Gộp sổ đỏ, sổ hồng: Quốc hội đã quyết từ... 6 năm trước
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên nói về khoảng cách giữa chủ trương và tổ chức thực hiện trong việc gộp sổ đỏ, sổ hồng
Tại kỳ họp thứ 5, thống nhất gộp sổ đỏ, sổ hồng lại được Chính phủ trình Quốc hội, mặc dù vấn đề đã được quyết định từ 6 năm trước.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã khẳng định điều này với báo chí ngay sau khi Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, bổ sung thêm nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật Nhà ở theo hướng thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giao một cơ quan làm đầu mối thực hiện, trên cơ sở Luật Đất đai.
Thưa ông, như Quốc hội đã nói thống nhất giấy đỏ, giấy hồng là nguyện vọng của đông đảo cử tri, nhưng vì sao đến bây giờ mới đặt vấn đề sửa trong dự án luật này?
Nói đúng ra có phải là sửa đâu, vì Quốc hội từ xưa đến nay chưa bao giờ nói hai, ba giấy. Từ năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai, trong đó quy định thống nhất một giấy. Năm 2005 Quốc hội cũng lại nói một giấy.
Trước bức xúc của nhân dân, năm 2007 khi giám sát về đầu tư xây dựng cơ bản, Quốc hội một lần nữa cũng tuyên bố trước quốc dân đồng bào là một giấy. Nhưng nói thế mà chẳng ai làm. Vậy mà thêm hai năm nữa trôi đi vẫn chưa ra được một giấy.
Vậy phải chăng sự “rề rà” này có nguyên nhân từ việc Quốc hội chưa giám sát chặt chẽ việc này, thưa Phó chủ tịch?
Quốc hội đã lên tiếng mạnh mẽ, tại kỳ họp thứ 2 đã có nghị quyết về vấn đề này, nói rõ: thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cơ sở Luật Đất đai, giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện.
Vấn đề là Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ có quyết tâm làm và thực hiện quyết định các quy định của pháp luật hay không thôi, còn nghị quyết đã nói rành rành rồi.
Lý do không thực hiện thì tôi không rõ lắm. Còn bây giờ trời không chịu đất, đất không chịu trời thì lại khẳng định một lần nữa là một giấy. Thực hiện như thế nào cho ra được một giấy thì Chính phủ tự quy định tự phân công với nhau, ở cấp địa phương thì ủy ban nhân tỉnh giao cho cơ quan nào thì cơ quan ấy làm, chứ để mãi thế này day dứt lắm, xã hội bức xúc lắm.
Nhưng thưa ông, cơ chế giám sát phải quy được trách nhiệm vì sao mà “để mãi’ như thế?
Lý do vì sao và vì ai không ra được một giấy thì đúng là phải có quy định để xử lý cho đến nơi đến chốn. Còn theo tôi biết thì cũng có lợi ích này lợi ích khác, quyền lợi này quyền lợi khác mà các bộ không thống nhất được với nhau cho nên mới có chuyện đã 6 năm rồi mà không ra được thực hiện được một giấy.
Như vậy có phải có tình trạng các cơ quan liên quan đã đặt quyền lợi của mình cao hơn quyền lợi của nhân dân không, thưa ông?
Cái đó thì để Chính phủ tự đánh giá. Nhưng để 6 năm ròng mà không ra được một giấy, trong khi điều đó đã được quy định trong luật rồi thì điều đó rất đáng lưu ý trong quá trình, điều hành phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau trong bộ máy nhà nước của chúng ta.
Vậy lần này với phương án Chính phủ đã trình thì người dân có thể hy vọng việc một giấy sẽ thành sự thực không, thưa ông?
Vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng còn có khoảng cách giữa luật và việc tổ chức thực hiện. Để kéo gần khoảng cách này thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của những người được giao thực hiện nhiệm vụ này.
Thưa ông, khi đã thực hiện được "một giấy" rồi thì liệu có cần luật đăng ký bất động sản nữa không?
Chính phủ thì vẫn trình nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 không đồng ý vì thấy rằng không cần thiết. Đến giờ Chính phủ chưa trình lại nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa có ý kiến gì.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đã khẳng định điều này với báo chí ngay sau khi Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, bổ sung thêm nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai và Luật Nhà ở theo hướng thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, giao một cơ quan làm đầu mối thực hiện, trên cơ sở Luật Đất đai.
Thưa ông, như Quốc hội đã nói thống nhất giấy đỏ, giấy hồng là nguyện vọng của đông đảo cử tri, nhưng vì sao đến bây giờ mới đặt vấn đề sửa trong dự án luật này?
Nói đúng ra có phải là sửa đâu, vì Quốc hội từ xưa đến nay chưa bao giờ nói hai, ba giấy. Từ năm 2003 Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai, trong đó quy định thống nhất một giấy. Năm 2005 Quốc hội cũng lại nói một giấy.
Trước bức xúc của nhân dân, năm 2007 khi giám sát về đầu tư xây dựng cơ bản, Quốc hội một lần nữa cũng tuyên bố trước quốc dân đồng bào là một giấy. Nhưng nói thế mà chẳng ai làm. Vậy mà thêm hai năm nữa trôi đi vẫn chưa ra được một giấy.
Vậy phải chăng sự “rề rà” này có nguyên nhân từ việc Quốc hội chưa giám sát chặt chẽ việc này, thưa Phó chủ tịch?
Quốc hội đã lên tiếng mạnh mẽ, tại kỳ họp thứ 2 đã có nghị quyết về vấn đề này, nói rõ: thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên cơ sở Luật Đất đai, giao cho một cơ quan làm đầu mối thực hiện.
Vấn đề là Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ có quyết tâm làm và thực hiện quyết định các quy định của pháp luật hay không thôi, còn nghị quyết đã nói rành rành rồi.
Lý do không thực hiện thì tôi không rõ lắm. Còn bây giờ trời không chịu đất, đất không chịu trời thì lại khẳng định một lần nữa là một giấy. Thực hiện như thế nào cho ra được một giấy thì Chính phủ tự quy định tự phân công với nhau, ở cấp địa phương thì ủy ban nhân tỉnh giao cho cơ quan nào thì cơ quan ấy làm, chứ để mãi thế này day dứt lắm, xã hội bức xúc lắm.
Nhưng thưa ông, cơ chế giám sát phải quy được trách nhiệm vì sao mà “để mãi’ như thế?
Lý do vì sao và vì ai không ra được một giấy thì đúng là phải có quy định để xử lý cho đến nơi đến chốn. Còn theo tôi biết thì cũng có lợi ích này lợi ích khác, quyền lợi này quyền lợi khác mà các bộ không thống nhất được với nhau cho nên mới có chuyện đã 6 năm rồi mà không ra được thực hiện được một giấy.
Như vậy có phải có tình trạng các cơ quan liên quan đã đặt quyền lợi của mình cao hơn quyền lợi của nhân dân không, thưa ông?
Cái đó thì để Chính phủ tự đánh giá. Nhưng để 6 năm ròng mà không ra được một giấy, trong khi điều đó đã được quy định trong luật rồi thì điều đó rất đáng lưu ý trong quá trình, điều hành phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền với nhau trong bộ máy nhà nước của chúng ta.
Vậy lần này với phương án Chính phủ đã trình thì người dân có thể hy vọng việc một giấy sẽ thành sự thực không, thưa ông?
Vẫn phải thừa nhận một thực tế rằng còn có khoảng cách giữa luật và việc tổ chức thực hiện. Để kéo gần khoảng cách này thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm của những người được giao thực hiện nhiệm vụ này.
Thưa ông, khi đã thực hiện được "một giấy" rồi thì liệu có cần luật đăng ký bất động sản nữa không?
Chính phủ thì vẫn trình nhưng Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11 không đồng ý vì thấy rằng không cần thiết. Đến giờ Chính phủ chưa trình lại nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa có ý kiến gì.