“Khoanh vùng” dấu hiệu rửa tiền trong bất động sản
Bộ Xây dựng vừa hoàn tất dự thảo thông tư hướng dẫn việc phòng chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản
Bộ Xây dựng vừa hoàn tất dự thảo thông tư hướng dẫn việc phòng chống rửa tiền đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Theo đó, khi cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan phát hiện thấy các trường hợp khách hàng có dấu hiệu rửa tiền thông qua các hoạt động giao dịch bất động sản thì phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
Cụ thể, khi có khách hàng thực hiện các giao dịch bất động sản bằng tiền mặt có giá trị lớn hoặc khách hàng thực hiện các giao dịch đáng ngờ như không thể xác định được khách hàng theo thông tin do họ cung cấp, doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với tình trạng tài chính hoặc với thông tin và hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của khách hàng... thì phải báo cáo ngay với Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).
Ngoài ra, với các trường hợp giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, giá cả thỏa thuận giữa các bên giao dịch không phù hợp giá cả thị trường; hồ sơ giao dịch hoặc hồ sơ về bất động sản có dấu hiệu giả, địa chỉ của các bên tham gia giao dịch không chính và đặc biệt là khách hàng tỏ ra không quan tâm đến giá cả bất động sản, phí giao dịch phải trả... cũng được xem là hành động đáng ngờ.
Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, trong vòng 48 giờ, các đơn vị liên quan phải báo cáo cơ quan chức năng để có hướng xử lý kịp thời. Trường hợp phát hiện giao dịch có liên quan tới hoạt động tội phạm, tổ chức báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.
Theo đó, khi cơ quan chức năng và các đơn vị liên quan phát hiện thấy các trường hợp khách hàng có dấu hiệu rửa tiền thông qua các hoạt động giao dịch bất động sản thì phải báo cáo ngay với cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý.
Cụ thể, khi có khách hàng thực hiện các giao dịch bất động sản bằng tiền mặt có giá trị lớn hoặc khách hàng thực hiện các giao dịch đáng ngờ như không thể xác định được khách hàng theo thông tin do họ cung cấp, doanh số giao dịch trên tài khoản không phù hợp với tình trạng tài chính hoặc với thông tin và hoạt động kinh doanh thông thường của khách hàng hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch trên tài khoản của khách hàng... thì phải báo cáo ngay với Cục Phòng, chống rửa tiền thuộc cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng).
Ngoài ra, với các trường hợp giao dịch được tiến hành bởi một khách hàng có liên quan đến các hoạt động bất hợp pháp đã đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng mà tổ chức báo cáo biết hoặc có trong danh sách cảnh báo do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, giá cả thỏa thuận giữa các bên giao dịch không phù hợp giá cả thị trường; hồ sơ giao dịch hoặc hồ sơ về bất động sản có dấu hiệu giả, địa chỉ của các bên tham gia giao dịch không chính và đặc biệt là khách hàng tỏ ra không quan tâm đến giá cả bất động sản, phí giao dịch phải trả... cũng được xem là hành động đáng ngờ.
Theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, khi phát hiện các giao dịch đáng ngờ, trong vòng 48 giờ, các đơn vị liên quan phải báo cáo cơ quan chức năng để có hướng xử lý kịp thời. Trường hợp phát hiện giao dịch có liên quan tới hoạt động tội phạm, tổ chức báo cáo phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện.