“Nên thay đổi hình thức thi hành án tử hình”
Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cần thay đổi hình thức thi hành án tử hình
Thảo luận ở tổ về dự án Luật Thi hành án hình sự sáng nay, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với việc cần thay đổi hình thức thi hành án tử hình.
Tuy nhiên, vẫn còn một số băn khoăn xung quanh việc tổ chức thi hành án.
Theo dự thảo luật Chính phủ trình Quốc hội ngày 7/11, việc thi hành hình phạt tử hình được quy định theo hai hình thức là xử bắn hoặc tiêm thuốc độc.
Đồng tình với đa số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra - đề nghị chỉ nên quy định một hình thức theo hướng hiện đại là tiêm thuốc độc. Nhiều đại biểu cũng phân tích thêm những hạn chế của hình thức xử bắn hiện nay như thiếu pháp trường và tạo áp lực cho người thực thi nhiệm vụ.
Tuy nhiên, theo các đại biểu Ngô Ngọc Ngưu, Lê Thị Nga…, lý do chọn hình thức tiêm thuốc độc được Chính phủ đưa ra chưa thực sự thuyết phục, chưa đủ thông tin để các đại biểu cân nhắc về thuận lợi và khó khăn để đưa ra quyết định.
Một số ý kiến khác băn khoăn tiêm thuốc gì, có phù hợp với người Việt Nam không, nếu tiêm không chết ngay thì tính thế nào? Hay với các tội ác nghiêm trọng, hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc có đủ tính răn đe?
Có đại biểu đề nghị cần phải hoàn thiện hệ thống máy móc trợ giúp, không nên để người thi hành án trực tiếp tiêm thuốc cho tử tù.
Nhiều đại biểu cho rằng chỉ nên quy định một hình thức thi hành án tử hình để đảm bảo sự thống nhất và bình đẳng. Số ít đại biểu lại cho rằng nên mở ra nhiều hình thức cho phạm nhân chọn, không nên áp đặt. Bởi vì có hình thức dư luận cho là không nhân đạo nhưng phạm nhân lại cho là nhân đạo. Có vị đề xuất thêm, nên nghiên cứu thêm hình thức khác phù hợp hơn, hiện đại hơn như hình thức cho ngồi ghế điện (điện thiêu), vừa sạch sẽ, lại phù hợp với hoàn cảnh nước ta hơn.
Về việc giải quyết cho nhận thi hài, tro cốt của người bị thi hành án tử hình, đa số ý kiến tán thành như dự luật, tuy nhiên cần phải quy định chặt chẽ, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự.
Liên quan đến việc hiến mô, tạng, dự thảo luật quy định tử tù được hiến mô. Đồng tình với dự thảo luật nhưng không ít ý kiến băn khoăn rằng, hiến mô sẽ được thực hiện vào lúc nào, trước hay sau khi thi hành án? Nếu áp dụng hình thức tiêm thuốc độc thì có nên cho hiến mô, nên cần cân nhắc cũng quy định cụ thể nội dung này để đảm bảo tính khả thi.
Bên cạnh nội dung trên, các vị đại biểu cũng thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự luật; cơ quan quản lý Nhà nước về thi hành án hình sự; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự; trình tự, thủ tục thi hành các hình phạt, quản lý giáo dục phạm nhân…
Nhiều đại biểu cho rằng, trước mắt nên để Bộ Công an quản lý về thi hành án hình sự là hợp lý. Nhưng về lâu dài thì Bộ Tư pháp nên quản lý Nhà nước còn Bộ Công an tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên, vẫn còn một số băn khoăn xung quanh việc tổ chức thi hành án.
Theo dự thảo luật Chính phủ trình Quốc hội ngày 7/11, việc thi hành hình phạt tử hình được quy định theo hai hình thức là xử bắn hoặc tiêm thuốc độc.
Đồng tình với đa số ý kiến trong Ủy ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra - đề nghị chỉ nên quy định một hình thức theo hướng hiện đại là tiêm thuốc độc. Nhiều đại biểu cũng phân tích thêm những hạn chế của hình thức xử bắn hiện nay như thiếu pháp trường và tạo áp lực cho người thực thi nhiệm vụ.
Tuy nhiên, theo các đại biểu Ngô Ngọc Ngưu, Lê Thị Nga…, lý do chọn hình thức tiêm thuốc độc được Chính phủ đưa ra chưa thực sự thuyết phục, chưa đủ thông tin để các đại biểu cân nhắc về thuận lợi và khó khăn để đưa ra quyết định.
Một số ý kiến khác băn khoăn tiêm thuốc gì, có phù hợp với người Việt Nam không, nếu tiêm không chết ngay thì tính thế nào? Hay với các tội ác nghiêm trọng, hình thức tử hình bằng tiêm thuốc độc có đủ tính răn đe?
Có đại biểu đề nghị cần phải hoàn thiện hệ thống máy móc trợ giúp, không nên để người thi hành án trực tiếp tiêm thuốc cho tử tù.
Nhiều đại biểu cho rằng chỉ nên quy định một hình thức thi hành án tử hình để đảm bảo sự thống nhất và bình đẳng. Số ít đại biểu lại cho rằng nên mở ra nhiều hình thức cho phạm nhân chọn, không nên áp đặt. Bởi vì có hình thức dư luận cho là không nhân đạo nhưng phạm nhân lại cho là nhân đạo. Có vị đề xuất thêm, nên nghiên cứu thêm hình thức khác phù hợp hơn, hiện đại hơn như hình thức cho ngồi ghế điện (điện thiêu), vừa sạch sẽ, lại phù hợp với hoàn cảnh nước ta hơn.
Về việc giải quyết cho nhận thi hài, tro cốt của người bị thi hành án tử hình, đa số ý kiến tán thành như dự luật, tuy nhiên cần phải quy định chặt chẽ, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự.
Liên quan đến việc hiến mô, tạng, dự thảo luật quy định tử tù được hiến mô. Đồng tình với dự thảo luật nhưng không ít ý kiến băn khoăn rằng, hiến mô sẽ được thực hiện vào lúc nào, trước hay sau khi thi hành án? Nếu áp dụng hình thức tiêm thuốc độc thì có nên cho hiến mô, nên cần cân nhắc cũng quy định cụ thể nội dung này để đảm bảo tính khả thi.
Bên cạnh nội dung trên, các vị đại biểu cũng thảo luận về phạm vi điều chỉnh của dự luật; cơ quan quản lý Nhà nước về thi hành án hình sự; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự; trình tự, thủ tục thi hành các hình phạt, quản lý giáo dục phạm nhân…
Nhiều đại biểu cho rằng, trước mắt nên để Bộ Công an quản lý về thi hành án hình sự là hợp lý. Nhưng về lâu dài thì Bộ Tư pháp nên quản lý Nhà nước còn Bộ Công an tổ chức thực hiện.