Khi nào ngân hàng được cho vay vượt giới hạn với một khách hàng và người liên quan?

Kỳ Phong
Chia sẻ

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về tỷ lệ giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét cho phép cấp tín dụng vượt giới hạn...

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó tại tổ chức tín dụng giảm dần xuống 15% vốn tự có.
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó tại tổ chức tín dụng giảm dần xuống 15% vốn tự có.

Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

NỢ PHẢI TRẢ KHÔNG QUÁ 3 LẦN VỐN CHỦ SỞ HỮU

Để được cấp tín dụng vượt giới hạn, khách hàng phải đáp ứng đủ điều kiện cấp tín dụng theo quy định của pháp luật, không có nợ xấu trong 3 năm gần nhất liền trước năm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, có hệ số nợ phải trả không quá ba lần vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của khách hàng tại thời điểm gần nhất với thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.

Khách hàng có nhu cầu vốn để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh góp phần thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội của đất nước thuộc một trong các trường hợp sau.

Thứ nhất, triển khai các dự án, phương án có có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng, cấp thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân thuộc các ngành, lĩnh vực: điện, than, dầu khí, xăng dầu, giao thông, vận tải công cộng và các lĩnh vực khác theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ.

Thứ hai, triển khai các chương trình, dự án đầu tư được Quốc hội hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Thứ ba, đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích theo Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.

Dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn đã được tổ chức tín dụng thẩm định là đảm bảo khả thi, khách hàng có khả năng trả nợ và quyết định cấp tín dụng; đáp ứng các quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

NGÂN HÀNG PHẢI PHÁT HÀNH THƯ MỜI CẤP TÍN DỤNG HỢP VỐN TRƯỚC KHI CHO VAY VƯỢT GIỚI HẠN

Trước khi đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, tổ chức tín dụng phải đề xuất và thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật về việc cấp tín dụng hợp vốn đối với các dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu vay vốn của một khách hàng; hoặc đã phát hành thư mời hợp vốn tới ít nhất 5 tổ chức tín dụng khác, đăng trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức tín dụng, các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian ít nhất 30 ngày làm việc nhưng không có tổ chức tín dụng khác tham gia hợp vốn.

Tại thời điểm đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn, tổ chức tín dụng đáp ứng các yêu cầu về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

Thực hiện đầy đủ các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ được nêu tại hồ sơ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn và các văn bản phê duyệt chấp thuận cấp tín dụng vượt giới hạn trước đó.

Đảm bảo tuân thủ quy định về giới hạn cấp tín dụng tại khoản 8 Điều 136 Luật các tổ chức tín dụng năm 2024 khi tính cả khoản cấp tín dụng vượt giới hạn đang đề nghị.

Tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1 bộ hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành, địa phương có liên quan về các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật - pháp lý của dự án, phương án và khách hàng đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương có ý kiến bằng văn bản về các nội dung thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị mình gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trên cơ sở ý kiến tham gia của các Bộ, ngành, địa phương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu tổ chức tín dụng, khách hàng giải trình về các vấn đề có liên quan (nếu có).

Căn cứ đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến bằng văn bản đối với đề nghị cấp tín dụng vượt giới hạn của tổ chức tín dụng.

 

Theo Khoản 1, Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô sẽ giảm dần từ 23% vốn tự có xuống còn 15% từ ngày 1/1/2029 (bao gồm cả tín dụng lẫn trái phiếu).

Cụ thể, Luật quy định, từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành đến trước 1/1/2026, tổng dư nợ mà các ngân hàng thương mại có thể cấp cho một khách hàng là 14% vốn tự có và là 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.

Từ ngày 1/1/2026 đến trước ngày 1/1/2027, giới hạn cấp tín dụng sẽ còn 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.

Từ ngày 1/1/2027 đến trước ngày 1/1/2028, tổng mức dư nợ cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng có thể cấp cho một khách hàng là 12% vốn tự và đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó là 19% vốn tự có.

Từ ngày 1/1/2028 đến trước 1/1/2029, mức giới hạn này giảm còn 11% vốn tự có đối với một khách hàng và 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.

Từ ngày 1/1/2029, tổng mức dư nợ cấp tín dụng mà các tổ chức tín dụng có thể cấp cho một khách hàng sẽ còn 10% vốn tự có đối với một khách hàng và 15% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con