Khối ngoại và tổ chức xả ồ ạt, nhà đầu tư cá nhân bắt đáy gom ròng hơn 1.000 tỷ đồng
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 1053.7 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1043.0 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 16/18 ngành, chủ yếu là ngành Dịch vụ tài chính.
Bất ổn chính trị leo thang ở bên ngoài đã tác động lây lan sang chứng khoán Việt Nam khi Vn-Index tiến tới ngưỡng kháng cự kỹ thuật. Thị trường đã điều chỉnh ngay trong phiên giao dịch đầu tuần do áp lực bán ra vượt trội. Chỉ số giao dịch kém tích cực ngay từ đầu phiên và càng về sau càng yếu, kết phiên giảm 13,31 điểm về vùng 1.141 điểm.
Thanh khoản ba sàn tăng lên 18.200 tỷ đồng, trong đó khối ngoại bán ròng 872.5 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 839.5 tỷ đồng.
Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống, Dầu khí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, DGW, STB, BMP, VCB, KDH, GVR, PVD, FRT, VHC.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Dịch vụ tài chính. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, FPT, FUEVFVND, VPB, SSI, VHM, VND, HCM, VCI.
Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 1053.7 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1043.0 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 16/18 ngành, chủ yếu là ngành Dịch vụ tài chính. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: FPT, MWG, HPG, SSI, VHM, VPB, VCI, HCM, DGC, VND.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 2/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Truyền thông, Ô tô và phụ tùng. Top bán ròng có: STB, GVR, FRT, DGW, SZC, DCM, CTD, EIB, PAN.
Tự doanh bán ròng 12.3 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 40.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 6/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Ngân hàng. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, VPB, FRT, E1VFVN30, MWG, EIB, VRE, HDB, GEX, VGC.
Top bán ròng là nhóm Thực phẩm và đồ uống. Top cổ phiếu được bán ròng gồm SSI, DGC, FPT, VNM, GMD, HPG, PNJ, MBB, VHM, VIB.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 213.2 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 162.8 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 14/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng có HPG, VPB, FPT, TV2, DBD, PVD, PNJ, VCI, MWG, HCM.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Dịch vụ tài chính. Top mua ròng có STB, FUEVFVND, GVR, GMD, SZC, SSI, DCM, VND, PC1, CTD.
Giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở (i) cổ phiếu SHB với gần 18,4 triệu đơn vị (tương đương 198,5 tỷ đồng) được sang tay giữa các Tổ chức trong nước và (ii) cổ phiếu FPT với gần 1,94 triệu đơn vị (tương đương hơn 189 tỷ đồng) được sang tay giữa các NĐT nước ngoài.
Nhựa, cao su và sợi là ngành đi ngược thị trường chung với chỉ số giá tăng +0,3% trên nền thanh khoản cải thiện nhẹ (+5%) so với hôm qua, nhưng có sự phân hóa mạnh giữa nhóm Nhựa và Cao su.
Cụ thể, nhiều cổ phiếu Cao su (GVR, PHR, DPR, DRI, TRC) tăng giá nhờ thông tin hỗ trợ là giá cao su ở các sàn giao dịch châu Á đồng loạt tăng mạnh do tác động từ đà tăng của giá dầu và lực mua vào của giới đầu cơ với kỳ vọng vào sự hồi phục của kinh tế Trung Quốc.
Ngược lại, đà tăng của giá dầu tác động tiêu cực lên cổ phiếu Nhựa (NHH, AAA, HCD, PLP) do nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa là chế phẩm dầu mỏ.
Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Rel ở ngành Nhựa, cao su và sợi (trong tương quan với thị trường chung) đang tiệm cận mức đáy một năm và duy trì ở thái âm trong hơn 4 tháng gần đây. Điều này cho thấy có dư địa để ngành hút thêm dòng tiền, tuy nhiên cần lưu ý rằng cổ phiếu Nhựa và cao su chịu ảnh hưởng lớn bởi diễn biến giá dầu (vốn biến động mạnh gần đây).