Khôi phục tâm lý cho lao động ngành dệt may, da giày mất việc do Covid-19

Vũ Khuê
Chia sẻ

Người lao động 3-4 tháng sống trong nhà trọ, không có việc làm, không có tiền nên ảnh hưởng đến tâm lý họ rất lớn. Giải pháp cần hơn lúc nào hết là khôi phục tâm lý của người lao động. Gói hỗ trợ đến nhanh sẽ tác động tới niềm tin của người lao động với Chính phủ và chủ doanh nghiệp…

Trong bối cảnh giãn cách kéo dài, người lao động đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe và kinh tế gần như kiệt quệ.
Trong bối cảnh giãn cách kéo dài, người lao động đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe và kinh tế gần như kiệt quệ.

Đại diện cơ quan Chính phủ, đại diện doanh nghiệp, đại diện công đoàn và đại diện nhãn hàng đã cùng tham gia buổi đối thoại: “Chung sức vì sự phục hồi bền vững ngành dệt may – da giày Việt Nam” do Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Hiệp hội Da- Giày-Túi xách Việt Nam phối hợp tổ chức, ngày 8/10/2021, nhằm tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ ngành dệt may, da giày phục hồi sản xuất bền vững.

NHIỀU DOANH NGHIỆP ĐÃ KHÔNG THỂ TRỤ VỮNG

Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng thư ký Hiệp hội da giầy và túi xách Việt Nam cho rằng, 2 ngành đóng góp hơn 60 tỷ USD xuất khẩu mỗi năm, tạo ra 4 triệu việc làm. Tác động của đại dịch Covid-19 với 2 ngành này rất nặng nề, không chỉ với Việt Nam mà cả tới các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Buổi đối thoại diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Buổi đối thoại diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Dịch bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp tới các khu công nghiệp, khiến cho hàng nghìn người lao động bị nhiễm vi rút SAR-COV-2 và hàng nghìn doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất.

Trong tháng 9/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 3,06 tỷ USD, giảm 8,15% so với tháng trước và giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

 
Theo kết quả khảo sát tháng 9 của Hiệp hội Dệt may và Hiệp hội Da-Giày-Túi xách Việt Nam, gần 70% doanh nghiệp dệt may và da giày tham gia khảo sát bị nhãn hàng phạt vì giao hàng chậm trong năm 2021.

Còn kim ngạch xuất khẩu của da giầy Việt Nam trong tháng 9/2021 ước đạt 920 triệu USD, giảm 8,0% so với tháng 8/2021 và giảm 35,2% so với cùng kỳ năm 2020.

Về phía người lao động dệt may và da giày, kết quả khảo sát cho thấy trong bối cảnh giãn cách kéo dài, người lao động đã bị những ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, sức khỏe và kinh tế gần như kiệt quệ. Trên 60% người lao động di cư muốn về quê hoặc đã về quê.

Tuy nhiên, phần lớn họ xác định muốn về quê trong một thời gian ngắn để phục hồi sức khỏe và cuộc sống cho bản thân và con cái. 89% người lao động di cư và 96% người lao động địa phương muốn tiếp tục làm việc ở nhà máy hiện tại. Đây sẽ là tín hiệu khả quan cho thấy nếu được hỗ trợ tích cực kịp thời, người lao động sẽ sớm trở lại nhà máy.

Do tác động của làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày đã không thể trụ vững, chuỗi cung ứng trong nước và quốc tế bị đứt gãy, người lao động mất việc làm, thu nhập và phải đối mặt với nguy cơ nghèo đói.

Chính vì vậy, dệt may, da giày đang đứng trước nguy cơ không thể đạt được mục tiêu xuất khẩu đã đề ra như dự kiến trước đó.

Trong 3 tháng cuối năm 2021, toàn ngành sẽ phải đối diện với vấn đề thiếu lao động trầm trọng do người lao động có xu hướng về quê tránh dịch, chưa quay trở lại làm việc ngay.

CẦN GIẢI PHÁP MỚI TRONG TÌNH HÌNH MỚI

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) cho rằng, hiện tại, tình hình dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát, Chính phủ cũng đã có định hướng chuyển từ trạng thái “không có Covid- 19 sang thích ứng an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế”.

Để công tác phòng chống dịch đi đôi với phục hồi, phát triển kinh tế trong điều kiện “bình thường mới”, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các phương án chống dịch linh hoạt song hành cùng phương án sản xuất an toàn, kết hợp cùng các biện pháp hỗ trợ để người lao động yên tâm quay trở lại làm việc và doanh nghiệp phục hồi sản xuất bền vững.

Vitas kỳ vọng, khi thực hiện sống chung với Covid-19, giữa các địa phương và bộ ngành cần có giải pháp thực sự kinh hoạt, thích ứng với nhau giúp doanh nghiệp mở cửa nhanh nhất, an toàn nhất. Vitas hoan nghênh việc trao quyền cho doanh nghiệp, vì hơn ai hết doanh nghiệp rất lo lắng cho bản thân của chính doanh nghiệp họ.

Nhiều ý kiến kiến nghị, cần đẩy nhanh thực hiện các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến doanh nghiệp. Gói hỗ trợ đến doanh nghiệp càng nhanh càng tốt, điều này cũng tác động tới niềm tin của người lao động với Chính phủ và chủ doanh nghiệp.

 
"Cần hơn lúc nào hết là khôi phục tâm lý của người lao động. Dịch bệnh phức tạp kéo dài khiến người lao động 3-4 tháng sống trong nhà trọ, không có việc làm, không có tiền nên ảnh hưởng đến tâm lý họ rất lớn".
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Vitas.

Đặc biệt, với những lao động đã được tạo điều kiện cho họ về quê thì giờ Chính phủ, doanh nghiệp cùng đồng hành tạo điều kiện cho họ trở lại Thành phố làm việc, như sắp xếp khu nhà trọ xanh, có phương tiện đưa họ trở lại làm việc (hỗ trợ phương tiện đi lại như tàu hoả).

Cùng với đó là các giải pháp tài chính. Nguồn tài chính của doanh nghiệp giờ cạn kiệt nên cần sự hỗ trợ về lãi vay để khôi phục sản xuất, miễn giảm phí bảo vệ môi trường… “Cái gì miễn, giảm hoặc hoãn được thì làm. Và cần thiết nữa, mong các nhãn hàng luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn này”, bà Mai đề xuất.

Dưới góc độ quản lý lao động, ông Nguyễn Văn Bình, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Lao động-Thương Binh và Xã hội) thông tin, bên cạnh việc ban hành chính sách hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp và người lao động, tiếp tục sửa đổi Nghị quyết 68, Quyết định 23 để tiếp tục đi theo hướng đơn giản hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận chính sách hỗ trợ thuận lợi hơn nữa.

Bên cạnh đó, Bộ đang trình Chính phủ để Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho phép nới lỏng hơn, linh hoạt hơn về việc huy động người lao động làm thêm giờ. Bị giãn cách nên áp lực làm thêm bù để đáp ứng yêu cầu đơn hàng là có thật.

Bộ đã trình Chính phủ vấn đề này, cụ thể không áp dụng trần làm thêm giờ không quá 48 giờ/tháng và trần làm thêm giờ theo năm (trước đây áp dụng 300 giờ trong một số lĩnh vực ngành nghề thì giờ áp dụng cho mọi ngành nghề)… Hiện Bộ Tư pháp đang thẩm định và sẽ trình Chính phủ sớm.

Hay những biện pháp nới lỏng linh hoạt điều kiện cho chuyên gia vào làm việc cũng đã trình Chính phủ và đang được thực hiện.

Bổ sung thêm, ông Bình cho biết, Bộ đang xây dựng Đề án tổng thể phục hồi thị trường lao động sau đại dịch Covid-19. Trong đó, đánh giá tình hình và đưa ra giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động…

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con