Một ngày tháng 3 ở Khiêm Lăng
Triều Nguyễn có 13 vị vua, song vì nhiều lý do chỉ 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Hệ thống lăng tẩm triều Nguyễn gồm lăng Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Dục Đức, Khải Định. Mỗi nơi lại sở hữu lối kiến trúc đặc sắc riêng với những chạm khắc tinh xảo. Nét hoài cổ cùng phong cảnh hữu tình của những lăng tẩm ở miền đất cố đô cũng là điểm nhấn thu hút giới trẻ check-in, còn người lớn tuổi thì như lạc vào một vùng hoài niệm.
Lăng Tự Đức Huế, hay còn gọi là lăng Gia Khiêm là một công trình thuộc Quần thể cổ đô Huế, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn thế thế giới vào năm 1993. Đây cũng là một trong 3 lăng tẩm nổi tiếng nhất ở Huế, cùng với lăng Khải Định và Lăng Minh Mạng đã trở thành những chốn dừng chân của khách du lịch phương xa.Không giống như vẻ đẹp giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông và Tây của lăng Khải Định, Lăng Tự Đức với vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn ở thế kỷ 19. Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn vào đâu được.Lăng Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế). Xung quanh lăng là đồi thông xanh mát và những con sông, hồ nhỏ uốn lượn hiền hòa. Khi mới khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt cho công trình. Sau khởi nghĩa Chày Vôi, vua cho đổi tên công trình thành Khiêm Cung và khi vua mất gọi là Khiêm Lăng.Qua khỏi cổng theo lối đi lát gạch Bát Tràng của cửa Vụ Khiêm môn đi qua trước Khiêm Cung Môn ta có thể thấy những cây Hoàng Mai - đặc trưng của Huế đang nở hoa vàng rực rỡ trong khắp khuôn viên của lăng. Bạn có thể thả mình trên ghế đá và ngắm nhìn hoa bay trong gió. Hay ngồi hóng mắt ngắm cảnh hồ Lưu Khiêm tại Dũ Khiêm Tạ hay thả ít thức ăn có sẵn ở Xung Khiêm Tạ cho cả đàn cá Koi đầy màu sắc đang bơi lội tung tăng dưới hồ.Một khung cảnh tao nhã đến nao lòng! Một trong những điểm dừng chân không thể không kể tới trong khuôn viên hồ Linh Khiêm đó chính là Xung Khiêm Tạ và Dũ Khiêm Tạ. Đây là nơi vua hay ngồi đọc sách, làm thơ,… khi bốn bề xung quanh là sắc xanh của trời đất, là hương thơm dịu dàng của mùi hoa đồng nội, là tiếng chim, là những hòn đảo trồng vạn loài hoa tỏa sắc.Phía bên trái điện Khiêm Lương có nhà hát Minh Khiêm để vua xem hát. Hầu hết các cột trống đỡ đều chạm khắc tinh xảo với hoa văn nổi bật. Khi nhà hát đóng kín, bên ngoài người ta sẽ thắp nến tạo nên khung cảnh lung linh, huyền ảo. Hiện nay, đây là một trong những nhà hát cổ nhất Việt Nam rất đáng ghé thăm.
Lăng Tự Đức Huế, hay còn gọi là lăng Gia Khiêm là một công trình thuộc Quần thể cổ đô Huế, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn thế thế giới vào năm 1993. Đây cũng là một trong 3 lăng tẩm nổi tiếng nhất ở Huế, cùng với lăng Khải Định và Lăng Minh Mạng đã trở thành những chốn dừng chân của khách du lịch phương xa.Không giống như vẻ đẹp giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông và Tây của lăng Khải Định, Lăng Tự Đức với vẻ nhã nhặn, nằm trong khung cảnh sơn thủy hữu tình được đánh giá là một trong những công trình kiến trúc lăng tẩm đẹp nhất thời Nguyễn ở thế kỷ 19. Ngày nay, dù đã bị thời gian làm nhạt phai đi nhiều đường nét nhưng nó vẫn mang đậm phong cách Nho giáo, trầm mặc, toát lên vẻ vương giả không thể nhầm lẫn vào đâu được.
Nguồn ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Nguồn ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Nguồn ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Nguồn ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Bên cạnh vẻ đẹp mộng mơ, cổ kính của đền đài, lăng tẩm, Huế cũng tạo sức hút với du khách nhờ ẩm thực. Trong chuyến tham quan Huế, bạn không nên bỏ qua cơ hội nếm thẻ món bún bò Huế trứ danh. Ngoài ra, bạn có thể thử các loại bánh bột lọc, nậm ở quán cô Hạnh, khoái, chè Hẻm, bún thịt nướng Huyền Anh, bánh mì cầu Trường Tiền hay nem lụi bánh ướt Tài Phú...