Ham mua trước, trả sau, thế hệ Gen Z Mỹ “còng lưng” gánh nợ

An Huy
Chia sẻ

Năm 18 tuổi, Sarah Pfefferle đã tiết kiệm được 16.000 USD để chuẩn bị cho việc mua nhà trong tương lai. Rồi cô bắt đầu dùng dịch vụ “mua trước, trả sau” (buy now, pay later - BNPL) và “huỷ hoại tất cả mọi thứ”...

Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.
Ảnh minh hoạ - Ảnh: Bloomberg.

Mới hai tháng trước, Pfefferle - một người quê ở Chicago, Mỹ - vay 5.000 USD từ 3 ứng dụng BNPL. Khoản nợ ngày càng phình to, cộng thêm chi phí y tế bất ngờ phát sinh, khiến phần lớn số tiền tiết kiệm của cô bị rút cạn và buộc cô phải tìm sự giúp đỡ từ một nhà tư vấn tài chính. Nhưng thiệt hại là không thể đảo ngược: điểm tín dụng của Pfefferle giảm còn 580 điểm từ 720 điểm sau khi cô đóng tài khoản trên các ứng dụng này.

Pfefferle, hiện 21 tuổi, nói với hãng tin Bloomberg rằng kết hoạch mua nhà của cô phải lùi lại ít nhất 2 năm và cô sợ rằng cô sẽ không thể có được khoản vay thế chấp nhà vì điểm tín dụng đã giảm mạnh. “Tôi gần như chẳng còn tiền phòng thân. Tôi giống như đang ở trong một cái vòng luẩn quẩn vậy”, cô nói.

Cô gái trẻ này không phải là trường hợp duy nhất rơi vào cảnh như vậy. Công ty Afterpay Ltd. đến từ Australia đã phổ biến ý tưởng “mua trước, trả sau” như một dạng mới của mua trả góp mà trong đó, người mua được nhận ngay thứ họ muốn mua. Các sản phẩm tài chính này thường cho phép người tiêu dùng mua một sản phẩm thanh toán làm 4 đợt, cùng lời hứa không phí, không lãi suất, và phê chuẩn khoản vay nhanh chóng.

 

Lời hứa vay không lãi suất khiến cho các sản phẩm BNPL đặc biệt hấp dẫn đối với thế hệ Gen Z, những người nói chung không ưa chuộng thẻ tín dụng vì nhiều người trong số họ từng chứng kiến người thân chật vật trong khủng hoảng tài chính. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ BNPL “chỉ miễn phí khi bạn tuân thủ tất cả các quy định”.

BNPL đã thu hút được nhiều người tiêu dùng trẻ hầu như chưa có lịch sử tín dụng. Thế hệ TikTok xem đây là một lựa chọn thay thế thẻ tín dụng. Những công ty đi tiên phong, bao gồm Afterpay, Klarna Bank AB, và Affirm Holdings Inc., đã bắt tay với các nhà bán lẻ thời trang, ký hợp đồng quảng bá thương hiệu với những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, và nhanh chóng trở thành những cai tên quen thuộc trên các ứng dụng mua sắm và trang thanh toán khi mua hàng trực tuyến.

Các nhà cung cấp dịch vụ BNPL kiếm tiền bằng cách thu một khoản phí từ người bán hàng mỗi khi người mua sử dụng dịch vụ để thanh toán. Những khoản vay ngắn hạn này nở rộ cùng với trào lưu mua sắm trực tuyến trong thời gian đại dịch. 5 công ty BNPL lớn nhất tại Mỹ đã cấp 180 triệu khoản vay, trị giá tổng cộng 24,2 tỷ USD trong năm 2021, tăng gấp gần 10 lần so với năm 2019 - theo một báo cáo từ Cục Bảo vệ tài chính người tiêu dùng Mỹ (CFPB).

Lời hứa vay không lãi suất khiến cho các sản phẩm BNPL đặc biệt hấp dẫn đối với thế hệ Gen Z, những người nói chung không ưa chuộng thẻ tín dụng vì nhiều người trong số họ từng chứng kiến người thân chật vật trong khủng hoảng tài chính. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chỗ BNPL “chỉ miễn phí khi bạn tuân thủ tất cả các quy định”, theo ông Ed Mierzwinski, một giám đốc cấp cao của US Public Interest Research Group - một tổ chức nghiên cứu về lợi ích công cộng.

Năm nay, các công ty BNPL ở Mỹ chứng kiến số vụ trễ hạn thanh toán nợ tăng vọt do ảnh hưởng của lạm phát. CFPB nhận thấy rằng người vay càng trẻ càng có khuynh hướng khoản vay rơi vào tình trạng xấu, đồng nghĩa hoặc là họ vỡ nợ hoặc khoản vay được giao cho người thu nợ bên thứ ba xử lý. Khoảng 11% người vay BNPL đã phải trả ít nhất một khoản phí trễ hạn nợ trong năm 2021, một tỷ lệ tăng so với năm trước. Một báo cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nói 18% người tiêu dùng tuổi từ 18-29 trễ hạn trả nợ BNPL trong năm 2021. Hiện nay, không hiếm những clip trên TikTok mà người dùng trẻ bông đùa về “né” trả nợ BNPL hoặc dồn nhưng khoản nợ mà họ không thể trả đúng hạn.

“Phương thức tiếp thị ở đây là dựa vào những người tiêu dùng trẻ, ít kinh nghiệm về tài chính”, ông Mierzwinski nói.

Một người Gen Z khác là Gabrielle - đề nghị không đưa họ tên đầy đủ - nói rằng cô cảm thấy như mình đang không tiêu tiền, vì phải mất vài tuần mới đến hạn cô phải thanh toán tiền BNPL. Và cô càng tiêu nhiều, cô càng nhận được nhiều tín dụng (credit) từ nhà cung cấp dịch vụ. Hơn 1 năm sau, cô gái 19 tuổi có một “núi” quần áo và mỹ phẩm mới, cộng thêm 3.500 USD tiền nợ trên một vài ứng dụng BNPL.

Cuối cùng, Gabrielle cũng trả được hết số nợ trên vào tháng 4 năm nay, sau khi tìm kiếm sự tư vấn từ một diễn đàn mạng xã hội Reddit, nơi nhiều người dùng nói rằng BNPL kích thích “cơn nghiền” mua sắm của họ.

Một cuộc khảo sát từ Hiệp hội Công nghệ Tài chính có tới 40% người dùng ứng dụng BNPL vay từ nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau. Và 1/3 tiết lộ họ “tiêu nhiều hơn số tiền lẽ ra họ tiêu nếu như không có BNPL” - theo Financial Health Network.

Đối với một số người, việc trễ hạn thanh toán các khoản vay BNPL có thể để lại những hậu quả lâu dài.

Briana Gordley, 24 tuổi, nói rằng cô không hiểu hết những mặt bất lợi của BNPL khi lần đầu bắt gặp quảng cáo dịch vụ Afterpay tại một cửa hàng bán lẻ thời trang Forever 21 vào năm 2016. Tự mình kiếm tiền để đi học đại học và bị các nhà cung cấp thẻ tín dụng từ chối, Gordley khi đó tin rằng dịch vụ BNPL là một cách an toàn để chi trả cho những thứ mà cô không thể mua được bằng tiền kiếm ngoài giờ đi học.

Briana Gordley - Ảnh: Bloomberg.
Briana Gordley - Ảnh: Bloomberg.

Chỉ 18 tháng 6, cô gái đến từ Texas đã chi tiêu 1.500 USD trên 3 nền tảng và 3 trong số các khoản vay của cô được chuyển đến đơn vị thu hồi nợ. Cô buộc phải cầu cứu cha mẹ. Ngay cả khi đó, Gordley mất 2 năm để xây dựng được một tài khoản tiết kiệm và bắt đầu trả các khoản vay học tập.

Việc Gordley chậm trả nợ BNPL chưa ảnh hưởng đến điểm tín nhiệm của cô, nhưng nhiều người vay khác có thể không may mắn như vậy. Những công ty tín nhiệm lớn như Equifax Inc. và Experian Plc. đã tuyên bố sẽ bắt đầu đưa các khoản vay BNPL vào báo cáo tín dụng của người tiêu dùng. Các khoản vay được chuyển giao cho các đơn vị thu hồi nợ cũng có thể bị báo cáo, gây tổn thất cho điểm tín nhiệm của người tiêu dùng.

Trong một cuộc điều trần trước Uỷ ban Ngân hàng thuộc Thượng viện Mỹ hồi tháng 9, Gordley nói rằng BNPL nhắm đến những người vay trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm tài chính, và các sản phẩm này còn nhiều điểm chưa minh bạch, thiếu sự bảo vệ người tiêu dùng.

“Tôi hiểu và tin vào trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân đối với những lựa chọn của mình. Nhưng trách nhiệm và nghĩa vụ nên là con đường hai chiều giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp”, cô nói.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con