Kinh tế số Việt Nam quý 1/2023 đạt tốc độ tăng trưởng 13,6%

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Trong quý 1/2023, Kinh tế số Việt Nam tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng, tăng 3,99% so với quý 4/2022. Trong khi đó, doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin cũng như kim ngạch xuất khẩu phần cứng- điện tử Việt Nam giảm so với cùng kỳ...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thông tin này được Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra trong báo cáo tại Hội nghị giao ban quản lý nhà nước quý 1/2023.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, tính chung trong tháng 3/2023, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 325.565 tỷ đồng, tăng trưởng 30% so với tháng trước (tháng 2/2023 đạt 250.199 tỷ đồng) và giảm 10% so với cùng kỳ (tháng 3/2022 đạt 360.745 tỷ đồng).

Cùng với đó, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 8.872 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với tháng trước (tháng 2/2023 đạt 8.066 tỷ đồng) và tăng 3% so với cùng kỳ (tháng 3/2022 là 8.603 tỷ đồng). Lũy kế nộp ngân sách toàn ngành tính đến hết tháng 3/2023 ước đạt 24.455 tỷ đồng, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ; số tiền nộp ngân sách nhà nước ước đạt 24% so với kế hoạch năm.

Như vậy, lũy kế doanh thu toàn ngành tính đến hết tháng 3/2023 ước đạt 845.577 tỷ đồng, giảm 3% so với cùng kỳ; tỷ lệ doanh thu ước đạt 20% so với kế hoạch năm.

Kim ngạch xuất khẩu phần cứng- điện tử ước đạt khoảng 26,6 tỷ USD giảm 9,5% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được chỉ ra là do bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, sản lượng xuất khẩu các tháng đầu năm đều sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022.

Trong tháng 3, số doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động ước đạt 71.000 tăng 200 doanh nghiệp so với tháng 02/2023, đạt tỷ lệ 0,717 doanh nghiệp/1.000 dân.

Trong khi đó với kinh tế số, tốc độ tăng trưởng trong quý I/2023 là 13,6%, tăng 3,99% so với quý IV/2022. Tỷ trọng kinh tế số trong GDP Quý I/2023 là 14,62%.

 
Trong quý 2/2023, Bộ sẽ tập trung xây dựng đề án phát triển kinh tế số vùng Tây Nguyên, trình Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó xây dựng bộ tiêu chí xét duyệt nền tảng số Việt Nam tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; triển khai, tập huấn đánh giá mức độ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại địa phương và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp đánh giá chuyển đổi số...

Tính đến ngày 17/3/2023, số lượng doanh nghiệp SME tiếp cận Chương trình thúc đẩy chuyển đổi số đạt 749.665 doanh nghiệp (tăng 17.502 doanh nghiệp, tăng trưởng 2,3% so với tháng 2/2023). Số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của Chương trình khoảng 107.221 doanh nghiệp (tăng trưởng 17.213 doanh nghiệp, tăng 16% so với tháng 2/2023).

Ngoài ra, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 7 ứng dụng có số lượng người dùng thường xuyên trên 10 triệu người dùng hàng tháng (Zalo, Zing Mp3, Baomoi, Momo, MB Bank, My Viettel, Vietcombank), 12 ứng dụng có từ 5-10 triệu người dùng hàng tháng và 67 ứng dụng có từ 1-5 triệu người dùng hàng tháng.

Mạng xã hội vẫn là lĩnh vực được người dùng điện thoại yêu thích nhất (trong đó ứng dụng chỉnh sửa video và mạng xã hội cung cấp các video ngắn ghi nhận sự gia tăng số lượng người dùng ấn tượng nhất trong tháng 02/2023), tiếp đến là các sàn thương mại điện tử và trò chơi điện tử.

Trong quý 1/2023, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số của các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số trên cả nước. Cùng với đó nghiên cứu, hỗ trợ, hướng dẫn các địa phương tạm ước tính giá trị đóng góp của kinh tế số trong GRDP.

Trong quý 2/2023, Bộ sẽ tập trung xây dựng đề án phát triển kinh tế số vùng Tây Nguyên, trình Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời xây dựng bộ tiêu chí xét duyệt nền tảng số Việt Nam tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tổ chức triển khai, phổ biến, tập huấn đánh giá mức độ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp tại địa phương và hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp đánh giá chuyển đổi số.

 
Năm 2022, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 3.893.595 tỷ đồng, tăng 12,7% so năm 2021 và gấp 1,5 lần so dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2022 của cả nước.
Đóng góp của kinh tế số cho GDP năm 2022 ước đạt tỉ trọng khoảng 14,26%, trong đó, kinh tế số ICT đóng góp khoảng 7,18%.
Doanh thu lĩnh vực Công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm trước.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con