấp. “Có nhiều người muốn mua xe và không phải không có tiền nhưng họ vẫn không thể mua nổi vì tiền đang vướng ở ngân hàng. Còn những người muốn mua xe trả góp thì thật sự “bất khả thi” vì các ngân hàng đang phong tỏa thị trường cho vay mua xe.”, nhân viên một doanh nghiệp ôtô giãi bày.
Bên cạnh đó, hiện thị trường vàng và ngoại tệ cũng đang “sôi sục” nên nhiều người có tiền hoặc tranh thủ “lướt sóng” kiếm lời, hoặc đầu tư vào vàng và ngoại tệ để kiếm lời hay coi như một khoản dự trữ an toàn khi nền kinh tế đất nước đang khó khăn.
Thị trường xe lắp ráp trong nước cũng không nằm ngoài những tác động này nên doanh số bán hàng của đa số các hãng xe cũng đang gặp khó khăn. Điều giúp tình thế của họ sáng sủa hơn chính là việc hiện nay họ vẫn đang trong quá trình “trả nợ” hợp đồng kéo dài từ năm 2007 và đầu năm 2008 cho các khách hàng.
Thuận lợi riêng
Trong khi đó, thị trường xe có biển số vẫn đang khá suôn sẻ, bởi một số đặc điểm riêng tạo nên khả năng “miễn dịch” tốt. Ông Ninh Hoàng Đại Thắng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu 3T (Chợ ôtô Hà Nội), cho biết công ty ông vẫn bán được trung bình 60-70 xe/tháng, một con số mơ ước của nhiều công ty nhập khẩu.
Theo ông Thắng, thị trường xe có biển số đang có một “dòng chảy” riêng nên có thể nói là tương đối “an toàn”. Thực tế dù thị trường này có phát triển đến đâu thì nó cũng không khiến cho lượng xe lưu hành tăng, bởi bản chất chúng chỉ chuyển đổi người sử dụng, nên nó cũng nằm ngoài mục tiêu hạn chế đăng ký mới ôtô của Chính phủ.
Hơn nữa, các loại xe có biển số hầu như không chịu ảnh hưởng từ các quyết định tăng thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính, trừ khi người sử dụng cần thay thế loại phụ tùng, linh kiện nào đó.
“Ngoài ra, đặc điểm của hoạt động kinh doanh xe có biển số là phải cố gắng “quay vòng” sản phẩm liên tục nên lượng vốn đọng lại trên mỗi chiếc xe sẽ không lớn. Nhất là trong thời điểm thị trường cho vay mua ôtô đang gặp khó khăn hiện nay, lượng người có tiền mua xe nhập khẩu và xe lắp ráp không lớn còn các loại xe có biển số thì chẳng ảnh hưởng gì nhiều”, ông Thắng nói.
Đại diện một công ty chuyên kinh doanh xe cũ khác tại Hà Nội cũng cho biết, một trong những thuận lợi lớn nhất của thị trường xe có biển số hiện nay chính là đối tượng khách hàng khá đặc biệt. Đa số khách hàng là những người trẻ mua xe lần đầu hoặc người có thu nhập trung bình nên yêu cầu về chất lượng, thương hiệu của xe cũng không cao.
“Hơn nữa, những người có nhu cầu mua xe cũ chủ yếu là những người kinh doanh nhỏ hoặc công chức Nhà nước nên họ thường có thói quen giữ tiền mặt thay vì đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, vàng hay ngoại tệ. Vì thế, khi cần chi vài trăm triệu mua xe họ không gặp nhiều khó khăn để gom đủ”, anh này cho biết.
Cũng theo ông Ninh Hoàng Đại Thắng, “việc khó nhất của giới kinh doanh xe có biển số là hoạt động kiểm tra chất lượng xe và định giá xe. Bởi lẽ nếu các nhân viên của chúng tôi kiểm tra chất lượng không tốt thì chúng tôi sẽ phải “ôm” những chiếc xe chất lượng thấp và nếu chúng tôi định giá sai thì cũng sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ cao. Do khách hàng mua xe loại này chủ yếu là những người có thu nhập trung bình và mua xe lần đầu nên họ thường rất cẩn trọng khi chọn mua xe. Đa số khách hàng khi đến với chúng tôi thường có người rất am hiểu về xe hỗ trợ nên họ lựa chọn rất tốt.”
Đó là các loại xe có biển số. Thực chất, thị trường xe có biển số chính là thị trường chuyển nhượng các loại xe đã qua sử dụng ở trong nước. Nắm bắt được tình hình khó khăn của thị trường xe mới, giới kinh doanh xe “second hand” đang cố gắng tận dụng cơ hội để vượt lên.
Khó khăn chung
Gần hai tháng nay các thị trường xe nhập khẩu và xe lắp ráp gặp nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Ở thị trường xe hơi nhập khẩu, hai lần tăng thuế nhập khẩu nguyên chiếc liên tiếp với tổng mức tăng 23% đã khiến giá bán bình quân tăng thêm trên dưới 10.000 USD/chiếc.
Các loại xe lắp ráp trong nước cũng không có nhiều lợi thế hơn là mấy khi cũng phải chịu hai lần tăng thuế nhập khẩu linh kiện khiến giá bán xe cũng tăng thêm khoảng 2.000 – 5.000 USD/chiếc.
Thế nhưng, tình trạng khó khăn hiện nay, đặc biệt là ở thị trường xe “ngoại” lại hầu như không xuất phát trực tiếp từ mức thuế nhập khẩu tăng mà từ các nguyên nhân khác.
Còn nhớ trước thời điểm quyết định tăng thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc lần thứ hai lên mức 83%, giới kinh doanh xe nhập khẩu đã “tranh thủ” nhập xe ồ ạt về nước để tránh mức thuế mới. Chính cuộc “đổ bộ” ồ ạt này đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu, nhất là những doanh nghiệp thương mại có tiềm lực tài chính yếu, vào tình thế khó khăn.
Thậm chí những ngày này ở Hà Nội hay Tp.HCM, ai cũng có thể nhận thấy hàng loạt doanh nghiệp đã trở thành những chiếc “kho” chứa xe theo đúng nghĩa, lượng xe bán ra quá ít ỏi không đủ để ít nhất sử dụng trả lãi ngân hàng, nếu như doanh nghiệp đó đang sử dụng vốn vay.
Trò chuyện với phóng viên, giám đốc một công ty chuyên nhập khẩu các loại xe hạng trung và hạng nhỏ ở quận Cầu Giấy, bần thần nói về “cú” đầu tư lỡ đã của mình: “Tưởng bán xe sẽ vẫn dễ nếu như vẫn giữ được mức giá cũ nên bọn mình đã tranh thủ nhập vài trăm chiếc theo mức thuế 70% trước khi mức 83% có hiệu lực. Nhưng, chỉ vì đang “say máu” nên bọn mình đã không lường được một tình thế khác là hiện nay người dân cho dù muốn mua xe cũng khó có khả năng mua. Không giải quyết được mấy lô xe này, bọn mình coi như cầm chắc quyết định phá sản.”
Theo giải thích của giới kinh doanh xe hơi nhập khẩu, điều khiến họ rơi vào tình trạng khó khăn nhất hiện nay chính là khả năng tiền mặt để mua xe của người dân rất thấp. “Có nhiều người muốn mua xe và không phải không có tiền nhưng họ vẫn không thể mua nổi vì tiền đang vướng ở ngân hàng. Còn những người muốn mua xe trả góp thì thật sự “bất khả thi” vì các ngân hàng đang phong tỏa thị trường cho vay mua xe.”, nhân viên một doanh nghiệp ôtô giãi bày.
Bên cạnh đó, hiện thị trường vàng và ngoại tệ cũng đang “sôi sục” nên nhiều người có tiền hoặc tranh thủ “lướt sóng” kiếm lời, hoặc đầu tư vào vàng và ngoại tệ để kiếm lời hay coi như một khoản dự trữ an toàn khi nền kinh tế đất nước đang khó khăn.
Thị trường xe lắp ráp trong nước cũng không nằm ngoài những tác động này nên doanh số bán hàng của đa số các hãng xe cũng đang gặp khó khăn. Điều giúp tình thế của họ sáng sủa hơn chính là việc hiện nay họ vẫn đang trong quá trình “trả nợ” hợp đồng kéo dài từ năm 2007 và đầu năm 2008 cho các khách hàng.
Thuận lợi riêng
Trong khi đó, thị trường xe có biển số vẫn đang khá suôn sẻ, bởi một số đặc điểm riêng tạo nên khả năng “miễn dịch” tốt. Ông Ninh Hoàng Đại Thắng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu 3T (Chợ ôtô Hà Nội), cho biết công ty ông vẫn bán được trung bình 60-70 xe/tháng, một con số mơ ước của nhiều công ty nhập khẩu.
Theo ông Thắng, thị trường xe có biển số đang có một “dòng chảy” riêng nên có thể nói là tương đối “an toàn”. Thực tế dù thị trường này có phát triển đến đâu thì nó cũng không khiến cho lượng xe lưu hành tăng, bởi bản chất chúng chỉ chuyển đổi người sử dụng, nên nó cũng nằm ngoài mục tiêu hạn chế đăng ký mới ôtô của Chính phủ.
Hơn nữa, các loại xe có biển số hầu như không chịu ảnh hưởng từ các quyết định tăng thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính, trừ khi người sử dụng cần thay thế loại phụ tùng, linh kiện nào đó.
“Ngoài ra, đặc điểm của hoạt động kinh doanh xe có biển số là phải cố gắng “quay vòng” sản phẩm liên tục nên lượng vốn đọng lại trên mỗi chiếc xe sẽ không lớn. Nhất là trong thời điểm thị trường cho vay mua ôtô đang gặp khó khăn hiện nay, lượng người có tiền mua xe nhập khẩu và xe lắp ráp không lớn còn các loại xe có biển số thì chẳng ảnh hưởng gì nhiều”, ông Thắng nói.
Đại diện một công ty chuyên kinh doanh xe cũ khác tại Hà Nội cũng cho biết, một trong những thuận lợi lớn nhất của thị trường xe có biển số hiện nay chính là đối tượng khách hàng khá đặc biệt. Đa số khách hàng là những người trẻ mua xe lần đầu hoặc người có thu nhập trung bình nên yêu cầu về chất lượng, thương hiệu của xe cũng không cao.
“Hơn nữa, những người có nhu cầu mua xe cũ chủ yếu là những người kinh doanh nhỏ hoặc công chức Nhà nước nên họ thường có thói quen giữ tiền mặt thay vì đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, vàng hay ngoại tệ. Vì thế, khi cần chi vài trăm triệu mua xe họ không gặp nhiều khó khăn để gom đủ”, anh này cho biết.
Cũng theo ông Ninh Hoàng Đại Thắng, “việc khó nhất của giới kinh doanh xe có biển số là hoạt động kiểm tra chất lượng xe và định giá xe. Bởi lẽ nếu các nhân viên của chúng tôi kiểm tra chất lượng không tốt thì chúng tôi sẽ phải “ôm” những chiếc xe chất lượng thấp và nếu chúng tôi định giá sai thì cũng sẽ dẫn đến khả năng thua lỗ cao. Do khách hàng mua xe loại này chủ yếu là những người có thu nhập trung bình và mua xe lần đầu nên họ thường rất cẩn trọng khi chọn mua xe. Đa số khách hàng khi đến với chúng tôi thường có người rất am hiểu về xe hỗ trợ nên họ lựa chọn rất tốt.”