Indonesia cấm mua sắm trên mạng xã hội TikTok

Chia sẻ

Bộ thương mại Indonesia cho biết họ đang trong quá trình điều chỉnh quy định ngành thương mại điện tử...

Theo đó, Indonesia sẽ không cho phép người dùng giao dịch mua sắm trên các nền tảng truyền thông xã hội. Động thái được coi là đòn giáng mạnh vào ứng dụng video ngắn phổ biến TikTok.

Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Zulkifli Hasan cho biết: “Thương mại xã hội chỉ nên đóng vai trò hỗ trợ quảng bá hàng hóa và dịch vụ và sẽ không được phép giao dịch thanh toán trực tiếp”.

Cách tiếp cận này nhằm mục đích đảm bảo rằng phương tiện truyền thông xã hội và thương mại xã hội duy trì các đặc tính riêng biệt của chúng, từ đó ngăn chặn việc kiểm soát thuật toán hoàn toàn và bảo vệ khỏi mọi hành vi lạm dụng dữ liệu cá nhân mục đích thương mại. 

Hơn hết, chính phủ cho biết quy định này đã có hiệu lực nhằm mục đích bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác của Indonesia. Theo CNBC, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo cho biết các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đang sụt giảm doanh số do hàng hóa nước ngoài tràn vào thông qua mạng xã hội.

Trong một thông cáo chính thức, Bộ cho biết: “Chính phủ chỉ cho phép sử dụng mạng xã hội để tuyên truyền chứ không phải để giao dịch”. Điều này có nghĩa là người dùng ở Indonesia sẽ không thể mua hoặc bán sản phẩm và dịch vụ trên TikTok và Facebook.

HẠN CHẾ LẠM DỤNG DỮ LIỆU NGƯỜI DÙNG TRÊN CÁC MẠNG XÃ HỘI 

Bộ trưởng Thương mại Indonesia, Zulkifli Hasan thông tin với các phóng viên rằng quy định này nhằm đảm bảo tính cạnh tranh kinh doanh “công bằng và chính đáng”, đồng thời cũng nhằm bảo vệ dữ liệu của người dùng.

Trong một cuộc họp gần đây, Bộ trưởng Thương mại Zulkifli Hasan nói rằng “sự kết nối giữa mạng xã hội và thương mại điện tử phải được tách biệt để các thuật toán không bị kiểm soát hoàn toàn và điều này cũng ngăn chặn việc sử dụng dữ liệu cá nhân cho mục đích thương mại”. 

Indonesia cũng cho biết họ sẽ quy định những hàng hóa nước ngoài nào có thể được bán tại quốc gia của họ. Quyết định này được đưa ra khi số lượng hàng hóa nước ngoài ngày càng tăng tại Indonesia thông qua các nền tảng mạng xã hội. 

Indonesia cấm mua sắm trên mạng xã hội TikTok - Ảnh 1

Trực tiếp giải thích lý do, Tổng thống Indonesia cho biết: “Bởi vì chúng tôi biết rằng các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ và cả thị trường nội địa đang gặp khó khăn”. Theo đánh giá của CNBC, các quy định của Indonesia sẽ đập phá tham vọng mở rộng quy mô thương mại điện tử của TikTok tại quốc gia này.

HẠN CHẾ SỨC ẢNH HƯỞNG CỦA TIKTOK 

Bộ trưởng Thương mại Indonesia cho biết TikTok có một tuần để tuân thủ quy định nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ dừng hoạt động tại quốc gia này. Công ty nghiên cứu BMI cho biết TikTok là doanh nghiệp duy nhất bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm của chính phủ Indonesia và quy định mới khó có thể gây tổn hại cho sự tăng trưởng của ngành thị trường kỹ thuật số Indonesia.

Theo dữ liệu từ công ty tư vấn Momentum Works, các giao dịch thương mại điện tử ở Indonesia lên tới gần 52 tỷ USD vào năm ngoái và trong số đó, 5% diễn ra trên TikTok.

Theo Datareport, Indonesia là thị trường lớn thứ hai của TikTok với 113 triệu người dùng, chỉ sau Mỹ, quốc gia có 116,5 triệu người dùng TikTok. Vào tháng 6, Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew cho biết ứng dụng này “sẽ đầu tư hàng tỷ USD vào Indonesia và Đông Nam Á trong vài năm tới”.

Đông Nam Á, khu vực có tổng dân số 630 triệu người với hơn một nửa nguời dân dưới 30 tuổi là một trong những thị trường lớn nhất của TikTok xét về số lượng người dùng. Mỗi tháng, hơn 325 triệu người dùng trong Đông Nam Á truy cập vào ứng dụng này. 

Trước tình hình trên, người phát ngôn của TikTok cho biết: “Thương mại xã hội ra đời để giải quyết vấn đề thực tế cho những người bán hàng nhỏ truyền thống ở địa phương bằng cách kết nối họ với những người sáng tạo địa phương, những người có thể giúp tăng lưu lượng truy cập đến các cửa hàng trực tuyến của họ”.

“Mặc dù chúng tôi tôn trọng luật pháp và quy định của địa phương, nhưng chúng tôi hy vọng các quy tắc này sẽ tính đến tác động của nó đối với sinh kế của hơn 6 triệu người bán và hơn 7 triệu người sáng tạo liên kết sử dụng TikTok Shop”, người phát ngôn của TikTok cho biết.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con