Hàn Quốc thông qua luật cấm Google, Apple độc quyền thanh toán trong ứng dụng di động

Đức Anh
Chia sẻ

Hàn Quốc trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới thông qua một đạo luật về vấn đề này...

CEO Tim Cook của Apple - Ảnh: AP
CEO Tim Cook của Apple - Ảnh: AP

Quốc hội Hàn Quốc vừa thông qua đạo luật cấm độc quyền thanh toán trong ứng dụng di động.

Theo đó, những công ty công nghệ như Apple, Google sẽ phải mở cửa hàng ứng dụng của mình cho các hệ thống thanh toán bên ngoài thay vì buộc các nhà phát triển ứng dụng phải sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền của mình. Đạo luật này sẽ có hiệu lực sau khi được trình lên Tổng thống Moon Jae-in ký.

Theo Wall Street Journal, luật này có các điều khoản sửa đổi Đạo luật Kinh doanh Viễn thông của Hàn Quốc nhằm ngăn các nhà cung cấp nền tảng ứng dụng độc quyền về hệ thống thanh toán, đồng thời cấm hành vi trì hoãn phê duyệt hoặc xóa ứng dụng khỏi nền tảng với lý do bất hợp lý. Những công ty không tuân thủ sẽ phải nộp khoản phạt tương đương 3% doanh thu tại Hàn Quốc.

“Trong khi các đạo luật với điều khoản tương tự đang được đề xuất tại Mỹ và châu Âu, đạo luật của Hàn Quốc sẽ trở thành nền móng cho việc điều chỉnh theo luật pháp đối với các nền tảng ứng dụng trên thế giới”, cho việc lập pháp các quy định về nền tảng thị trường ứng dụng trên toàn thế giới”, ông Han Sang-hyuk, Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc, cho biết.

Đạo luật này, được truyền thông và các nhà làm luật Hàn Quốc đặt biệt danh là “Luật phòng chống Google lạm dụng quyền lực”, nhận được sự hưởng ứng nhiệt liệt từ các tổ chức đại dịch diện cho các công ty, startup công nghệ cũng như nhà phát triển nội dung, ứng dụng tại Hàn Quốc.

“Đây là bước tiến lớn trong việc tạo ra một hệ sinh thái ứng dụng công bằng hơn”, Kwon Se-hwa, Tổng giám đốc tại Hiệp hội Doanh nghiệp Internet Hàn Quốc, nhận xét.

Trước đó, khi luật này được quyết định trình lên để Quốc hội Hàn Quốc thông qua, Apple bày tỏ quan ngại rằng người dùng mua sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng ứng dụng của Apple bằng hệ thống thanh toán khác có nguy cơ bị lửa đảo và vi phạm quyền riêng tư hơn.

Ngày 31/8, khi luật được thông qua, Alphabet, công ty mẹ của Google, cho biết tiền hoa hồng thu về từ các giao dịch thanh toán qua cửa hàng ứng dụng giúp họ duy trì hệ điều hành Android miễn phí, nhờ đó giúp các nhà phát triển ứng dụng có cơ hội tiếp cận hàng tỷ người dùng.

Theo hãng phân tích App Annie, cửa hàng ứng dụng Play Store của Google chiếm 75% tổng số lượt tải về ứng dụng di động trên toàn cầu trong quý 2/2021. Cùng kỳ, cửa hàng App Store của Apple chiếm 65% tổng chi tiêu trong ứng dụng  và lượt đăng ký của người dùng.

Dù Google và Apple không công bố doanh thu từ cửa hàng ứng dụng tại Hàn Quốc, các nhà phân tích ước tính con số chỉ chiếm một phần nhỏ so với tổng doanh thu của họ trên toàn cầu. Năm 2020, Apple thu về 53,8 tỷ USD từ các dịch vụ, trong đó có cửa hàng ứng dụng – một phần tương đối lớn trong tổng doanh thu 275,5 tỷ USD của công ty này. Trong khi đó, năm ngoái, Alphabet, công ty mẹ của Google, đạt tổng doanh thu 182,5 tỷ USD, trong đó “doanh thu khác” – bao gồm Google Play – là 21,7 tỷ USD.

Apple và Google hiện đối mặt với nhiều vụ kiện và cuộc điều tra tại nhiều quốc gia liên quan tới việc yêu cầu các ứng dụng trên nền tảng phải sử dụng hệ thống thanh toán độc quyền của họ và thu tới 30% tiền hoa hồng từ doanh thu bán hàng trong ứng dụng từ các nhà phát triển.

Nhận xét về quyết định thông qua đạo luật trên của Hàn Quốc, Giáo sư Yoo Byung-joon tại Đại học Quốc gia Seoul - người nghiên cứu về thương mại kỹ thuật số - cho rằng điều này phản ảnh xu hướng tăng cường quản ý đói với các doanh nghiệp kinh doanh nền tảng công nghệ vốn bị chỉ trích có “quá nhiều quyền lực”.

Tháng 12/2020, Liên minh châu Âu đề xuất Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA), nhằm ngăn chặn các nền tảng công nghệ lớn lợi dụng vị thế “người gác cổng”, làm mất tính cạnh tranh của thị trường.

Tại Mỹ, tổng chưởng lý của 36 bang và Quận Columbia đã đệ đơn kiện chống độc quyền nhằm vào Google, cáo buộc cửa hàng ứng dụng Play Store là một nền tảng “độc quyền phi pháp”. Mới đây, một đạo luật nhằm giám sát những quy định mà Apple, Google áp đặt đối với các nhà phát triển ứng dụng đã được trình lên Thượng viện Mỹ.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con