Lúng túng vì giá xăng tăng
Điện, than, giấy, thép, vận tải... cảm thấy “choáng” bởi đợt tăng giá xăng dầu kỷ lục từ trước tới nay
Điện, than, giấy, thép... cảm thấy “choáng” bởi đợt tăng giá xăng dầu kỷ lục từ trước tới nay.
Vận tải - ngành lâu nay vốn đã quen với “mùi” tăng giá - cũng tỏ ra khá “sốc”. Đợt tăng giá mạnh lần này thực sự khiến nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng mặc dù đã được “lên dây cót” từ trước.
Xăng tăng giá từ 14.500 đồng/lít lên 19.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 13.950 đồng/lít lên 15.950 đồng/lít, với mức tăng trung bình từ 14,3%-43,8% đã khiến các doanh nghiệp không còn các nào khác buộc phải tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu cùng chia sẻ khó khăn với Chính phủ.
Còn tại khu vực dân cư, nhiều người dân cũng đã bắt đầu thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
Điện, than, thép, giấy đều kêu
Mặc dù chưa phải hứng chịu cú sốc lớn như vận tải nhưng công nghiệp được xem là ngành sẽ gặp khá nhiều khó khăn do các mặt hàng thuộc lĩnh vực này như: điện, than được Chính phủ chỉ đạo tiếp tục giữ ổn định giá từ nay tới cuối năm.
Đại diện Tập đoàn Điện lực (EVN) cho biết, theo kế hoạch ban đầu năm 2008, EVN sản xuất với sản lượng 580 triệu KWh từ nhiệt điện dầu, 45 triệu KWh từ tua bin dầu, 85 triệu KWh từ diezel. Do các nguồn điện mới không vào vận hành được theo kế hoạch, nên EVN đã điều chỉnh kế hoạch phát điện từ nhiệt điện dầu lên 878 triệu KWh (tăng 51% so với kế hoạch), tua bin khí dầu lên 175 triệu KWh (tăng 298%).
Vì vậy, việc tăng giá xăng dầu làm tăng chi phí sản xuất điện từ các nguồn nhiên liệu trên khoảng 397 tỷ đồng. EVN cho biết mức tác động có thể cao hơn do sản lượng điện phát dầu từ nay đến cuối năm sẽ tăng cao nữa.
Còn theo Trưởng ban Kế hoạch và kiểm soát chi phí Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Nguyễn Văn Biên, giá xăng dầu tăng sẽ khiến chi phí sản xuất than đội lên khoảng 350-400 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, tương đương với giá thành sản xuất than tăng lên 2,3-2,5%. Vì vậy, với việc tăng giá này, giá bán than đáng lẽ sẽ phải tăng thêm khoảng 14.000- 15.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, than là mặt hàng nằm trong nhóm do Nhà nước quản lý về giá nên việc tăng giá bán sẽ do Nhà nước quyết định.
Ông Biên cũng cho biết, bên cạnh lợi nhuận năm 2008 của TKV bị giảm khoảng 400 tỷ đồng, việc tăng giá xăng dầu sẽ khiến TKV gặp khó khăn về vốn đầu tư mở rộng thêm các mỏ mới trong khi nhu cầu về than tiếp tục tăng lên từ nay đến 2015.
Không chỉ điện, than, ngành thép cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn vì phải vừa làm vừa “ngóng” tình hình. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội cho biết: để sản xuất được một tấn thép thì phải cần 40 lít dầu. Như vậy, trong đợt tăng giá xăng dầu lần này, mỗi lít dầu DO tăng thêm 3.500 đồng, do đó mỗi tấn thép sẽ phải tăng thêm 140.000 đồng (đó là mới tính đến phần công nghệ, chưa tính đến giá vận tải). Từ nay đến cuối năm phải cần dùng đến 2 triệu tấn thép, như vậy, ngành thép sẽ phải tiêu tốn thêm 280 tỷ đồng. Đối với những doanh nghiệp mới đầu tư có công nghệ tốt thì chi phí sẽ thấp hơn khoảng 35 lít dầu nhưng cũng phải tiêu tốn hơn 117 nghìn đồng/tấn.
Để khắc phục tình trạng này thì chỉ còn cách đầu tư cải tiến công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất thì mới tồn tại được. “Tuy nhiên, không thể tiết kiệm một cách tuyệt đối được. Phải chấp nhận việc tăng giá này nên ngành thép vừa sản xuất vừa phải thăm dò tình hình”, ông Cường cho biết.
Đại diện Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng bày tỏ những khó khăn trong sản xuất của mình từ nay tới cuối năm: “Việc tăng giá xăng dầu đang làm cho chi phí sản xuất giấy Bãi Bằng những tháng cuối năm đội lên 5,778 tỷ đồng. Hiện nay, Tổng công ty có một nhà máy điện công suất 24MW chạy dầu DO và FO phục vụ điện cho sản xuất giấy. Chỉ riêng lượng dầu phục vụ cho phát điện từ nay đến cuối năm đã lên tới 550 tấn dầu FO và 1.100 tấn dầu DO... Tuy nhiên, Tổng công ty Giấy khẳng định sẽ tiếp tục tiết kiệm chi phí để đảm bảo giữ nguyên giá bán giấy cho năm học mới 2008”.
Vận tải choáng váng
Vốn là ngành gần như đã quen thuộc với cảnh tăng giá, nhưng đợt tăng kỷ lục này khiến nhiều doanh nghiệp vận tải tỏ ra khá choáng váng, bức xúc.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam nói: “Chúng tôi đã lường trước giá xăng dầu sẽ tăng nhưng cũng nghĩ là sẽ có lộ trình tăng dần từng bước nhưng lần này giá xăng tăng với một mức độ khá cao trong bối cảnh ngành vận tải ôtô đang chịu nhiều khó khăn, đặc biệt là thuế nhập khẩu ôtô đã tăng từ 60 lên 83%.
Lần tăng này gây ra nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp mặc dù đã chuẩn bị trước tinh thần. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã họp Ban chấp hành và đã chỉ đạo các đơn vị bình tĩnh tính toán lại các chi phí đầu vào để có điều chỉnh giá cho hợp lý trên nguyên tắc không lợi dụng việc tăng giá xăng lần này để tăng giá”.
Còn ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, tính toán một cách khá cụ thể: “Lần này giá xăng dầu tăng, trong đó xăng tăng 4.500 đồng/lít, mỗi đầu xe taxi chạy khoảng 200 km/ngày, như vậy là tăng giá xăng dầu làm đội chi phí lên 90.000 đồng/đầu xe/ngày, cộng thêm chi phí khác vào khoảng 100.000 đồng/ngày/đầu xe. Như vậy một tháng mỗi đầu xe sẽ tăng chi phí lên khoảng 3 triệu đồng. Một doanh nghiệp có trung bình khoảng 100 đầu xe thì 1 tháng sẽ tăng thêm khoảng 300 triệu đồng, đó là chưa tính đến lãi suất tăng thời gian vừa qua”.
Với việc tăng giá xăng dầu lần này, theo ông Hùng, thì “các đơn vị trước hết cần cắt giảm chi phí tối đa, có thể nói là phải “thắt lưng buộc bụng”, thứ hai là chắc chắn sẽ phải điều chỉnh giá cước với nguyên tắc chia sẻ với người tiêu dùng. Chúng tôi dự kiến giá cước sẽ được điều chỉnh nằm trong khoảng 1.600-1.900 đồng/km. Chúng tôi cũng rất đồng tình với chủ trương của Nhà nước là chia sẻ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong khó khăn. Chúng tôi cũng mong người tiêu dùng đồng cảm với doanh nghiệp bởi đây là khó khăn chung của cả nhà nước và doanh nghiệp, việc tăng giá là bất khả kháng”.
Với các thành viên của Hiệp hội Taxi Hà Nội vào thời điểm nhạy cảm này, ông Hùng cũng khuyến cáo cần phải nghe ngóng thị trường trước khi điều chỉnh giá cước, bởi nếu tăng quá sức chịu đựng của người dân thì không sớm thì muộn, khách hàng sẽ quay lưng lại với taxi để chọn lựa phương tiện khác.
Không chỉ vận tải taxi, trong thời gian tới, chắc chắn thị trường vận tải hành khách và hàng hóa sẽ có nhiều biến động mạnh. Nhận định về xu hướng thị trường này, ông Hùng cho hay mức giá vận tải chắc chắn sẽ tăng nhưng tùy loại phương tiện, trong đó tăng trực tiếp nhất là loại hình vận tải bằng taxi.
Mặt khác hiện nay Nhà nước không quản lý giá đối với ngành vận tải, các doanh nghiệp chỉ cần thông báo mức cước mới rồi thực hiện. Do giá xăng tăng đến 31% nên chi phí nhiên liệu đầu vào của các hãng vận tải taxi sẽ tăng khoảng 16%, đó là chưa tính đến chi phí tăng thêm từ dầu máy và các chi phí khác, còn đối với vận tải hàng hóa thường là chạy dầu diesel và mức tăng từ sản phẩm này chỉ có 13% nên chi phí đầu vào trong giá thành vận tải sẽ tăng lên khoảng 7%.
Sắp tới chắc chắn là các đơn vị vận tải sẽ rất hạn chế đầu tư phương tiện mới, mở rộng kinh doanh thứ nhất là do lãi ngân hàng đang ở mức cao, thứ hai là do thuế nhập khẩu ô tô, thứ ba là giá nhiên liệu tăng cao.
Về phía Hiệp hội, để đối phó với tình hình hiện tại, ông Hùng đề xuất: “Chúng tôi cũng sẽ rà soát lại toàn bộ tổ chức vận tải của mình, nếu mặt hàng nào hoạt động không kinh tế thì sẽ tổ chức lại để đảm bảo hoạt động vận tải có hiệu quả hơn. Một khả năng nữa là một số tuyến vận tải có thể sẽ bị rút bớt để lưu lượng tập trung vào các tuyến chính. Chúng tôi rất mong muốn Nhà nước có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải”.
Vận tải - ngành lâu nay vốn đã quen với “mùi” tăng giá - cũng tỏ ra khá “sốc”. Đợt tăng giá mạnh lần này thực sự khiến nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lúng túng mặc dù đã được “lên dây cót” từ trước.
Xăng tăng giá từ 14.500 đồng/lít lên 19.000 đồng/lít, dầu diesel tăng từ 13.950 đồng/lít lên 15.950 đồng/lít, với mức tăng trung bình từ 14,3%-43,8% đã khiến các doanh nghiệp không còn các nào khác buộc phải tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu cùng chia sẻ khó khăn với Chính phủ.
Còn tại khu vực dân cư, nhiều người dân cũng đã bắt đầu thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”.
Điện, than, thép, giấy đều kêu
Mặc dù chưa phải hứng chịu cú sốc lớn như vận tải nhưng công nghiệp được xem là ngành sẽ gặp khá nhiều khó khăn do các mặt hàng thuộc lĩnh vực này như: điện, than được Chính phủ chỉ đạo tiếp tục giữ ổn định giá từ nay tới cuối năm.
Đại diện Tập đoàn Điện lực (EVN) cho biết, theo kế hoạch ban đầu năm 2008, EVN sản xuất với sản lượng 580 triệu KWh từ nhiệt điện dầu, 45 triệu KWh từ tua bin dầu, 85 triệu KWh từ diezel. Do các nguồn điện mới không vào vận hành được theo kế hoạch, nên EVN đã điều chỉnh kế hoạch phát điện từ nhiệt điện dầu lên 878 triệu KWh (tăng 51% so với kế hoạch), tua bin khí dầu lên 175 triệu KWh (tăng 298%).
Vì vậy, việc tăng giá xăng dầu làm tăng chi phí sản xuất điện từ các nguồn nhiên liệu trên khoảng 397 tỷ đồng. EVN cho biết mức tác động có thể cao hơn do sản lượng điện phát dầu từ nay đến cuối năm sẽ tăng cao nữa.
Còn theo Trưởng ban Kế hoạch và kiểm soát chi phí Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) Nguyễn Văn Biên, giá xăng dầu tăng sẽ khiến chi phí sản xuất than đội lên khoảng 350-400 tỷ đồng từ nay đến cuối năm, tương đương với giá thành sản xuất than tăng lên 2,3-2,5%. Vì vậy, với việc tăng giá này, giá bán than đáng lẽ sẽ phải tăng thêm khoảng 14.000- 15.000 đồng/tấn. Tuy nhiên, than là mặt hàng nằm trong nhóm do Nhà nước quản lý về giá nên việc tăng giá bán sẽ do Nhà nước quyết định.
Ông Biên cũng cho biết, bên cạnh lợi nhuận năm 2008 của TKV bị giảm khoảng 400 tỷ đồng, việc tăng giá xăng dầu sẽ khiến TKV gặp khó khăn về vốn đầu tư mở rộng thêm các mỏ mới trong khi nhu cầu về than tiếp tục tăng lên từ nay đến 2015.
Không chỉ điện, than, ngành thép cũng đang rơi vào tình cảnh khó khăn vì phải vừa làm vừa “ngóng” tình hình. Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội cho biết: để sản xuất được một tấn thép thì phải cần 40 lít dầu. Như vậy, trong đợt tăng giá xăng dầu lần này, mỗi lít dầu DO tăng thêm 3.500 đồng, do đó mỗi tấn thép sẽ phải tăng thêm 140.000 đồng (đó là mới tính đến phần công nghệ, chưa tính đến giá vận tải). Từ nay đến cuối năm phải cần dùng đến 2 triệu tấn thép, như vậy, ngành thép sẽ phải tiêu tốn thêm 280 tỷ đồng. Đối với những doanh nghiệp mới đầu tư có công nghệ tốt thì chi phí sẽ thấp hơn khoảng 35 lít dầu nhưng cũng phải tiêu tốn hơn 117 nghìn đồng/tấn.
Để khắc phục tình trạng này thì chỉ còn cách đầu tư cải tiến công nghệ, tiết kiệm tối đa các chi phí sản xuất thì mới tồn tại được. “Tuy nhiên, không thể tiết kiệm một cách tuyệt đối được. Phải chấp nhận việc tăng giá này nên ngành thép vừa sản xuất vừa phải thăm dò tình hình”, ông Cường cho biết.
Đại diện Tổng công ty Giấy Việt Nam cũng bày tỏ những khó khăn trong sản xuất của mình từ nay tới cuối năm: “Việc tăng giá xăng dầu đang làm cho chi phí sản xuất giấy Bãi Bằng những tháng cuối năm đội lên 5,778 tỷ đồng. Hiện nay, Tổng công ty có một nhà máy điện công suất 24MW chạy dầu DO và FO phục vụ điện cho sản xuất giấy. Chỉ riêng lượng dầu phục vụ cho phát điện từ nay đến cuối năm đã lên tới 550 tấn dầu FO và 1.100 tấn dầu DO... Tuy nhiên, Tổng công ty Giấy khẳng định sẽ tiếp tục tiết kiệm chi phí để đảm bảo giữ nguyên giá bán giấy cho năm học mới 2008”.
Vận tải choáng váng
Vốn là ngành gần như đã quen thuộc với cảnh tăng giá, nhưng đợt tăng kỷ lục này khiến nhiều doanh nghiệp vận tải tỏ ra khá choáng váng, bức xúc.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam nói: “Chúng tôi đã lường trước giá xăng dầu sẽ tăng nhưng cũng nghĩ là sẽ có lộ trình tăng dần từng bước nhưng lần này giá xăng tăng với một mức độ khá cao trong bối cảnh ngành vận tải ôtô đang chịu nhiều khó khăn, đặc biệt là thuế nhập khẩu ôtô đã tăng từ 60 lên 83%.
Lần tăng này gây ra nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp mặc dù đã chuẩn bị trước tinh thần. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi đã họp Ban chấp hành và đã chỉ đạo các đơn vị bình tĩnh tính toán lại các chi phí đầu vào để có điều chỉnh giá cho hợp lý trên nguyên tắc không lợi dụng việc tăng giá xăng lần này để tăng giá”.
Còn ông Đỗ Quốc Bình, Chủ tịch Hiệp hội taxi Hà Nội, tính toán một cách khá cụ thể: “Lần này giá xăng dầu tăng, trong đó xăng tăng 4.500 đồng/lít, mỗi đầu xe taxi chạy khoảng 200 km/ngày, như vậy là tăng giá xăng dầu làm đội chi phí lên 90.000 đồng/đầu xe/ngày, cộng thêm chi phí khác vào khoảng 100.000 đồng/ngày/đầu xe. Như vậy một tháng mỗi đầu xe sẽ tăng chi phí lên khoảng 3 triệu đồng. Một doanh nghiệp có trung bình khoảng 100 đầu xe thì 1 tháng sẽ tăng thêm khoảng 300 triệu đồng, đó là chưa tính đến lãi suất tăng thời gian vừa qua”.
Với việc tăng giá xăng dầu lần này, theo ông Hùng, thì “các đơn vị trước hết cần cắt giảm chi phí tối đa, có thể nói là phải “thắt lưng buộc bụng”, thứ hai là chắc chắn sẽ phải điều chỉnh giá cước với nguyên tắc chia sẻ với người tiêu dùng. Chúng tôi dự kiến giá cước sẽ được điều chỉnh nằm trong khoảng 1.600-1.900 đồng/km. Chúng tôi cũng rất đồng tình với chủ trương của Nhà nước là chia sẻ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong khó khăn. Chúng tôi cũng mong người tiêu dùng đồng cảm với doanh nghiệp bởi đây là khó khăn chung của cả nhà nước và doanh nghiệp, việc tăng giá là bất khả kháng”.
Với các thành viên của Hiệp hội Taxi Hà Nội vào thời điểm nhạy cảm này, ông Hùng cũng khuyến cáo cần phải nghe ngóng thị trường trước khi điều chỉnh giá cước, bởi nếu tăng quá sức chịu đựng của người dân thì không sớm thì muộn, khách hàng sẽ quay lưng lại với taxi để chọn lựa phương tiện khác.
Không chỉ vận tải taxi, trong thời gian tới, chắc chắn thị trường vận tải hành khách và hàng hóa sẽ có nhiều biến động mạnh. Nhận định về xu hướng thị trường này, ông Hùng cho hay mức giá vận tải chắc chắn sẽ tăng nhưng tùy loại phương tiện, trong đó tăng trực tiếp nhất là loại hình vận tải bằng taxi.
Mặt khác hiện nay Nhà nước không quản lý giá đối với ngành vận tải, các doanh nghiệp chỉ cần thông báo mức cước mới rồi thực hiện. Do giá xăng tăng đến 31% nên chi phí nhiên liệu đầu vào của các hãng vận tải taxi sẽ tăng khoảng 16%, đó là chưa tính đến chi phí tăng thêm từ dầu máy và các chi phí khác, còn đối với vận tải hàng hóa thường là chạy dầu diesel và mức tăng từ sản phẩm này chỉ có 13% nên chi phí đầu vào trong giá thành vận tải sẽ tăng lên khoảng 7%.
Sắp tới chắc chắn là các đơn vị vận tải sẽ rất hạn chế đầu tư phương tiện mới, mở rộng kinh doanh thứ nhất là do lãi ngân hàng đang ở mức cao, thứ hai là do thuế nhập khẩu ô tô, thứ ba là giá nhiên liệu tăng cao.
Về phía Hiệp hội, để đối phó với tình hình hiện tại, ông Hùng đề xuất: “Chúng tôi cũng sẽ rà soát lại toàn bộ tổ chức vận tải của mình, nếu mặt hàng nào hoạt động không kinh tế thì sẽ tổ chức lại để đảm bảo hoạt động vận tải có hiệu quả hơn. Một khả năng nữa là một số tuyến vận tải có thể sẽ bị rút bớt để lưu lượng tập trung vào các tuyến chính. Chúng tôi rất mong muốn Nhà nước có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải”.