Kích cầu: Nên mua cổ phần thay vì hỗ trợ lãi suất?
Thời gian và cách thức triển khai chính sách kích cầu nên được xem lại, nếu không muốn xảy ra những hệ lụy sau này
Thời gian và cách thức triển khai chính sách kích cầu nên được xem lại, nếu không muốn xảy ra những hệ lụy sau này.
Khuyến nghị thẳng thắn này được TS. Nguyễn Minh Phong (Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) đưa ra khi trao đổi với VnEconomy. Ông nói:
- Ở Mỹ, khủng hoảng xảy ra khi các doanh nghiệp địa ốc bị phá sản, gây ra vỡ nợ dây chuyền lên hệ thống ngân hàng. Nhưng ở Việt Nam thì lại không phải vậy. Suy giảm kinh tế ở Việt Nam là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do thắt chặt thị trường tiêu thụ và một số khó khăn liên quan đến những hợp đồng mới.
Chính vì vậy, bản chất khủng hoảng của Việt Nam và Mỹ là hoàn toàn khác nhau, nhưng cả hai lại sử dụng chung một biện pháp, đó là tung tiền nhà nước ra để cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế.
Song, dù là chung biện pháp nhưng cách thức triển khai thì lại khác nhau. Trong khi Mỹ dùng tiền đó để mua cổ phần của các doanh nghiệp, rồi sau đó bán ra thị trường, nên họ vẫn có cơ hội thu hồi vốn, còn chúng ta lại “biếu không” cho doanh nghiệp thông qua hỗ trợ lãi suất.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ lãi suất đó chỉ là khoản tiền nhà nước cho doanh nghiệp. Còn khoản doanh nghiệp vay của ngân hàng thì vẫn phải trả. Nếu các ngân hàng không thu hồi được thì sẽ tích tụ một khoản nợ khó đòi lớn. Trong trường hợp người dân biết được thực trạng trên thì người ta sẽ thu hồi tiền gửi về, kéo theo nguy hại đến hệ thống ngân hàng.
Chính vì vậy, theo tôi thì chúng ta không nên lạm dụng vào chính sách này và tránh xảy ra tình trạng cho vay tràn lan. Nếu tình trạng đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản mà "vỡ" một lần nữa thì sẽ rất nguy hiểm.
Dè chừng "bài toán kép"
Nhưng Chính phủ vừa tuyên bố, kích cầu của chúng ta đã “bấm đúng huyệt”, thưa ông?
Khách quan mà nói thì từ đầu năm đến nay, gói kích cầu là thực sự cần thiết đối với nền kinh tế chúng ta. Nhưng nếu lạm dụng, sẽ dễ gây ra hệ quả mới, khó có thể hình dung được. Đơn giản là bởi, việc hỗ trợ lãi suất sẽ gắn với quá trình “bắt tay” giữa doanh nghiệp với ngân hàng, trong đó không loại trừ những hợp đồng vay ảo, dự án ảo, chiếm khống tiền của Nhà nước, tạo ra những khoản nợ khó đòi.
Tất nhiên, khi nền kinh tế vẫn đang suy giảm thì vẫn buộc phải “kích”, nhưng với điều kiện là kích phải tạo ra triển vọng, chứ không phải là kích để rồi tích tụ nên những xung lực nguy hiểm hơn.
Nhiều đại biểu Quốc hội vừa qua quan ngại về những hệ lụy khi giá trị của gói kích cầu chiếm đến 10% GDP. Theo ông thì có đáng lo ngại không?
Hệ lụy mà dễ nhìn thấy nhất là thâm hụt ngân sách sẽ rất lớn. Nếu Chính phủ vay nợ để kích cầu thì cũng có nghĩa là trách nhiệm để trả nợ là rất lớn.
Còn nếu không thì chúng ta phải tiêu vào phần vốn dự trữ của nhà nước và có thể sẽ làm nó “mỏng” đi. Và rõ ràng, nếu tiền dự trữ càng mỏng thì sức mạnh càng kém.
Nhưng nếu chúng ta in thêm tiền thì lại rất dễ làm cho lạm phát quay trở lại. Khi đó, để giải "bài toán kép" suy thoái - lạm phát chắc chắn sẽ còn nan giải hơn nhiều so với năm 2008.
Nên mua cổ phần thay vì hỗ trợ lãi suất
Ông đánh giá thế nào về khả năng hấp thụ của nền kinh tế đối với gói kích cầu?
Theo tôi thì khả năng hấp thụ sẽ không được lớn lắm, bởi nếu muốn hấp thụ tốt thì các doanh nghiệp phải có được những hợp đồng tiêu thụ tốt. Nhưng hiện nay, trên thế giới thì tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều. Các doanh nghiệp nếu đã có hợp đồng tiêu thụ thì họ có thể vay vốn ngân hàng để sản xuất chứ không phải đợi đến vốn kích cầu. Ngoài ra, dù không có thống kê cụ thể nhưng bằng cảm quan, chúng ta cũng có thể thấy được, người dân vay kích cầu tiêu dùng cũng không nhiều.
Do vậy, hiện nay người ta vẫn lo ngại rằng, có một phần không nhỏ vốn kích cầu đã chảy lạc chỗ, có thể là vào chứng khoán, bất động sản. Nếu đúng như vậy thì quả thật là rất nguy hiểm. Vốn kích cầu là nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, khắc phục khó khăn. Nhưng nếu nó lại chảy vào thị trường chứng khoán, bất động sản… thì vừa gây lãng phí cho Nhà nước, vừa làm tăng dư nợ khó đòi, cũng như làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Vậy theo ông, Việt Nam nên tiếp tục triển khai gói kích cầu như thế nào?
Theo tôi, đến cuối năm nay chúng ta cần phải xem xét lại. Chúng ta nên điều chỉnh lại mục tiêu, trọng tâm và nhìn nhận đúng thách thức.
Theo tôi, đến cuối năm nay nên dừng lại việc cho vay đại trà 4%, mà nên chuyển phần vốn đó cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để tổ chức mua lại cổ phần của các doanh nghiệp có triển vọng.
Khuyến nghị thẳng thắn này được TS. Nguyễn Minh Phong (Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội) đưa ra khi trao đổi với VnEconomy. Ông nói:
- Ở Mỹ, khủng hoảng xảy ra khi các doanh nghiệp địa ốc bị phá sản, gây ra vỡ nợ dây chuyền lên hệ thống ngân hàng. Nhưng ở Việt Nam thì lại không phải vậy. Suy giảm kinh tế ở Việt Nam là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, do thắt chặt thị trường tiêu thụ và một số khó khăn liên quan đến những hợp đồng mới.
Chính vì vậy, bản chất khủng hoảng của Việt Nam và Mỹ là hoàn toàn khác nhau, nhưng cả hai lại sử dụng chung một biện pháp, đó là tung tiền nhà nước ra để cứu doanh nghiệp, cứu nền kinh tế.
Song, dù là chung biện pháp nhưng cách thức triển khai thì lại khác nhau. Trong khi Mỹ dùng tiền đó để mua cổ phần của các doanh nghiệp, rồi sau đó bán ra thị trường, nên họ vẫn có cơ hội thu hồi vốn, còn chúng ta lại “biếu không” cho doanh nghiệp thông qua hỗ trợ lãi suất.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ lãi suất đó chỉ là khoản tiền nhà nước cho doanh nghiệp. Còn khoản doanh nghiệp vay của ngân hàng thì vẫn phải trả. Nếu các ngân hàng không thu hồi được thì sẽ tích tụ một khoản nợ khó đòi lớn. Trong trường hợp người dân biết được thực trạng trên thì người ta sẽ thu hồi tiền gửi về, kéo theo nguy hại đến hệ thống ngân hàng.
Chính vì vậy, theo tôi thì chúng ta không nên lạm dụng vào chính sách này và tránh xảy ra tình trạng cho vay tràn lan. Nếu tình trạng đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản mà "vỡ" một lần nữa thì sẽ rất nguy hiểm.
Dè chừng "bài toán kép"
Nhưng Chính phủ vừa tuyên bố, kích cầu của chúng ta đã “bấm đúng huyệt”, thưa ông?
Khách quan mà nói thì từ đầu năm đến nay, gói kích cầu là thực sự cần thiết đối với nền kinh tế chúng ta. Nhưng nếu lạm dụng, sẽ dễ gây ra hệ quả mới, khó có thể hình dung được. Đơn giản là bởi, việc hỗ trợ lãi suất sẽ gắn với quá trình “bắt tay” giữa doanh nghiệp với ngân hàng, trong đó không loại trừ những hợp đồng vay ảo, dự án ảo, chiếm khống tiền của Nhà nước, tạo ra những khoản nợ khó đòi.
Tất nhiên, khi nền kinh tế vẫn đang suy giảm thì vẫn buộc phải “kích”, nhưng với điều kiện là kích phải tạo ra triển vọng, chứ không phải là kích để rồi tích tụ nên những xung lực nguy hiểm hơn.
Nhiều đại biểu Quốc hội vừa qua quan ngại về những hệ lụy khi giá trị của gói kích cầu chiếm đến 10% GDP. Theo ông thì có đáng lo ngại không?
Hệ lụy mà dễ nhìn thấy nhất là thâm hụt ngân sách sẽ rất lớn. Nếu Chính phủ vay nợ để kích cầu thì cũng có nghĩa là trách nhiệm để trả nợ là rất lớn.
Còn nếu không thì chúng ta phải tiêu vào phần vốn dự trữ của nhà nước và có thể sẽ làm nó “mỏng” đi. Và rõ ràng, nếu tiền dự trữ càng mỏng thì sức mạnh càng kém.
Nhưng nếu chúng ta in thêm tiền thì lại rất dễ làm cho lạm phát quay trở lại. Khi đó, để giải "bài toán kép" suy thoái - lạm phát chắc chắn sẽ còn nan giải hơn nhiều so với năm 2008.
Nên mua cổ phần thay vì hỗ trợ lãi suất
Ông đánh giá thế nào về khả năng hấp thụ của nền kinh tế đối với gói kích cầu?
Theo tôi thì khả năng hấp thụ sẽ không được lớn lắm, bởi nếu muốn hấp thụ tốt thì các doanh nghiệp phải có được những hợp đồng tiêu thụ tốt. Nhưng hiện nay, trên thế giới thì tình hình vẫn chưa cải thiện nhiều. Các doanh nghiệp nếu đã có hợp đồng tiêu thụ thì họ có thể vay vốn ngân hàng để sản xuất chứ không phải đợi đến vốn kích cầu. Ngoài ra, dù không có thống kê cụ thể nhưng bằng cảm quan, chúng ta cũng có thể thấy được, người dân vay kích cầu tiêu dùng cũng không nhiều.
Do vậy, hiện nay người ta vẫn lo ngại rằng, có một phần không nhỏ vốn kích cầu đã chảy lạc chỗ, có thể là vào chứng khoán, bất động sản. Nếu đúng như vậy thì quả thật là rất nguy hiểm. Vốn kích cầu là nhằm mục đích hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, kinh doanh, khắc phục khó khăn. Nhưng nếu nó lại chảy vào thị trường chứng khoán, bất động sản… thì vừa gây lãng phí cho Nhà nước, vừa làm tăng dư nợ khó đòi, cũng như làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Vậy theo ông, Việt Nam nên tiếp tục triển khai gói kích cầu như thế nào?
Theo tôi, đến cuối năm nay chúng ta cần phải xem xét lại. Chúng ta nên điều chỉnh lại mục tiêu, trọng tâm và nhìn nhận đúng thách thức.
Theo tôi, đến cuối năm nay nên dừng lại việc cho vay đại trà 4%, mà nên chuyển phần vốn đó cho Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để tổ chức mua lại cổ phần của các doanh nghiệp có triển vọng.