Hãng ôtô lớn thứ ba của Mỹ phá sản
Hãng ôtô lớn thứ ba của Mỹ Chrysler vừa chính thức nộp đơn xin phá sản sau những nỗ lực tái cơ cấu nợ không thành công
Hãng ôtô lớn thứ ba của Mỹ Chrysler vừa chính thức nộp đơn xin phá sản sau những nỗ lực tái cơ cấu nợ không thành công. Tuy nhiên, Chrysler cũng bất ngờ tuyên bố đã đạt được thỏa thuận sáp nhập với hãng xe Fiat của Italy.
Trước mắt, Chrysler sẽ tiếp tục duy trì hoạt động và có thể kết thúc quá trình phá sản trong vòng vài tháng.
Ngày 30/4 là hạn chót mà Chính phủ Mỹ đặt ra cho Chrysler để hãng xe này đàm phán với các chủ nợ nhằm điều chỉnh giảm nợ và đi tới một thỏa thuận sáp nhập với Fiat. Đây là những điều kiện cần thiết để Chrysler tiếp tục được Chính phủ Mỹ rót vốn và tránh được nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, Chrysler đã không đạt được thỏa thuận giảm nợ với các chủ nợ nhỏ. Chrysler hiện đang nợ một số ngân hàng và tổ chức cho vay tổng số tiền 7 tỷ USD. Các chủ nợ lớn như ngân hàng Citigroup hay JPMorgan Chase đã chấp nhận giảm nợ cho Chrysler, nhưng các chủ nợ nhỏ hơn không chấp nhận đề xuất này, bất chấp yêu cầu từ phía Chính phủ Mỹ.
Mặc dù vậy, Chrysler bất ngờ công bố đã đạt được thỏa thuận sáp nhập với Fiat, trong đó hãng xe của Italy ban đầu sẽ nắm giữ 20% cổ phần trong Chrysler. Thỏa thuận này cũng cho phép Fiat được nắm giữ lượng cổ phần lên tới 35% trong Chrysler nếu hãng xe Italy này đầu tư vào hoạt động tại thị trường Mỹ và chuyển giao công nghệ sản xuất xe kích thước nhỏ cho Chrysler. Ngoài ra, một khi Chrysler đã hoàn tất việc thanh toán các khoản vay đã được cấp cho Bộ Tài chính Mỹ, Fiat cuối cùng có thể sở hữu cổ phần 51% trong Chrysler.
Các nhà chức trách cũng cho biết, bên cạnh cổ phần sở hữu của Fiat, cổ phần 55% trong Chrysler sẽ thuộc về quỹ bảo hiểm y tế của Liên đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW), tổ chức sẽ chi trả bảo hiểm y tế cho công nhân viên về hưu của Chrysler. Còn lại, chính phủ Mỹ và Canada sẽ nắm giữ cổ phần lần lượt là 8% và 2% của Chrysler.
Chrysler có 3 nhà máy sản xuất ở Canada và cũng cần phải đạt thỏa thuận với giới công đoàn và Chính phủ Canada trong quá trình tái cơ cấu nợ. Tuy Chrysler sẽ không xin bảo hộ phá sản ở Canada, nhưng Chính phủ nước này cho hay sẽ hỗ trợ 2,42 tỷ USD cho Chrysler để giúp công ty thực hiện việc phá sản.
Theo đơn phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ mà Chrysler nộp lên Tòa án Phá sản nước này ở Manhattan, Chính phủ Mỹ sẽ cấp cho Chrysler tổng số vốn lên tới 8 tỷ USD để duy trì hoạt động trong quá trình phá sản và trở lại với hoạt động bình thường sau khi phá sản. Chrysler cho hay, phần lớn hoạt động sản xuất của hãng sẽ bị ngừng lại vào ngày 4/5 tới và hãng sẽ trở lại với hoạt động bình thường sau khi thỏa thuận với hãng Fiat được hoàn tất.
Các nhà chức trách cho biết, một công ty tạm gọi là Chrylser “mới” sẽ được thành lập để mua lại tài sản của Chrysler “cũ”, gồm các thương hiệu, nhà máy, đất đai, thiết bị, các hợp đồng của hãng với giới công đoàn, nhà cung cấp, nhà phân phối… Số tiền 2 tỷ USD thu về từ hoạt động bán tài sản này sẽ được dùng để trả nợ cho các chủ nợ cho vay có thế chấp của Chrysler. Chính phủ Mỹ sẽ hậu thuẫn Chrysler dùng Luật Phá sản để từ chối thực hiện các nghĩa vụ nợ còn lại của hãng xe này.
Cerberus, tập đoàn hiện sở hữu cổ phần đa số trong Chrysler, sẽ mất trắng số cổ phần này sau khi quá trình phá sản của hãng hoàn tất. Tương tự, hãng Daimler, một cổ đông nắm giữ 19% cổ phần trong Chrysler, cũng sẽ mất trắng số cổ phần này.
Dự kiến, sẽ có khoảng 3.600 nhà phân phối của Chrysler tại Mỹ bị đóng cửa. Bộ phận tài chính của hãng xe này là Chrysler Financial sẽ ngừng cấp các khoản vay mua xe mới. Thay vào đó, bộ phận tài chính của hãng General Motors (GM) sẽ cung cấp vốn vay cho các nhà cung cấp và khách hàng của Chrysler.
Như vậy, Chrysler đã ghi danh vào lịch sử bằng vụ phá sản đầu tiên của một hãng xe hàng đầu nước Mỹ. Vụ phá sản này được Tổng thống Mỹ Barack Obama xem là một động thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cứu vãn 30.000 việc làm tại Chrysler và hàng trăm ngàn việc làm khác tại các nhà cung cấp và nhà phân phối của hãng xe này.
Ông Obama cho hay, ông hy vọng, quá trình phá sản của Chrysler sẽ mất 30-60 ngày để hoàn thành. Các thủ tục phá sản của Chrysler sẽ do quan tòa Arthur Gonzalez giám sát. Ông Gonzalez cũng là người đã giám sát các vụ phá sản hàng đầu ở Mỹ, gồm vụ Enron và vụ WorldCom.
Hãng Chrysler được thành lập vào năm 1925 bởi Walter P. Chrysler. Ngay sau đó 3 năm, hãng đã đạt một dấu mốc quan trọng khi xây dựng tòa nhà lớn nhất thế giới khi đó là Chrysler Building ở Manhattan, New York.
Trong những năm gần đây, Chrysler gặp khó khăn lớn trước sự cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp xe hơi. Nhứng nhược điểm lớn nhất của hãng là phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Mỹ, chất lượng xe kém, sản xuất nhiều xe kích thước cồng kềnh có hiệu quả sử dụng nhiên liệu vào hàng thấp nhất so với sản phẩm của các hãng xe lớn khác.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra như giọt nước làm tràn ly, đẩy Chrysler tới bờ vực phá sản, cho dù hãng đã nhận 4 tỷ vốn vay từ Chính phủ Mỹ. Đơn xin phá sản của Chrysler và thỏa thuận của hãng xe này với Fiat được giới quan sát xem là những diễn biến có tác động quan trọng đối với toàn ngành công nghiệp ôtô của thế giới, bao gồm cả các đối thủ và các nhà cung cấp của Chrysler.
Vụ phá sản này cũng cho thấy chính quyền của Tổng thống Obama sẵn sàng đi tới những biện pháp tương tự đối với hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM). Cuối tháng 5 này sẽ là hạn chót để GM hoàn tất hoạt động cắt giảm chi phí và tái cơ cấu nợ với các chủ nợ và trái chủ theo yêu cầu của Chính phủ.
Trong lúc GM và Chrysler điêu đứng, thì Ford, một trong các hãng xe hơi lớn nhất của Mỹ, vẫn vững vàng trước khủng hoảng.
(Theo Reuters, CNN)
Trước mắt, Chrysler sẽ tiếp tục duy trì hoạt động và có thể kết thúc quá trình phá sản trong vòng vài tháng.
Ngày 30/4 là hạn chót mà Chính phủ Mỹ đặt ra cho Chrysler để hãng xe này đàm phán với các chủ nợ nhằm điều chỉnh giảm nợ và đi tới một thỏa thuận sáp nhập với Fiat. Đây là những điều kiện cần thiết để Chrysler tiếp tục được Chính phủ Mỹ rót vốn và tránh được nguy cơ phá sản.
Tuy nhiên, sau nhiều ngày đàm phán căng thẳng, Chrysler đã không đạt được thỏa thuận giảm nợ với các chủ nợ nhỏ. Chrysler hiện đang nợ một số ngân hàng và tổ chức cho vay tổng số tiền 7 tỷ USD. Các chủ nợ lớn như ngân hàng Citigroup hay JPMorgan Chase đã chấp nhận giảm nợ cho Chrysler, nhưng các chủ nợ nhỏ hơn không chấp nhận đề xuất này, bất chấp yêu cầu từ phía Chính phủ Mỹ.
Mặc dù vậy, Chrysler bất ngờ công bố đã đạt được thỏa thuận sáp nhập với Fiat, trong đó hãng xe của Italy ban đầu sẽ nắm giữ 20% cổ phần trong Chrysler. Thỏa thuận này cũng cho phép Fiat được nắm giữ lượng cổ phần lên tới 35% trong Chrysler nếu hãng xe Italy này đầu tư vào hoạt động tại thị trường Mỹ và chuyển giao công nghệ sản xuất xe kích thước nhỏ cho Chrysler. Ngoài ra, một khi Chrysler đã hoàn tất việc thanh toán các khoản vay đã được cấp cho Bộ Tài chính Mỹ, Fiat cuối cùng có thể sở hữu cổ phần 51% trong Chrysler.
Các nhà chức trách cũng cho biết, bên cạnh cổ phần sở hữu của Fiat, cổ phần 55% trong Chrysler sẽ thuộc về quỹ bảo hiểm y tế của Liên đoàn Công nhân ôtô Mỹ (UAW), tổ chức sẽ chi trả bảo hiểm y tế cho công nhân viên về hưu của Chrysler. Còn lại, chính phủ Mỹ và Canada sẽ nắm giữ cổ phần lần lượt là 8% và 2% của Chrysler.
Chrysler có 3 nhà máy sản xuất ở Canada và cũng cần phải đạt thỏa thuận với giới công đoàn và Chính phủ Canada trong quá trình tái cơ cấu nợ. Tuy Chrysler sẽ không xin bảo hộ phá sản ở Canada, nhưng Chính phủ nước này cho hay sẽ hỗ trợ 2,42 tỷ USD cho Chrysler để giúp công ty thực hiện việc phá sản.
Theo đơn phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ mà Chrysler nộp lên Tòa án Phá sản nước này ở Manhattan, Chính phủ Mỹ sẽ cấp cho Chrysler tổng số vốn lên tới 8 tỷ USD để duy trì hoạt động trong quá trình phá sản và trở lại với hoạt động bình thường sau khi phá sản. Chrysler cho hay, phần lớn hoạt động sản xuất của hãng sẽ bị ngừng lại vào ngày 4/5 tới và hãng sẽ trở lại với hoạt động bình thường sau khi thỏa thuận với hãng Fiat được hoàn tất.
Các nhà chức trách cho biết, một công ty tạm gọi là Chrylser “mới” sẽ được thành lập để mua lại tài sản của Chrysler “cũ”, gồm các thương hiệu, nhà máy, đất đai, thiết bị, các hợp đồng của hãng với giới công đoàn, nhà cung cấp, nhà phân phối… Số tiền 2 tỷ USD thu về từ hoạt động bán tài sản này sẽ được dùng để trả nợ cho các chủ nợ cho vay có thế chấp của Chrysler. Chính phủ Mỹ sẽ hậu thuẫn Chrysler dùng Luật Phá sản để từ chối thực hiện các nghĩa vụ nợ còn lại của hãng xe này.
Cerberus, tập đoàn hiện sở hữu cổ phần đa số trong Chrysler, sẽ mất trắng số cổ phần này sau khi quá trình phá sản của hãng hoàn tất. Tương tự, hãng Daimler, một cổ đông nắm giữ 19% cổ phần trong Chrysler, cũng sẽ mất trắng số cổ phần này.
Dự kiến, sẽ có khoảng 3.600 nhà phân phối của Chrysler tại Mỹ bị đóng cửa. Bộ phận tài chính của hãng xe này là Chrysler Financial sẽ ngừng cấp các khoản vay mua xe mới. Thay vào đó, bộ phận tài chính của hãng General Motors (GM) sẽ cung cấp vốn vay cho các nhà cung cấp và khách hàng của Chrysler.
Như vậy, Chrysler đã ghi danh vào lịch sử bằng vụ phá sản đầu tiên của một hãng xe hàng đầu nước Mỹ. Vụ phá sản này được Tổng thống Mỹ Barack Obama xem là một động thái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cứu vãn 30.000 việc làm tại Chrysler và hàng trăm ngàn việc làm khác tại các nhà cung cấp và nhà phân phối của hãng xe này.
Ông Obama cho hay, ông hy vọng, quá trình phá sản của Chrysler sẽ mất 30-60 ngày để hoàn thành. Các thủ tục phá sản của Chrysler sẽ do quan tòa Arthur Gonzalez giám sát. Ông Gonzalez cũng là người đã giám sát các vụ phá sản hàng đầu ở Mỹ, gồm vụ Enron và vụ WorldCom.
Hãng Chrysler được thành lập vào năm 1925 bởi Walter P. Chrysler. Ngay sau đó 3 năm, hãng đã đạt một dấu mốc quan trọng khi xây dựng tòa nhà lớn nhất thế giới khi đó là Chrysler Building ở Manhattan, New York.
Trong những năm gần đây, Chrysler gặp khó khăn lớn trước sự cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp xe hơi. Nhứng nhược điểm lớn nhất của hãng là phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thị trường Mỹ, chất lượng xe kém, sản xuất nhiều xe kích thước cồng kềnh có hiệu quả sử dụng nhiên liệu vào hàng thấp nhất so với sản phẩm của các hãng xe lớn khác.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế đang diễn ra như giọt nước làm tràn ly, đẩy Chrysler tới bờ vực phá sản, cho dù hãng đã nhận 4 tỷ vốn vay từ Chính phủ Mỹ. Đơn xin phá sản của Chrysler và thỏa thuận của hãng xe này với Fiat được giới quan sát xem là những diễn biến có tác động quan trọng đối với toàn ngành công nghiệp ôtô của thế giới, bao gồm cả các đối thủ và các nhà cung cấp của Chrysler.
Vụ phá sản này cũng cho thấy chính quyền của Tổng thống Obama sẵn sàng đi tới những biện pháp tương tự đối với hãng xe lớn nhất nước Mỹ General Motors (GM). Cuối tháng 5 này sẽ là hạn chót để GM hoàn tất hoạt động cắt giảm chi phí và tái cơ cấu nợ với các chủ nợ và trái chủ theo yêu cầu của Chính phủ.
Trong lúc GM và Chrysler điêu đứng, thì Ford, một trong các hãng xe hơi lớn nhất của Mỹ, vẫn vững vàng trước khủng hoảng.
(Theo Reuters, CNN)