Hiệu quả đất nông lâm trường: “Thế này thì rất gay”
Mỗi ha đất của nông lâm trường thu được giá trị cho ngân sách tương đương 10 kg gạo hạng thường
Tại phiên họp sáng 22/9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, những thông tin trong báo cáo giám sát về quản lý và sử dụng đất đai tại các nông lâm trường quốc doanh giai đoạn 2004 - 2014 chứa đựng nhiều lo ngại.
Nói như khái quát của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, là “cơ bản không quản lý được và làm ăn không hiệu quả”.
“Khách quan” và “cơ chế”
“Giờ giải lao, có ý kiến bình luận: thực tế còn tối hơn cả báo cáo giám sát”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói khi gói lại phiên thảo luận.
Cũng như nhiều ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh vai trò lịch sử rất quan trọng trong cơ chế cũ của các nông lâm trường quốc doanh, hiện được Nhà nước giao quản lý hơn 7,9 triệu ha đất.
Nhưng, ông cũng không phủ nhận hiệu quả hoạt động yếu kém trong 10 năm gần đây của các đơn vị này, được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển tính toán là mỗi ha đất của nông lâm trường thu được giá trị cho ngân sách tương đương 10 kg gạo hạng thường.
Đồng thời, các nông lâm trường quốc doanh đang nắm hàng triệu ha đất trong tay, mà trung bình mỗi năm chỉ nộp ngân sách 180 tỷ đồng, không bằng một nhà máy.
“Yếu kém của các nông lâm trường có trách nhiệm các bộ, có bộ chúng tôi và các địa phương, nhưng có nguyên nhân khách quan rất lớn là cơ chế quản lý và chính sách thay đổi qua các thời kỳ”, Bộ trưởng Quang giãi bày.
Cho rằng nếu “cứ giữ như thế này thì rất gay”, Bộ trưởng Quang kiến nghị cần đẩy mạnh việc sắp xếp và kiên quyết giải thể các nông lâm trường làm ăn kém hiệu quả.
Với việc xử lý các sai phạm liên quan đến sử dụng, quản lý đất tại các nông lâm trường, Bộ trưởng phân trần: có ý kiến cho rằng không phải chỉ có nông trường viên sai phạm trong sử dụng đất đai, nên cần Thanh tra Chính phủ chủ trì để xử lý.
“Các nông lâm trường phát canh thu tô có một phần trách nhiệm của cơ chế”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn tiếp lời.
Theo ông Tuấn, đến giai đoạn hiện nay, nếu cứ ép các nông lâm trường thực hiện cơ chế khoán thì không còn phù hợp, mà phải để cho giám đốc có quyền quyết định thì mới giải quyết được những yếu kém.
Ông Tuấn cũng cho biết đến trung tuần tháng 10/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có số liệu chính xác, đầy đủ về tình hình đất đai của các nông lâm trường.
Tuy nhiên, vị Thứ trưởng cho rằng không nên đặt vấn đề đến 2016 phải xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các đơn vị này, vì tranh chấp đất đai “không bao giờ có thể dứt điểm được”.
Làm rõ trách nhiệm
Là trưởng đoàn giám sát, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói sau khi nghe các ý kiến thảo luận, rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của nông lâm trường là do thanh tra, kiểm tra quá ít.
Có đơn vị trên giấy tờ được giao 944 ha đất, nhưng khi hỏi thực tế thì trong tay lại chỉ có 2-3 ha thôi, ông Ksor Phước nêu một ví dụ điển hình.
Về vấn đề cần trên 1.000 tỷ đồng kinh phí để đo đạc xác định, cắm mốc giới đất đai, ông Ksor Phước đề nghị “quyết luôn”. Vì nếu quản lý mà không rõ mình quản từ đâu đến đâu, thì chỉ là quản trong tưởng tượng.
Đoàn giám sát cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có các tồn tại trong quản lý nhà nước về đất đai.
Bên cạnh đó là làm rõ trách nhiệm của các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn về quản, sử dụng đất đai trong giai đoạn 2004 - 2014.
Sau khi hoàn thiện, báo cáo giám sát về nội dung nói trên sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, khai mạc ngày 20/10 tới.
Nói như khái quát của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, là “cơ bản không quản lý được và làm ăn không hiệu quả”.
“Khách quan” và “cơ chế”
“Giờ giải lao, có ý kiến bình luận: thực tế còn tối hơn cả báo cáo giám sát”, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói khi gói lại phiên thảo luận.
Cũng như nhiều ý kiến tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh vai trò lịch sử rất quan trọng trong cơ chế cũ của các nông lâm trường quốc doanh, hiện được Nhà nước giao quản lý hơn 7,9 triệu ha đất.
Nhưng, ông cũng không phủ nhận hiệu quả hoạt động yếu kém trong 10 năm gần đây của các đơn vị này, được Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển tính toán là mỗi ha đất của nông lâm trường thu được giá trị cho ngân sách tương đương 10 kg gạo hạng thường.
Đồng thời, các nông lâm trường quốc doanh đang nắm hàng triệu ha đất trong tay, mà trung bình mỗi năm chỉ nộp ngân sách 180 tỷ đồng, không bằng một nhà máy.
“Yếu kém của các nông lâm trường có trách nhiệm các bộ, có bộ chúng tôi và các địa phương, nhưng có nguyên nhân khách quan rất lớn là cơ chế quản lý và chính sách thay đổi qua các thời kỳ”, Bộ trưởng Quang giãi bày.
Cho rằng nếu “cứ giữ như thế này thì rất gay”, Bộ trưởng Quang kiến nghị cần đẩy mạnh việc sắp xếp và kiên quyết giải thể các nông lâm trường làm ăn kém hiệu quả.
Với việc xử lý các sai phạm liên quan đến sử dụng, quản lý đất tại các nông lâm trường, Bộ trưởng phân trần: có ý kiến cho rằng không phải chỉ có nông trường viên sai phạm trong sử dụng đất đai, nên cần Thanh tra Chính phủ chủ trì để xử lý.
“Các nông lâm trường phát canh thu tô có một phần trách nhiệm của cơ chế”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn tiếp lời.
Theo ông Tuấn, đến giai đoạn hiện nay, nếu cứ ép các nông lâm trường thực hiện cơ chế khoán thì không còn phù hợp, mà phải để cho giám đốc có quyền quyết định thì mới giải quyết được những yếu kém.
Ông Tuấn cũng cho biết đến trung tuần tháng 10/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có số liệu chính xác, đầy đủ về tình hình đất đai của các nông lâm trường.
Tuy nhiên, vị Thứ trưởng cho rằng không nên đặt vấn đề đến 2016 phải xử lý dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất đai tại các đơn vị này, vì tranh chấp đất đai “không bao giờ có thể dứt điểm được”.
Làm rõ trách nhiệm
Là trưởng đoàn giám sát, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nói sau khi nghe các ý kiến thảo luận, rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến yếu kém của nông lâm trường là do thanh tra, kiểm tra quá ít.
Có đơn vị trên giấy tờ được giao 944 ha đất, nhưng khi hỏi thực tế thì trong tay lại chỉ có 2-3 ha thôi, ông Ksor Phước nêu một ví dụ điển hình.
Về vấn đề cần trên 1.000 tỷ đồng kinh phí để đo đạc xác định, cắm mốc giới đất đai, ông Ksor Phước đề nghị “quyết luôn”. Vì nếu quản lý mà không rõ mình quản từ đâu đến đâu, thì chỉ là quản trong tưởng tượng.
Đoàn giám sát cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương có các tồn tại trong quản lý nhà nước về đất đai.
Bên cạnh đó là làm rõ trách nhiệm của các công ty nông, lâm nghiệp, các ban quản lý rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn về quản, sử dụng đất đai trong giai đoạn 2004 - 2014.
Sau khi hoàn thiện, báo cáo giám sát về nội dung nói trên sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, khai mạc ngày 20/10 tới.