Mở cửa thị trường viễn thông
Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Nam Thắng nói về tác động của Luật Viễn thông
Sáng 17/12, tại buổi họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Luật Viễn thông, Thứ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông Lê Nam Thắng nhận định, với tốc độ tăng trưởng trung bình 30% một năm, thị trường viễn thông Việt Nam sẽ đạt mức doanh thu 6-7 tỷ USD vào 2010.
Song song với việc mở cửa thị trường thị trường viễn thông, các quy định của Luật viễn thông vẫn phải nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và giữ vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động viễn thông vốn có nhiều nhạy cảm này, Thứ trưởng cho biết.
Xin ông cho biết những nội dung mới của Luật Viễn thông so với những quy định pháp lý hiện nay?
Luật Viễn thông gồm 10 chương, 63 điều và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh hơn những quy định về viễn thông hiện nay. Từ trước đến nay, khái niệm viễn thông chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là hạ tầng cơ sở viễn thông.
Với nhiều quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về thị trường viễn thông, Luật sẽ là hành lang pháp lý tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, đặc biệt là đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng.
Từ ngày 1/7/2010, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Những quy định mới cũng sẽ bảo đảm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, minh bạch, công khai hơn.
Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực, có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ mạng viễn thông quốc gia, đặc biệt là quy định rất chặt chẽ về việc đảm bảo quyền, lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
Trong luật cũng có quy định cho áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý kho số viễn thông, tài nguyên Internet. Như vậy, ngoài hình thức phân bổ thực tiếp theo nguyên tắc “đến trước, cấp trước” còn có thêm hình thức thi tuyển, đấu giá và đồng thời cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet.
Thưa ông, việc Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực liệu có mâu thuẫn với chính quy định của Luật viễn thông về một thị trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng không?
Tôi xin nhấn mạnh, việc Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực có tầm quan trọng đối với toàn bộ mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Về giá cước viễn thông, các doanh nghiệp được tự định giá, Nhà nước sẽ chỉ quy định giá sàn ở một số doanh nghiệp chủ lực để tránh xảy ra tình trạng các doanh nghiệp lớn đưa ra mức giá cạnh tranh quá để bóp chết các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp mới vào thị trường. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ phải trình Bộ giá cước viễn thông để Bộ kiểm tra, xem xét nếu hợp lý mới cho phép áp dụng trên thị trường. Đây chính là sự đảm bảo cho thị trường cạnh tranh lành mạnh. Như giá cước điện thoại cố định hiện nay do Thủ tướng Chính phủ quy định, sắp tới sẽ giao cho Bộ Thông tin - Truyền thông quy định và cũng chỉ được quy định mức giá sàn.
Song song với việc mở cửa thị trường thị trường viễn thông, các quy định của Luật viễn thông vẫn phải nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và giữ vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động viễn thông vốn có nhiều nhạy cảm này.
Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đang sử dụng hợp đồng mẫu in sẵn mà những điều khoản trong đó phần lớn chỉ có lợi cho bên cung cấp dịch vụ và khách hàng không có được sự chọn lựa nào khác. Luật viễn thông có khắc phục được điểm này không thưa ông?
Luật viễn thông có một số quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, trong đó có quy định về Hợp đồng mẫu. Theo đó Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định về hợp đồng mẫu để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không thể “ép” khách hàng.
Người sử dụng còn có quyền khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gây ra. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trước khi đưa các thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước vào hoạt động phải thực hiện việc kiểm định. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm khi ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, phải hoàn cước, bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra đối với người sử dụng... Đó là những quy định sẽ có trong hợp đồng mẫu giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng.
Ông nhận định như thế nào về thị trường viễn thông Việt Nam sau khi Luật Viễn thông có hiệu lực?
Chúng ta đã mở thị trường, điều đó phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế. Hiện nay thị trường viễn thông Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%/năm, dự báo năm 2010 sẽ đạt doanh thu 6 - 7 tỷ USD. Khi Luật viễn thông, hành lang pháp lý cho sự phát triển của thị trường thực sự thông thoáng sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Cũng như các ngành khác, khi môi trường kinh doanh minh bạch sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh và người sử dụng sẽ có thêm những lựa chọn mới. Trong những năm qua ngành viễn thông là một trong những ngành có bước phát triển nhanh nhất của Việt Nam nên sau khi Luật Viễn thông đi vào cuộc sống sẽ tạo thêm đà cho ngành này phát triển mạnh hơn nữa.
Song song với việc mở cửa thị trường thị trường viễn thông, các quy định của Luật viễn thông vẫn phải nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và giữ vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động viễn thông vốn có nhiều nhạy cảm này, Thứ trưởng cho biết.
Xin ông cho biết những nội dung mới của Luật Viễn thông so với những quy định pháp lý hiện nay?
Luật Viễn thông gồm 10 chương, 63 điều và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh hơn những quy định về viễn thông hiện nay. Từ trước đến nay, khái niệm viễn thông chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là hạ tầng cơ sở viễn thông.
Với nhiều quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về thị trường viễn thông, Luật sẽ là hành lang pháp lý tạo điều kiện và mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế trong kinh doanh viễn thông, đặc biệt là đối với lĩnh vực thiết lập hạ tầng mạng.
Từ ngày 1/7/2010, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Những quy định mới cũng sẽ bảo đảm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, minh bạch, công khai hơn.
Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực, có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ mạng viễn thông quốc gia, đặc biệt là quy định rất chặt chẽ về việc đảm bảo quyền, lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
Trong luật cũng có quy định cho áp dụng cơ chế thị trường trong quản lý kho số viễn thông, tài nguyên Internet. Như vậy, ngoài hình thức phân bổ thực tiếp theo nguyên tắc “đến trước, cấp trước” còn có thêm hình thức thi tuyển, đấu giá và đồng thời cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng kho số viễn thông, tài nguyên Internet.
Thưa ông, việc Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực liệu có mâu thuẫn với chính quy định của Luật viễn thông về một thị trường cạnh tranh bình đẳng, công bằng không?
Tôi xin nhấn mạnh, việc Nhà nước nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực có tầm quan trọng đối với toàn bộ mạng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Về giá cước viễn thông, các doanh nghiệp được tự định giá, Nhà nước sẽ chỉ quy định giá sàn ở một số doanh nghiệp chủ lực để tránh xảy ra tình trạng các doanh nghiệp lớn đưa ra mức giá cạnh tranh quá để bóp chết các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp mới vào thị trường. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ sẽ phải trình Bộ giá cước viễn thông để Bộ kiểm tra, xem xét nếu hợp lý mới cho phép áp dụng trên thị trường. Đây chính là sự đảm bảo cho thị trường cạnh tranh lành mạnh. Như giá cước điện thoại cố định hiện nay do Thủ tướng Chính phủ quy định, sắp tới sẽ giao cho Bộ Thông tin - Truyền thông quy định và cũng chỉ được quy định mức giá sàn.
Song song với việc mở cửa thị trường thị trường viễn thông, các quy định của Luật viễn thông vẫn phải nhằm đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và giữ vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động viễn thông vốn có nhiều nhạy cảm này.
Hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đang sử dụng hợp đồng mẫu in sẵn mà những điều khoản trong đó phần lớn chỉ có lợi cho bên cung cấp dịch vụ và khách hàng không có được sự chọn lựa nào khác. Luật viễn thông có khắc phục được điểm này không thưa ông?
Luật viễn thông có một số quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông, trong đó có quy định về Hợp đồng mẫu. Theo đó Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết các quy định về hợp đồng mẫu để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không thể “ép” khách hàng.
Người sử dụng còn có quyền khiếu nại về giá cước, chất lượng dịch vụ do lỗi của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ gây ra. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trước khi đưa các thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước vào hoạt động phải thực hiện việc kiểm định. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm khi ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông, phải hoàn cước, bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra đối với người sử dụng... Đó là những quy định sẽ có trong hợp đồng mẫu giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng.
Ông nhận định như thế nào về thị trường viễn thông Việt Nam sau khi Luật Viễn thông có hiệu lực?
Chúng ta đã mở thị trường, điều đó phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế. Hiện nay thị trường viễn thông Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%/năm, dự báo năm 2010 sẽ đạt doanh thu 6 - 7 tỷ USD. Khi Luật viễn thông, hành lang pháp lý cho sự phát triển của thị trường thực sự thông thoáng sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Cũng như các ngành khác, khi môi trường kinh doanh minh bạch sẽ có sự cạnh tranh lành mạnh và người sử dụng sẽ có thêm những lựa chọn mới. Trong những năm qua ngành viễn thông là một trong những ngành có bước phát triển nhanh nhất của Việt Nam nên sau khi Luật Viễn thông đi vào cuộc sống sẽ tạo thêm đà cho ngành này phát triển mạnh hơn nữa.