Mở tài khoản ngân hàng bằng CMND giả để rút tiền cho nhóm mạo danh công an

Đỗ Mến
Chia sẻ

Trình được một đối tượng tên Tuấn Anh (không rõ nhân thân, lai lịch) liên hệ, hướng dẫn đi mua CMND loại 9 số, làm giả bằng cách bóc ghép thay ảnh, sau đó dùng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền “bẩn”...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Ngày 9/5, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Lê Văn Trình (SN 1975), Nguyễn Đình Quang (SN 1994) và Đào Viết Điệp (SN 1990) đều ở Thái Thụy, Thái Bình ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sửa chữa và sử dụng giấy chứng nhận, các tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

BỊ HẠI RĂM RẮP CHUYỂN TIỀN

Theo hồ sơ, sáng 4/11/2020, một đối tượng nam giới tự xưng là đại úy công an gọi đến số điện thoại của bà Nguyễn Thị V., thông báo tài khoản ngân hàng của bà V. liên quan đường dây mua bán ma túy ở nước ngoài. Đối tượng yêu cầu bà V. phải chuyển tiền vào tài khoản chỉ định. Bà V. không thực hiện.

Lát sau, một đối tượng gọi đến nhà bà V. quát mắng "tại sao chúng tôi bên công an đang làm việc với bà, bà không nghe mà lại bỏ máy" rồi nối máy cho bà V. gặp "đại úy công an". Bà V. răm rắp nghe lời đối tượng, chuyển 365 triệu đồng đến tài khoản mang tên Trần Văn Chung. Số tiền này chuyển đến nhiều tài khoản khác và đích đến cuối cùng có 50 triệu đồng mang tên Lê Văn Trình. 

Cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội của nhóm Trình, Quang và Điệp.

Cáo buộc thể hiện, khoảng tháng 9/2020, Trình nhận được điện thoại của Nguyễn Thị Hằng (là chị gái của vợ cũ Trình, SN 1975, ở Uông Bí, Quảng Ninh, hiện đang bị Cơ quan CSĐT – Bộ Công an truy nã về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”) liên lạc qua Zalo.

Hằng bảo Trình đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền “bẩn” do các đối tượng phạm tội mà có, sau đó rút tiền mặt, chuyển vào các tài khoản khác theo yêu cầu sẽ được hưởng 20%/số tiền chuyển vào tài khoản.

Sau đó, Trình được một đối tượng tên Tuấn Anh (không rõ nhân thân, lai lịch) liên hệ, hướng dẫn đi mua (CMND loại 9 số, làm giả bằng cách bóc ghép thay ảnh, sau đó dùng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền “bẩn”. Việc thay ảnh trong CMND, mở tài khoản ngân hàng nhằm mục đích tránh bị Cơ quan Công an điều tra, phát hiện.

MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG "TIẾP TAY" CHO NHÓM LỪA ĐẢO

Theo cáo buộc, khi có tiền chuyển vào tài khoản, Tuấn Anh thông báo cho Trình, bảo Trình chuyển ngay tiền đến tài khoản khác để tránh bị Cơ quan chức năng phong tỏa. Khi rút tiền tại các cây ATM, phải đội mũ và đeo khẩu trang nhằm che dấu đặc điểm nhận dạng.

Sau khi thống nhất, Tuấn Anh đã chuyển cho Trình 20 triệu đồng để đi mua CMND và chi phí mở tài khoản ngân hàng.

Để mở tài khoản nhận tiền, chiếm đoạt của khách hàng, Trình bảo Quang và Điệp đi tìm mua CMND loại 9 số và chụp ảnh chân dung để Trình thay ảnh vào CMND.

Quang và Điệp đi đến các cửa hàng cầm đồ trên địa bàn TP Thái Bình mua được 5 CMND với giá 50.000 đồng/cái.

Các bị cáo hầu tòa sáng 9/5.
Các bị cáo hầu tòa sáng 9/5.

Nhận CMND từ Quang và Điệp, Trình dùng kéo cắt góc CMND, dùng lưỡi dao lam bóc tách phần nilon rồi ngâm vào xăng làm bong, tróc ảnh trên CMND.

Do cần ảnh trên CMND giả có đóng dấu chìm, Trình thống nhất với Quang và Điệp, bóc ảnh thật trên CMND 9 số của Quang và Điệp để dán vào CMND giả. Sau đó, Trình giao các CMND giả trên cho Quang và Điệp đi mở tài khoản ngân hàng.

Theo cáo trạng, sau khi mở tài khoản ngân hàng thành công, Trình gửi các số tài khoản trên cho Tuấn Anh để trao đổi, phối hợp chuyển, nhận số tiền đã chiếm đoạt được. Việc ăn chia đối với số tiền được Tuấn Anh cắt lại, Trình thỏa thuận cho Quang 25% số tiền được hưởng, cho Điệp từ 1-2 triệu đồng/mỗi lần rút tiền thành công…

Quá trình chuyển tiền, rút tiền, Trình nói với các đồng phạm về nguồn gốc số tiền rút là do vi phạm pháp luật mà có.

Cơ quan điều tra xác định từ khoảng tháng 9/2020 đến tháng 12/2020, nhóm của Trình đã gây ra 3 vụ lừa đảo chiếm đoạt tổng số hơn 700 triệu đồng của 3 cụ bà hơn 80 tuổi.

Tài liệu điều tra thể hiện, trưa 20/10/2020, các đối tượng (hiện chưa xác định được) gọi vào số điện thoại bàn của bà Lê Thị N. (SN 1939, ở Hà Nội).

Qua điện thoại, các đối tượng giả danh là cán bộ cơ quan công an, thông báo số tiền tiết kiệm của bà N. có liên quan đến vụ án rửa tiền. Khi bà N. nói có sổ tiết kiệm tại 2 ngân hàng, các đối tượng yêu cầu bà N. rút toàn bộ tiền tiết kiệm rồi chuyển vào các tài khoản liên quan đến vụ án.

Do tin tưởng thông tin đối tượng đưa ra, cùng ngày, bà N. đã ra một ngân hàng rút tiền tiết kiệm 510 triệu đồng rồi gửi vào số tài khoản các đối tượng yêu cầu. Hôm sau, bà N. tiếp rục ra ngân hàng còn lại rút tiền tiết kiệm 60 triệu rồi chuyển đến tài khoản các đối tượng yêu cầu.

Trong đó, cơ quan chức năng làm rõ bà N. đã chuyển 60 triệu đồng vào 1 tài khoản do Quang – người trong nhóm của Trình mở. Nhận được tiền, Quang đã đến cây ATM rút tiền.

Đối với số tiền 510 triệu đồng, sau khi nhận được tiền, đối tượng (chưa rõ nhân thân, lai lịch) đã chuyển tiếp đến nhiều tài khoản khác. Hiện chủ nhân các tài khoản nhận tiền không có mặt tại địa phương nên cơ quan chức năng chưa ghi được lời khai, làm rõ nội dung liên quan đến việc nhận tiền.

Tổng số tiền Trình giúp Hằng và Tuấn Anh chiếm đoạt của 3 bị hại là 725 triệu đồng. Trong đó, Trình được hưởng lợi 145 triệu đồng. Quang được Trình chia cho hơn 36 triệu đồng.

Sau khi xem xét, tòa xử phạt Trình mức án 16 năm tù, Quang 14 năm 6 tháng tù và Điệp 2 năm tù. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con