Kinh tế biển và câu chuyện thỏ - rùa
Mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển dường như khó thành hiện thực bởi tư duy và cách nhìn nhận
Mục tiêu phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển dường như khó thành hiện thực bởi tư duy và cách nhìn nhận về giá trị biển.
Đó là đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà quản lý tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào kinh tế biển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và UBND thành phố Hải Phòng đồng tổ chức ngày 9/7, tại thành phố cảng.
Quá nhiều bất cập
Tại hội nghị nói trên, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành cho rằng, dù được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế về biển, song đến nay, Hải Phòng vẫn còn quá nhiều bất cập cần giải quyết nếu muốn thực sự giàu lên từ biển.
Viện dẫn cho những bất cập trên, ông Thành cho hay, trong các tỉnh ven biển phía Bắc, khó có tỉnh thành nào có nhiều lợi thế như Hải Phòng, trong đó đáng chú ý nhất là 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 mặt biển nội hải và là cửa chính hướng ra biển của toàn khu vực phía Bắc.
Đây có thể là một điều kiện lý tưởng để đưa Hải Phòng trở thành một thành phố mạnh về biển với GDP vùng ven biển lên tới 40% trong tổng GDP của toàn thành phố trong những năm tới.
Thế nhưng, theo ông Thành, dù chiến lược biển đến năm 2020 đã được phê duyệt và thời gian từ nay đến đấy không còn bao xa, song vấn đề quy hoạch và khai thác tài nguyên biển không chỉ ở Hải Phòng mà hầu như các tỉnh thành có bờ biển đều bộc lộ những bất cập, đặc biệt là quy hoạch không gian biển.
Đáng chú ý, phương thức khai thác biển hiện nay của đa số địa phương đều theo kiểu khai thác tài nguyên vật chất “nhìn thấy”, mà bỏ quên các giá trị tài nguyên phi vật chất, các giá trị không gian, giá trị dịch vụ và các hệ sinh thái vùng bờ.
Cũng theo ông Thành, ngay cả đối với những cư dân ven biển, những người trực tiếp tham gia vào khai thác tài nguyên biển cũng chưa được đảm bảo. Phần lớn trong số họ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi ro từ thiên tai, cuộc sống bấp bênh. Đó là chưa kể đến sự cạnh tranh thu hút đầu tư bằng mọi giá giữa các địa phương có cùng lợi thế đã gây nên những thách thức không nhỏ cho phát triển kinh tế biển.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng chỉ ra nhiều bất cập trong chính sách pháp luật trong quản lý biển, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... đã khiến cho những giá trị kinh tế từ biển bị lãng phí không nhỏ.
Còn theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, những bất cập về phát triển kinh tế biển hiện nay dường như lại có nguồn gốc từ tư duy cùng những thể chế của những địa phương có biển.
Theo ông, chính cách đặt vấn đề theo kiểu liệt kê bất cập rồi đưa ra những giải pháp mang tính “đều đều” để giải quyết thì sẽ khó mà tạo ra một bước đột phá trong khai thác, phát triển kinh tế biển.
Theo TS. Thiên, qua hàng nghìn năm, vốn có nhiều lợi thế về biển, thế nhưng, đến tận ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là dân tộc được đánh giá là sát biển, ở gần biển chứ chưa phải là một “quốc gia biển”.
“Chúng ta biết có thế mạnh về biển, muốn giàu lên từ biển, thế nhưng chúng ta vẫn cứ muốn tiến đều đều, không có đột phá, thậm chí tư duy phát triển vẫn là tư duy đất liền, không muốn vươn ra đại dương thì làm sao mà giàu lên từ biển được”, TS. Thiên nói.
Không những thế, theo TS. Thiên, tư duy phát triển cục bộ, riêng lẻ cũng đã góp phần cản trở việc tiến ra biển. Không những vậy, việc chúng ta muốn xây cảng Cái Lân gần bờ đã minh chứng cho việc Việt Nam chưa có tính mạo hiểm và tinh thần khám phá chinh phục những giá trị to lớn của đại dương.
Chính vì vậy, theo TS. Thiên, đến nay, biển dường như vẫn chỉ là đối tượng của thi ca, chưa phải là một phạm trù kinh tế phát triển. “Chúng ta vẫn thiếu sự hiện diện trên biển bằng nhưng con tàu lớn, những doanh nghiệp lớn, năng lực vật chất để chinh phục biển vẫn còn quá yếu”.
Phát triển theo hướng nào?
Rất nhiều nhà khoa học có mặt tại hội nghị đều khẳng định, dù chiến lược biển đã có nhưng những gì vạch ra trong đó mới chỉ là định hướng chung chung, chưa được thiết kế cụ thể và cũng chưa được thực thi đã dẫn đến việc chúng ta lãng phí quá nhiều từ biển.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng đưa ra con số so sánh về sự lãng phí này. Cụ thể là quy mô kinh tế biển của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 10 tỷ USD, trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới khoảng 1.300 tỷ USD.
Ngay cả so sánh với các nước như Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD... Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng so với các nước trong khu vực cũng rất thấp, chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia, 1/5 của Thái Lan...
Theo TS. Trần Đình Thiên, những hạn chế nêu trên được bắt nguồn từ thể chế liên quan đến phát triển kinh tế biển. Nếu thể chế không tạo được bước đột phá phát triển, thể chế không vượt lên trước thì khó có một công thức nào có thể áp dụng để mạng lại thành công.
“Xưa nay, trong cuộc chạy đua, lối suy nghĩ của chúng ta vẫn thiên về ủng hộ, ca ngợi con rùa với tính cần mẫn, chịu khó. Do đó, những thể chế được ban hành trong phát triển kinh tế biển vẫn theo hướng ủng hộ con rùa mà quên đi những bước nhảy đột phá của con thỏ”, TS. Thiên ví von.
Chính vì vậy, theo ông, để thực sự là quốc gia mạnh về biển, giàu lên vì biển, nhất định chúng ta phải từ bỏ tập quán “thuyền thúng”, từ bỏ tư duy “cần mẫn, từ từ” để thay vào đó là những quyết sách lớn, mang tính đột phá thì mới mong mục tiêu trên thành hiện thực.
“Vinashin có thể thất bại, nhưng không vì thế mà cho rằng công nghiệp đóng tàu của Việt Nam thất bại. Chúng ta phải hiện diện trên biển bằng những tàu lớn, bằng những doanh nghiệp lớn chứ không thể cứ bám mãi với mô hình tăng trưởng tận khai đất liền như hiện nay”, TS. Thiên khuyến nghị.
Đó là đánh giá của nhiều chuyên gia, nhà quản lý tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào kinh tế biển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và UBND thành phố Hải Phòng đồng tổ chức ngày 9/7, tại thành phố cảng.
Quá nhiều bất cập
Tại hội nghị nói trên, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Thành cho rằng, dù được đánh giá là địa phương có nhiều lợi thế về biển, song đến nay, Hải Phòng vẫn còn quá nhiều bất cập cần giải quyết nếu muốn thực sự giàu lên từ biển.
Viện dẫn cho những bất cập trên, ông Thành cho hay, trong các tỉnh ven biển phía Bắc, khó có tỉnh thành nào có nhiều lợi thế như Hải Phòng, trong đó đáng chú ý nhất là 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 mặt biển nội hải và là cửa chính hướng ra biển của toàn khu vực phía Bắc.
Đây có thể là một điều kiện lý tưởng để đưa Hải Phòng trở thành một thành phố mạnh về biển với GDP vùng ven biển lên tới 40% trong tổng GDP của toàn thành phố trong những năm tới.
Thế nhưng, theo ông Thành, dù chiến lược biển đến năm 2020 đã được phê duyệt và thời gian từ nay đến đấy không còn bao xa, song vấn đề quy hoạch và khai thác tài nguyên biển không chỉ ở Hải Phòng mà hầu như các tỉnh thành có bờ biển đều bộc lộ những bất cập, đặc biệt là quy hoạch không gian biển.
Đáng chú ý, phương thức khai thác biển hiện nay của đa số địa phương đều theo kiểu khai thác tài nguyên vật chất “nhìn thấy”, mà bỏ quên các giá trị tài nguyên phi vật chất, các giá trị không gian, giá trị dịch vụ và các hệ sinh thái vùng bờ.
Cũng theo ông Thành, ngay cả đối với những cư dân ven biển, những người trực tiếp tham gia vào khai thác tài nguyên biển cũng chưa được đảm bảo. Phần lớn trong số họ vẫn đang gặp nhiều khó khăn, chịu nhiều rủi ro từ thiên tai, cuộc sống bấp bênh. Đó là chưa kể đến sự cạnh tranh thu hút đầu tư bằng mọi giá giữa các địa phương có cùng lợi thế đã gây nên những thách thức không nhỏ cho phát triển kinh tế biển.
Lãnh đạo thành phố Hải Phòng cũng chỉ ra nhiều bất cập trong chính sách pháp luật trong quản lý biển, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực... đã khiến cho những giá trị kinh tế từ biển bị lãng phí không nhỏ.
Còn theo TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, những bất cập về phát triển kinh tế biển hiện nay dường như lại có nguồn gốc từ tư duy cùng những thể chế của những địa phương có biển.
Theo ông, chính cách đặt vấn đề theo kiểu liệt kê bất cập rồi đưa ra những giải pháp mang tính “đều đều” để giải quyết thì sẽ khó mà tạo ra một bước đột phá trong khai thác, phát triển kinh tế biển.
Theo TS. Thiên, qua hàng nghìn năm, vốn có nhiều lợi thế về biển, thế nhưng, đến tận ngày nay, Việt Nam vẫn chỉ là dân tộc được đánh giá là sát biển, ở gần biển chứ chưa phải là một “quốc gia biển”.
“Chúng ta biết có thế mạnh về biển, muốn giàu lên từ biển, thế nhưng chúng ta vẫn cứ muốn tiến đều đều, không có đột phá, thậm chí tư duy phát triển vẫn là tư duy đất liền, không muốn vươn ra đại dương thì làm sao mà giàu lên từ biển được”, TS. Thiên nói.
Không những thế, theo TS. Thiên, tư duy phát triển cục bộ, riêng lẻ cũng đã góp phần cản trở việc tiến ra biển. Không những vậy, việc chúng ta muốn xây cảng Cái Lân gần bờ đã minh chứng cho việc Việt Nam chưa có tính mạo hiểm và tinh thần khám phá chinh phục những giá trị to lớn của đại dương.
Chính vì vậy, theo TS. Thiên, đến nay, biển dường như vẫn chỉ là đối tượng của thi ca, chưa phải là một phạm trù kinh tế phát triển. “Chúng ta vẫn thiếu sự hiện diện trên biển bằng nhưng con tàu lớn, những doanh nghiệp lớn, năng lực vật chất để chinh phục biển vẫn còn quá yếu”.
Phát triển theo hướng nào?
Rất nhiều nhà khoa học có mặt tại hội nghị đều khẳng định, dù chiến lược biển đã có nhưng những gì vạch ra trong đó mới chỉ là định hướng chung chung, chưa được thiết kế cụ thể và cũng chưa được thực thi đã dẫn đến việc chúng ta lãng phí quá nhiều từ biển.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đỗ Nhất Hoàng đưa ra con số so sánh về sự lãng phí này. Cụ thể là quy mô kinh tế biển của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 10 tỷ USD, trong khi sản lượng kinh tế biển của thế giới khoảng 1.300 tỷ USD.
Ngay cả so sánh với các nước như Nhật Bản 468 tỷ USD, Hàn Quốc là 33 tỷ USD... Các chỉ tiêu hàng thông qua cảng so với các nước trong khu vực cũng rất thấp, chỉ bằng 1/140 của Singapore, 1/7 của Malaysia, 1/5 của Thái Lan...
Theo TS. Trần Đình Thiên, những hạn chế nêu trên được bắt nguồn từ thể chế liên quan đến phát triển kinh tế biển. Nếu thể chế không tạo được bước đột phá phát triển, thể chế không vượt lên trước thì khó có một công thức nào có thể áp dụng để mạng lại thành công.
“Xưa nay, trong cuộc chạy đua, lối suy nghĩ của chúng ta vẫn thiên về ủng hộ, ca ngợi con rùa với tính cần mẫn, chịu khó. Do đó, những thể chế được ban hành trong phát triển kinh tế biển vẫn theo hướng ủng hộ con rùa mà quên đi những bước nhảy đột phá của con thỏ”, TS. Thiên ví von.
Chính vì vậy, theo ông, để thực sự là quốc gia mạnh về biển, giàu lên vì biển, nhất định chúng ta phải từ bỏ tập quán “thuyền thúng”, từ bỏ tư duy “cần mẫn, từ từ” để thay vào đó là những quyết sách lớn, mang tính đột phá thì mới mong mục tiêu trên thành hiện thực.
“Vinashin có thể thất bại, nhưng không vì thế mà cho rằng công nghiệp đóng tàu của Việt Nam thất bại. Chúng ta phải hiện diện trên biển bằng những tàu lớn, bằng những doanh nghiệp lớn chứ không thể cứ bám mãi với mô hình tăng trưởng tận khai đất liền như hiện nay”, TS. Thiên khuyến nghị.