Hình thức thi hành án tử hình: Vẫn chưa thống nhất cao
Thi hành án tử hình theo hình thức nào vẫn gây nhiều tranh cãi tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 24/5
Thi hành án tử hình theo hình thức nào vẫn là nội dung gây nhiều tranh cãi tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật Thi hành án hình sự, sáng 24/5.
Đây cũng là vấn đề còn có nhiều quan điểm khác nhau khi Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ sáu với ba loại ý kiến. Gồm, quy định hai hình thức tử hình là xử bắn và tiêm thuốc độc (như đề nghị của Chính phủ), chỉ một hình thức tiêm thuốc độc (như quan điểm của Ủy ban Tư pháp) và loại ý kiến thứ ba đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức xử bắn như hiện hành.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho quy định trong dự thảo luật một hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, quy trình thực hiện do Chính phủ quy định.
Vì, hình thức này ít gây đau đớn cho người bị thi hành án, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực cho người trực tiếp thi hành án.
Việc thay đổi hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cũng đã được Bộ Công an nghiên cứu và xây dựng đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho biết.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm này vẫn còn không ít đại biểu chưa nhất trí cao.
Là người phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn đề xuất sử dụng thêm hình thức tử hình bằng điện, và người bị thi hành án có quyền lựa chọn.
Đại biểu Phạm Xuân Thường cho rằng vẫn nên bắn, nhưng nên xây dựng một số trường bắn tập trung và áp dụng hình thức bắn tự động thì sẽ “không có gì là áp lực”.
Cho rằng hình thức xử bắn vẫn có giá trị răn đe trong công tác phòng chống tội phạm, đại biểu Đặng Văn Xướng đề xuất vẫn nên có hai hình thức, vừa tiêm vừa bắn.
Tuy nhiên, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì tính răn đe thể hiện ở tính chất buộc tước bỏ tính mạng người phạm tội chứ không phải là hình thức thi hành án. Nhất là khi việc xử bắn hiện nay đã không còn thông báo cho nhân dân đến xem và thường thi hành trước khi trời sáng, đại biểu Nga nói.
Đồng ý với hình thức tiêm thuốc độc song đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị không nên giao cho bác sỹ hay nhân viên y tế làm việc này, vì y bác sỹ là những người chuyên trị bệnh cứu người.
Xung quanh việc cho nhận tử thi cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình được nhận tử thi dễ gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự an toàn xã hội và làm phát sinh các vấn đề cần phải giải quyết như việc bảo quản tử thi, việc tổ chức mai táng. Do đó, dự thảo luật không quy định việc cho nhận tử thi.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu có ý kiến khác. Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đề nghị nên để cho thân nhân nhận xác về mai táng, vì “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Luật gia Phạm Quốc Anh thì cho rằng nên hỏa táng theo khu vực và cho nhận tro cốt. Nhiều đại biểu cũng thống nhất nên cho nhận tử thi và tro cốt nhưng nên quy định rõ ràng các điều kiện để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Dự án Luật Thi hành án hình sự sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại cuối kỳ họp và theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trọng tài thương mại.
Đây cũng là vấn đề còn có nhiều quan điểm khác nhau khi Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ sáu với ba loại ý kiến. Gồm, quy định hai hình thức tử hình là xử bắn và tiêm thuốc độc (như đề nghị của Chính phủ), chỉ một hình thức tiêm thuốc độc (như quan điểm của Ủy ban Tư pháp) và loại ý kiến thứ ba đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức xử bắn như hiện hành.
Tại kỳ họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho quy định trong dự thảo luật một hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, quy trình thực hiện do Chính phủ quy định.
Vì, hình thức này ít gây đau đớn cho người bị thi hành án, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực cho người trực tiếp thi hành án.
Việc thay đổi hình thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc cũng đã được Bộ Công an nghiên cứu và xây dựng đề án, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho biết.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều ý kiến đồng tình với quan điểm này vẫn còn không ít đại biểu chưa nhất trí cao.
Là người phát biểu đầu tiên, đại biểu Nguyễn Hữu Nhơn đề xuất sử dụng thêm hình thức tử hình bằng điện, và người bị thi hành án có quyền lựa chọn.
Đại biểu Phạm Xuân Thường cho rằng vẫn nên bắn, nhưng nên xây dựng một số trường bắn tập trung và áp dụng hình thức bắn tự động thì sẽ “không có gì là áp lực”.
Cho rằng hình thức xử bắn vẫn có giá trị răn đe trong công tác phòng chống tội phạm, đại biểu Đặng Văn Xướng đề xuất vẫn nên có hai hình thức, vừa tiêm vừa bắn.
Tuy nhiên, theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì tính răn đe thể hiện ở tính chất buộc tước bỏ tính mạng người phạm tội chứ không phải là hình thức thi hành án. Nhất là khi việc xử bắn hiện nay đã không còn thông báo cho nhân dân đến xem và thường thi hành trước khi trời sáng, đại biểu Nga nói.
Đồng ý với hình thức tiêm thuốc độc song đại biểu Trần Thị Quốc Khánh đề nghị không nên giao cho bác sỹ hay nhân viên y tế làm việc này, vì y bác sỹ là những người chuyên trị bệnh cứu người.
Xung quanh việc cho nhận tử thi cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc cho thân nhân của người bị thi hành án tử hình được nhận tử thi dễ gây ảnh hưởng về an ninh, trật tự an toàn xã hội và làm phát sinh các vấn đề cần phải giải quyết như việc bảo quản tử thi, việc tổ chức mai táng. Do đó, dự thảo luật không quy định việc cho nhận tử thi.
Tuy nhiên, một số vị đại biểu có ý kiến khác. Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đề nghị nên để cho thân nhân nhận xác về mai táng, vì “nghĩa tử là nghĩa tận”.
Luật gia Phạm Quốc Anh thì cho rằng nên hỏa táng theo khu vực và cho nhận tro cốt. Nhiều đại biểu cũng thống nhất nên cho nhận tử thi và tro cốt nhưng nên quy định rõ ràng các điều kiện để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Dự án Luật Thi hành án hình sự sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại cuối kỳ họp và theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Trọng tài thương mại.