Kinh tế Mỹ suy thoái, Việt Nam có bị "vạ lây"?
Cả thế giới "nháo nhào" trước những dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ suy thoái
Cả thế giới "nháo nhào" trước những dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ suy thoái.
Phản ứng rõ nhất là thị trường chứng khoán của nhiều nước tụt giảm. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, trước hết là ngành dệt may, da giày...
Hội nghị thị trường vốn và tài chính Việt Nam 2008 (do EuroEvents và Bộ Tài chính tổ chức) khai mạc ngày 23/1 tại Hà Nội diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán nhiều nước đang chao đảo.
Theo giám đốc toàn cầu bộ phận thị trường vốn của Ngân hàng Standard Chartered Brad Levitt, những diễn biến trong các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đang có tác động tới Việt Nam, góp phần khiến thị trường chứng khoán và tín dụng của Việt Nam bị sụt giảm.
Nguyên chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) Lê Thị Băng Tâm cho rằng khi bối cảnh kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì việc phụ thuộc vào biến động của kinh tế, sự kiện chính trị và tình hình tài chính thế giới là điều đương nhiên.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh - trưởng ban hợp tác quốc tế Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - cũng đồng tình là Việt Nam hiện đón nhận những tác động trực tiếp hơn từ thị trường bên ngoài. "Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng năm nay nếu Chính phủ vẫn giữ chính sách mở và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ” - ông nói.
Đề cập tới nguy cơ suy thoái của thị trường chứng khoán, các chuyên gia và doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đồng ý rằng các diễn biến đó đáng quan tâm nhưng chưa phải là dấu hiệu chắc chắn của một cuộc khủng hoảng.
Dệt may, khó đủ thứ
(Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM)
"Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may sẽ không thoát khỏi ảnh hưởng từ sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Năm 2008, thị trường Mỹ chiếm đến 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may. Để kích thích người tiêu dùng Mỹ mạnh tay mua sắm trở lại thì giá hàng hóa phải rẻ hơn, doanh nghiệp buộc phải giảm giá.
Khi đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ đối mặt với tình huống hết sức nan giải là phải chấp nhận những hợp đồng có đơn giá thấp. Nhưng khi thực hiện những hợp đồng đơn giá thấp lại phải đối mặt với khả năng bị kiện chống bán phá giá. Hiện Mỹ vẫn đang thực hiện chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam."
Rất vất vả khi đàm phán giá
(Ông Nguyễn Đức Thuấn, Phó chủ tịch Hội Da giày Việt Nam - Lefaso)
"Sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua đã tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngành da giày đang phải đàm phán rất vất vả về giá với các nhà nhập khẩu đến từ Mỹ cho mùa hàng mới. Cũng rất khó cho doanh nghiệp nếu bây giờ phải mở rộng hay chuyển hướng thị trường ngoài thị trường Mỹ nhằm giảm thiểu sự thiệt hại trong trường hợp sức mua tại thị trường này yếu đi.
Giải pháp tối ưu hiện nay là các doanh nghiệp cố gắng đàm phán để có được mức giá tốt nhất. Đồng thời gia tăng tỉ lệ nội địa hóa vật tư được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải triệt để thực hiện việc cắt giảm tiết kiệm tối đa chi phí nguyên - nhiên vật liệu sản xuất."
Việt Nam cần chủ động đối phó
(TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)
"Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ở cả ba hướng. Thứ nhất, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, chiếm đến 24% tổng sản lượng xuất khẩu năm 2007. Người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu, chắc chắn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khó khăn hơn. Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, giày dép... sẽ bị cắt giảm đầu tiên.
Thứ hai, khi kinh tế Mỹ suy thoái, khu vực bị ảnh hưởng nhất là các nước Đông Á, đang chiếm tới 60-70% tổng đầu tư vào Việt Nam. Khi đó, các nước này sẽ thắt chặt chi tiêu, khuyến khích xuất khẩu khiến đầu tư vào Việt Nam có thể giảm, xuất khẩu của chúng ta cũng sẽ gặp thách thức lớn. Cạnh tranh giữa các nước Đông Nam Á có chung cơ cấu hàng xuất khẩu với Việt Nam sẽ gay gắt hơn.
Thứ ba, nguồn tài chính, vốn gián tiếp đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng khoán sẽ suy giảm.
Để đối phó, Việt Nam cần cân đối lại kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, giảm thâm hụt thương mại, cắt giảm đầu tư không hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cải tạo cơ sở hạ tầng...".
Phản ứng rõ nhất là thị trường chứng khoán của nhiều nước tụt giảm. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng, trước hết là ngành dệt may, da giày...
Hội nghị thị trường vốn và tài chính Việt Nam 2008 (do EuroEvents và Bộ Tài chính tổ chức) khai mạc ngày 23/1 tại Hà Nội diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán nhiều nước đang chao đảo.
Theo giám đốc toàn cầu bộ phận thị trường vốn của Ngân hàng Standard Chartered Brad Levitt, những diễn biến trong các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới đang có tác động tới Việt Nam, góp phần khiến thị trường chứng khoán và tín dụng của Việt Nam bị sụt giảm.
Nguyên chủ tịch Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) Lê Thị Băng Tâm cho rằng khi bối cảnh kinh tế Việt Nam phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì việc phụ thuộc vào biến động của kinh tế, sự kiện chính trị và tình hình tài chính thế giới là điều đương nhiên.
Ông Nguyễn Ngọc Cảnh - trưởng ban hợp tác quốc tế Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - cũng đồng tình là Việt Nam hiện đón nhận những tác động trực tiếp hơn từ thị trường bên ngoài. "Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng năm nay nếu Chính phủ vẫn giữ chính sách mở và khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn sẽ tăng trưởng mạnh mẽ” - ông nói.
Đề cập tới nguy cơ suy thoái của thị trường chứng khoán, các chuyên gia và doanh nghiệp trong và ngoài nước đều đồng ý rằng các diễn biến đó đáng quan tâm nhưng chưa phải là dấu hiệu chắc chắn của một cuộc khủng hoảng.
Dệt may, khó đủ thứ
(Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hội Dệt may thêu đan Tp.HCM)
"Việt Nam, đặc biệt là ngành dệt may sẽ không thoát khỏi ảnh hưởng từ sự suy thoái của nền kinh tế Mỹ. Năm 2008, thị trường Mỹ chiếm đến 55% kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may. Để kích thích người tiêu dùng Mỹ mạnh tay mua sắm trở lại thì giá hàng hóa phải rẻ hơn, doanh nghiệp buộc phải giảm giá.
Khi đó, các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam sẽ đối mặt với tình huống hết sức nan giải là phải chấp nhận những hợp đồng có đơn giá thấp. Nhưng khi thực hiện những hợp đồng đơn giá thấp lại phải đối mặt với khả năng bị kiện chống bán phá giá. Hiện Mỹ vẫn đang thực hiện chương trình giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam."
Rất vất vả khi đàm phán giá
(Ông Nguyễn Đức Thuấn, Phó chủ tịch Hội Da giày Việt Nam - Lefaso)
"Sự suy yếu của nền kinh tế Mỹ trong thời gian vừa qua đã tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp ngành da giày đang phải đàm phán rất vất vả về giá với các nhà nhập khẩu đến từ Mỹ cho mùa hàng mới. Cũng rất khó cho doanh nghiệp nếu bây giờ phải mở rộng hay chuyển hướng thị trường ngoài thị trường Mỹ nhằm giảm thiểu sự thiệt hại trong trường hợp sức mua tại thị trường này yếu đi.
Giải pháp tối ưu hiện nay là các doanh nghiệp cố gắng đàm phán để có được mức giá tốt nhất. Đồng thời gia tăng tỉ lệ nội địa hóa vật tư được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải triệt để thực hiện việc cắt giảm tiết kiệm tối đa chi phí nguyên - nhiên vật liệu sản xuất."
Việt Nam cần chủ động đối phó
(TS. Võ Trí Thành, Trưởng ban Hội nhập kinh tế quốc tế, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương)
"Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ở cả ba hướng. Thứ nhất, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, chiếm đến 24% tổng sản lượng xuất khẩu năm 2007. Người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu, chắc chắn xuất khẩu vào Mỹ sẽ khó khăn hơn. Nếu kinh tế Mỹ suy thoái, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, giày dép... sẽ bị cắt giảm đầu tiên.
Thứ hai, khi kinh tế Mỹ suy thoái, khu vực bị ảnh hưởng nhất là các nước Đông Á, đang chiếm tới 60-70% tổng đầu tư vào Việt Nam. Khi đó, các nước này sẽ thắt chặt chi tiêu, khuyến khích xuất khẩu khiến đầu tư vào Việt Nam có thể giảm, xuất khẩu của chúng ta cũng sẽ gặp thách thức lớn. Cạnh tranh giữa các nước Đông Nam Á có chung cơ cấu hàng xuất khẩu với Việt Nam sẽ gay gắt hơn.
Thứ ba, nguồn tài chính, vốn gián tiếp đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là thị trường chứng khoán sẽ suy giảm.
Để đối phó, Việt Nam cần cân đối lại kinh tế vĩ mô, giảm lạm phát, giảm thâm hụt thương mại, cắt giảm đầu tư không hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, cải tạo cơ sở hạ tầng...".