Lạm phát đang "sát"... làng nghề
Bước vào năm 2008, lạm phát tăng cao khiến làng nghề lâm cảnh chợ chiều: không người bán, ít người mua
Bước vào năm 2008, lạm phát tăng cao khiến làng nghề lâm cảnh chợ chiều: không người bán, ít người mua.
Nhiều làng "treo"... nghề, nhiều doanh nghiệp lao đao, phá sản. Hiện có khoảng 1,4 triệu hộ dân vùng nông thôn, với 11 triệu lao động tham gia sản xuất tại trên 2.000 làng nghề cả nước.
Doanh nghiệp nông thôn suy sụp
Không có gì quá đáng khi nhiều người so sánh các làng nghề hiện nay như những nông dân nghèo ở vùng bão đi qua.
Xin được bắt đầu từ một làng nghề nổi tiếng khắp nước - làng nghề Đồng Kỵ. Có thể gọi đây là đại công trường sản xuất thủ công chế biến đồ gỗ; giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động ở các huyện Từ Sơn, Yên Phong... (Bắc Ninh) và nhiều vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng.
Mỗi năm Đồng Kỵ có doanh thu khoảng 270 - 300 tỷ đồng, tương đương thu ngân sách ở một tỉnh miền núi Tây Bắc. Làng có tới gần 200 doanh nghiệp tư nhân và hàng ngàn chủ kinh doanh đồ gỗ, đảm nhận sản xuất và tiêu thụ 80% sản phẩm cho làng nghề, trong đó 70% sản phẩm xuất khẩu.
Vậy mà, theo ông Phan Đình Lượng, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Quang cho biết thì từ đầu năm 2008 đến nay chưa xuất được "công" hàng nào. Hầu hết các nhà xưởng phải đóng cửa, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng với một vài công nhân. Các kho hàng chật cứng sản phẩm tồn kho. "Có lẽ chưa bao giờ Đồng Kỵ lại rơi vào tình trạng khó khăn như năm nay", ông Lượng buồn rầu nói.
Huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) có 27 xã thì 8 xã chuyên canh cói, với diện tích trên 3.200 ha. Hơn 56 ngàn dân sống dựa vào nghề cói truyền thống; bình quân mỗi năm sản xuất tới 20 ngàn tấn, chủ yếu sản xuất chiếu cói tiêu thụ trong nước và làm hàng thủ công xuất khẩu đi các nước; bán cói nguyên liệu sơ chế cho các thương gia Trung Quốc.
Doanh thu hàng năm đạt 150 - 160 tỷ đồng. Từ cuối năm 2007 đến nay, nghề cói Nga Sơn "lâm nạn". Sản phẩm bán không ai mua, giá cói rớt thê thảm, chỉ còn 800 đồng/kg (mọi năm luôn ở mức 3.500 đồng/kg). Nguyên nhân là do cói không có thị trường tiêu thụ, bế tắc trong khâu xuất khẩu; trong khi đó giá hàng hoá thị trường nội địa mọi thứ tăng phi mã, làm cho hàng vạn hộ dân trồng và chế biến cói lâm vào cảnh "sống dở, chết dở".
Thực tế vùng chiếu cói Nga Sơn cũng giống làng gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh). Đây là làng gốm nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, nhưng theo Bí thư Đảng uỷ xã Phù Lãng bày tỏ thì: "Năm nay mặt hàng gốm tiêu thụ kém, thu nhập của hàng ngàn lao động làng nghề sụt giảm, nhiều hộ dân làm gốm dân dụng "tắt lò", trở lại làm ruộng".
Xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) có khoảng 5.000 lao động trực tiếp làm nghề mây, giang đan xuất khẩu. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 50 tỷ đồng. Thế nhưng, năm nay làng nghề không dám nhận đơn đặt hàng mới vì càng làm càng lỗ, do lãi suất vay vốn "phát sốt", mọi chi phí đầu vào tăng cao, giá thành lớn hơn giá trị xuất khẩu. Không biết thời cơ bao giờ mới đến với làng nghề?
Đứng trước nguy cơ phá sản
Làm thế nào để phát triển làng nghề truyền thống, tiêu thụ các sản phẩm có hiệu quả? Giải được bài toán này vào những năm kinh tế đất nước phát triển đã khó, trong bối cảnh kinh tế lạm phát hiện nay càng nan giải hơn. Hầu hết các làng nghề Việt Nam đều sản xuất tự phát, tự tìm đầu ra.
Năm 2007, sản phẩm hàng thủ công, mỹ nghệ làng nghề xuất khẩu đạt 850 triệu USD, Bộ Công Thương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2008 với kim ngạch xuất khẩu dự kiến 1 tỷ USD, tăng hơn 35% so với năm 2007. Nhưng nay thì mốc kim ngạch xuất khẩu năm ngoái - tuy ở mức rất khiêm tốn, cũng là điều ước mơ, xa vời.
Ông Nguyễn Thanh Bình một doanh nghiệp tư nhân trẻ ở Đồng Kỵ cho rằng: "Trong cơn lạm phát các doanh nghiệp càng nhỏ, càng ít vốn càng nhanh phá sản. Cái khó nhất của doanh nghiệp làng nghề năm nay là sản phẩm không xuất khẩu được, bán trong nước cũng không có người mua.
Đã thế, khi lạm phát hồi đầu năm bắt đầu nghiêm trọng, hầu hết các doanh nghiệp lại mua thêm gỗ vào với giá cao để trữ, sau đó không bán được sản phẩm vẫn phải "ôm" gỗ nguyên liệu. Giờ thì nhiều doanh nghiệp "tắt hẳn", không gượng dậy nổi" (!?).
Ông Nguyễn Lực, Trưởng đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại Tp.HCM đã có ý kiến rằng: "Làng nghề trong thời hội nhập không nằm trong khái niệm "nông nhàn", không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh, xã hội, bảo tồn văn hoá truyền thống mà lúc này là vấn đề của nền kinh tế đang phát triển, bao gồm các yếu tố đầu tư, khai thác vốn, tiếp thị, bán hàng hiệu quả".
Hiện các làng nghề Việt Nam đã và đang thiếu 3 thứ cơ bản, đó là: thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn đầu tư và thiếu thông tin thị trường. Làng nghề đang tự bơi giữa thương trường, ngụp lặn trong cơn lạm phát của nền kinh tế, trước và sau làng nghề chưa có điểm tựa để phát triển.
Nhiều làng "treo"... nghề, nhiều doanh nghiệp lao đao, phá sản. Hiện có khoảng 1,4 triệu hộ dân vùng nông thôn, với 11 triệu lao động tham gia sản xuất tại trên 2.000 làng nghề cả nước.
Doanh nghiệp nông thôn suy sụp
Không có gì quá đáng khi nhiều người so sánh các làng nghề hiện nay như những nông dân nghèo ở vùng bão đi qua.
Xin được bắt đầu từ một làng nghề nổi tiếng khắp nước - làng nghề Đồng Kỵ. Có thể gọi đây là đại công trường sản xuất thủ công chế biến đồ gỗ; giải quyết việc làm cho khoảng 12.000 lao động ở các huyện Từ Sơn, Yên Phong... (Bắc Ninh) và nhiều vùng nông thôn đồng bằng Sông Hồng.
Mỗi năm Đồng Kỵ có doanh thu khoảng 270 - 300 tỷ đồng, tương đương thu ngân sách ở một tỉnh miền núi Tây Bắc. Làng có tới gần 200 doanh nghiệp tư nhân và hàng ngàn chủ kinh doanh đồ gỗ, đảm nhận sản xuất và tiêu thụ 80% sản phẩm cho làng nghề, trong đó 70% sản phẩm xuất khẩu.
Vậy mà, theo ông Phan Đình Lượng, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Quang cho biết thì từ đầu năm 2008 đến nay chưa xuất được "công" hàng nào. Hầu hết các nhà xưởng phải đóng cửa, hoặc chỉ hoạt động cầm chừng với một vài công nhân. Các kho hàng chật cứng sản phẩm tồn kho. "Có lẽ chưa bao giờ Đồng Kỵ lại rơi vào tình trạng khó khăn như năm nay", ông Lượng buồn rầu nói.
Huyện Nga Sơn (Thanh Hoá) có 27 xã thì 8 xã chuyên canh cói, với diện tích trên 3.200 ha. Hơn 56 ngàn dân sống dựa vào nghề cói truyền thống; bình quân mỗi năm sản xuất tới 20 ngàn tấn, chủ yếu sản xuất chiếu cói tiêu thụ trong nước và làm hàng thủ công xuất khẩu đi các nước; bán cói nguyên liệu sơ chế cho các thương gia Trung Quốc.
Doanh thu hàng năm đạt 150 - 160 tỷ đồng. Từ cuối năm 2007 đến nay, nghề cói Nga Sơn "lâm nạn". Sản phẩm bán không ai mua, giá cói rớt thê thảm, chỉ còn 800 đồng/kg (mọi năm luôn ở mức 3.500 đồng/kg). Nguyên nhân là do cói không có thị trường tiêu thụ, bế tắc trong khâu xuất khẩu; trong khi đó giá hàng hoá thị trường nội địa mọi thứ tăng phi mã, làm cho hàng vạn hộ dân trồng và chế biến cói lâm vào cảnh "sống dở, chết dở".
Thực tế vùng chiếu cói Nga Sơn cũng giống làng gốm Phù Lãng, huyện Quế Võ (Bắc Ninh). Đây là làng gốm nổi tiếng ở vùng Kinh Bắc, nhưng theo Bí thư Đảng uỷ xã Phù Lãng bày tỏ thì: "Năm nay mặt hàng gốm tiêu thụ kém, thu nhập của hàng ngàn lao động làng nghề sụt giảm, nhiều hộ dân làm gốm dân dụng "tắt lò", trở lại làm ruộng".
Xã Hoàng Đông, huyện Duy Tiên (Hà Nam) có khoảng 5.000 lao động trực tiếp làm nghề mây, giang đan xuất khẩu. Doanh thu hàng năm đạt khoảng 50 tỷ đồng. Thế nhưng, năm nay làng nghề không dám nhận đơn đặt hàng mới vì càng làm càng lỗ, do lãi suất vay vốn "phát sốt", mọi chi phí đầu vào tăng cao, giá thành lớn hơn giá trị xuất khẩu. Không biết thời cơ bao giờ mới đến với làng nghề?
Đứng trước nguy cơ phá sản
Làm thế nào để phát triển làng nghề truyền thống, tiêu thụ các sản phẩm có hiệu quả? Giải được bài toán này vào những năm kinh tế đất nước phát triển đã khó, trong bối cảnh kinh tế lạm phát hiện nay càng nan giải hơn. Hầu hết các làng nghề Việt Nam đều sản xuất tự phát, tự tìm đầu ra.
Năm 2007, sản phẩm hàng thủ công, mỹ nghệ làng nghề xuất khẩu đạt 850 triệu USD, Bộ Công Thương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong năm 2008 với kim ngạch xuất khẩu dự kiến 1 tỷ USD, tăng hơn 35% so với năm 2007. Nhưng nay thì mốc kim ngạch xuất khẩu năm ngoái - tuy ở mức rất khiêm tốn, cũng là điều ước mơ, xa vời.
Ông Nguyễn Thanh Bình một doanh nghiệp tư nhân trẻ ở Đồng Kỵ cho rằng: "Trong cơn lạm phát các doanh nghiệp càng nhỏ, càng ít vốn càng nhanh phá sản. Cái khó nhất của doanh nghiệp làng nghề năm nay là sản phẩm không xuất khẩu được, bán trong nước cũng không có người mua.
Đã thế, khi lạm phát hồi đầu năm bắt đầu nghiêm trọng, hầu hết các doanh nghiệp lại mua thêm gỗ vào với giá cao để trữ, sau đó không bán được sản phẩm vẫn phải "ôm" gỗ nguyên liệu. Giờ thì nhiều doanh nghiệp "tắt hẳn", không gượng dậy nổi" (!?).
Ông Nguyễn Lực, Trưởng đại diện Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tại Tp.HCM đã có ý kiến rằng: "Làng nghề trong thời hội nhập không nằm trong khái niệm "nông nhàn", không chỉ giải quyết vấn đề dân sinh, xã hội, bảo tồn văn hoá truyền thống mà lúc này là vấn đề của nền kinh tế đang phát triển, bao gồm các yếu tố đầu tư, khai thác vốn, tiếp thị, bán hàng hiệu quả".
Hiện các làng nghề Việt Nam đã và đang thiếu 3 thứ cơ bản, đó là: thiếu mặt bằng sản xuất, thiếu vốn đầu tư và thiếu thông tin thị trường. Làng nghề đang tự bơi giữa thương trường, ngụp lặn trong cơn lạm phát của nền kinh tế, trước và sau làng nghề chưa có điểm tựa để phát triển.