Lập tổ công tác, TP.HCM có xử lý được các dự án “treo”?  

Mộc Minh
Chia sẻ

 Nhiều dự án trên địa bàn TP.HCM đã “treo” quá lâu, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. TP.HCM quyết định lập Tổ công tác rà soát các vấn đề tồn đọng, sau đó nâng cấp lên thành ban chỉ đạo xử lý các dự án treo...

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Tại buổi làm việc giữa Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi với quận Bình Tân về tình hình kinh tế - xã hội diễn ra vào chiều 25/11/2022,  ông Nguyễn Minh Nhựt, Chủ tịch UBND quận Bình Tân, cho biết qua 10 tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội của quận có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả nổi bật.

Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM: "Tổ công tác sẽ được nâng lên thành ban chỉ đạo của TP.HCM chỉ đạo các vấn đề tồn đọng về dự án treo” - Ảnh: LH. 
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM: "Tổ công tác sẽ được nâng lên thành ban chỉ đạo của TP.HCM chỉ đạo các vấn đề tồn đọng về dự án treo” - Ảnh: LH. 

Tuy nhiên, quận Bình Tân còn nhiều việc tồn đọng, khó khăn. Một số dự án nhà ở triển khai kéo dài, hầu hết các nền đất đã chuyển nhượng và xây dựng nhà ở nhưng chưa bàn giao hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thoát nước, chiếu sáng…); chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; các chủ đầu tư không kịp thời duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa.

Ông Nguyễn Minh Nhựt cũng cho biết thêm, trên địa bàn hiện có 2 dự án kéo dài trên 20 năm. Trong đó, dự án Khu công nghiệp Vĩnh Lộc rộng 112 ha có từ năm 1998, hiện còn khoảng 9,2 ha chưa bồi thường. Dự án không thực hiện nên ảnh hưởng đến người dân chưa giải tỏa.

Tương tự, dự án khu dân cư Vĩnh Lộc rộng 110 ha, hiện còn 10 ha chưa bồi thường.

Do đó, ông Nguyễn Minh Nhựt kiến nghị lãnh đạo TP.HCM xem xét, tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án trên địa bàn quận.

Thông tin về 2 dự án “treo” ở trên, ông Nguyễn Thiện Nhân, Đại biểu quốc hội, cho biết phương án đền bù đã có từ năm 1999. Ông Nhân đề nghị UBND TP.HCM xin ý kiến Chính phủ cho giải pháp đối với dự án kéo dài hơn 20 năm nhưng chưa hoàn thành; lấy đó làm cơ sở cho các quận, huyện khác tại thành phố có dự án nào tương đồng thì định hướng làm theo.

“Các quận, huyện cần có tổ công tác xử lý quy hoạch “treo”, tìm mọi cách để vấn đề này kết thúc”, ông Nhân gợi ý.

Theo đó, hoạt động của tổ công tác này là 2 năm đầu chỉ cần thống kê hiện trạng các dự án “treo”, rồi tìm vấn đề của từng trường hợp, phân loại theo thẩm quyền giải quyết của địa phương hay của TP.HCM hay của Trung ương để tìm đúng nơi giải quyết dứt điểm.

Còn theo ông Dương Ngọc Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM, sau hơn 20 năm, trải qua 4 nhiệm kỳ Quốc hội, cả 2 dự án trên đều chưa thể hoàn thành vì việc thu hồi đất gặp nhiều khó khăn. Với Khu công nghiệp Vĩnh Lộc còn 10% chưa giải toả do vướng mắc ở đơn giá bồi thường cho các hộ dân.

Trước thực trạng dự án “treo” quá lâu, ông Nguyễn Thoàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cũng đồng tình cho rằng cần có một tổ công tác của TP.HCM mới có thể giải quyết được, vì những tồn đọng này có từ năm 2002, không thể giải quyết một sớm một chiều.

Ghi nhận ý kiến của các đại biểu, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, yêu cầu quận Bình Tân kết hợp với Sở Nội vụ bàn về mô hình này. Sau đó, giao Văn phòng UBND TP.HCM cùng Sở Nội vụ thành lập tổ công tác phối hợp với quận, huyện rà soát các vấn đề tồn đọng của địa phương rồi lên kế hoạch giải quyết.

"Tổ này sẽ được nâng lên thành ban chỉ đạo của TP.HCM chỉ đạo các vấn đề tồn đọng về dự án treo”, ông Mãi nhấn mạnh.

Ông Mãi cũng cho biết thêm quận Bình Tân có 44 dự án trong và ngoài ngân sách chưa thể hoàn thành, vì vậy, phải tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng để hấp thụ nguồn vốn đầu tư công, nguồn vốn xã hội cho phát triển kinh tế- xã hội của quận.

Được biết, trên địa bàn TP.HCM ngoài quận Bình Tân, huyện Củ Chi cũng có dự án Công viên Sài Gòn Safari đã treo hơn 10 năm chưa thực hiện gây bức xúc kéo dài; quy hoạch dự án Khu công nghiệp Bàu Đưng (xã An Nhơn Tây), diện tích 175 ha kéo dài từ năm 2006 đến nay; dự án khu công nghiệp Phước Hiệp (xã Trung Lập Hạ và Phước Hiệp), diện tích 200 ha được chấp thuận đầu tư từ năm 2010, nhưng không triển khai nên đã bị chấm dứt hoạt động.  

Tại huyện Hóc Môn, dự án khu công nghiệp Xuân Thới Thượng (xã Xuân Thới Thượng), diện tích 300 ha và khu dân cư liền kề 80 ha được chấp thuận đầu tư từ năm 2010. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa có chủ đầu tư và chưa triển khai…

Trước đó, cuối năm 2020, UBND TP.HCM đã công bố công khai 108 dự án “treo” không thực hiện đúng kế hoạch sử dụng đất.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con