Mưa sau bão Noru gây ngập lụt và thiệt hại nặng nề

Chương Phượng
Chia sẻ

Mặc dù bão Noru đã tan, nhưng mưa sau bão số 4 đã khiến 3 người thiệt mạng và mất tích, hơn 7.000 nhà bị ngập, hàng chục nghìn ha nông nghiệp và thủy sản bị thiệt hại…

Người dân ở Nghệ An phải di chuyển đồ đạc chạy lũ
Người dân ở Nghệ An phải di chuyển đồ đạc chạy lũ

Theo Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, mưa lớn vẫn diễn ra ở nhiều địa phương trong ngày 29/9, tiếp tục thiệt hại lớn. 

CON SỐ THIỆT HẠI TĂNG MẠNH

Bão và mưa lũ sau bão cũng đã khiến 62 người bị thương; 3.364 nhà bị hư hại, tốc mái (Quảng Trị 168 nhà; Huế 419 nhà; Đà Nẵng 228 nhà; Quảng Nam 1.150 nhà; Quảng Ngãi 1.352 nhà; Gia Lai 7 nhà; Kon Tum 27 nhà, Nghệ An 13 nhà). Lũ lớn sau bão đã khiến 7.346 nhà bị ngập (trong đó riêng tỉnh Nghệ An có 7.306 nhà bị ngập). 

Về chăn nuôi, có 1.724 con gia súc, 20.292 con gia cầm bị chết, bị nước lũ cuốn trôi.  

Bão Noru đã khiến 5.372 cây xanh gãy đổ. Về thủy lợi, sạt mái hạ lưu đập Hóc Cối ở Nghệ An); sạt lở 500m kênh (Hà Tĩnh); 1.000m đê, kè biển bị hư hỏng sạt lở ( Hà Tĩnh có 500m; Quảng Trị có 500m); 12 đập, hồ chứa bị xói lở. Về sạt lở bờ sông, bờ biển: có 2.660m bờ biển ở Thừa Thiên Huế bị sạt lở và 1.040m bờ sông (Thừa Thiên Huế 320m, Hà Tĩnh 720m). Ngành giáo dục cũng bị thiệt hại nặng nề, với 77 điểm trường bị ảnh hưởng bị hư hại tại TP Đà Nẵng vào các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Đã có 1 ghe và 8 tàu nhỏ bị hư hại, chìm tại khu neo đậu.

Đối với hệ thống điện, khi bão tràn qua đã khiến 10.510 trạm biến áp mất điện tạm thời, đến thời điểm này các địa phương đã khắc phục xong. Đến tối 29/9 vẫn còn 1 đường dây 110kV (thuộc lưới điện 110kV) chưa khôi phục được khiến tỉnh Quảng Nam hiện vẫn đang bị mất điện tại 147 xã.

 

Mưa lớn sau bão đã khiến nhiều nơi ngập trên diện rộng, đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp: đã có 874ha lúa; 4.455ha hoa màu; 3.040ha thủy sản bị ngập; Trong ngày 29/9, đã có 2 người chết và 1 người mất tích tại Nghệ An do mưa lũ sau bão (không có người chết trong bão)".

Theo Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống thiên tai.

Về giao thông, hiên đang có 65 vị trí bị ngập, sạt lở tại các tuyến đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 49B, 15D, 9D, 14E, 24, 24B, 24C, một số tuyến đường giao thông địa phương và 4 cầu treo, cầu tạm bị cuốn trôi do mưa lũ sau bão.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Kon Tum, do tuyến đường Ngọc Hoàng - Măng Bút (thuộc xã Măng Ri, huyện Tu Mơ Rông) bị sạt lở ta-luy dương; tuyến tỉnh lộ 678 (đoạn km 19 qua xã Đắk Sao, huyện Tu Mơ Rông) bị ngập cầu tràn, đã khiến khiến 500 hộ dân xã Măng Ri bị cô lập.

Tại thôn Tu Thó, xã Tê Xăng đến chiều 29/9 vẫn còn gần 100 hộ dân bị chia cắt hoàn toàn do bão, lũ. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo các xã phải rà soát, triển khai các biện pháp để đảm bảo lương thực, thực phẩm cũng như thuốc men đầy đủ cho dân, tuyệt đối không để dân lâm vào cảnh đói, rét. Đến nay, các hộ bị cô lập vẫn đảm bảo lương thực, thực phẩm.

Ở huyện Đăk Glei của tỉnh Kon Tum, mưa, bão đã làm thiệt hại 5 cây cầu treo, 5 cầu tràn bị hư hỏng nặng, 2 điểm đường và 2 cầu bê tông bị ngập sâu trong nước. Nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, liên huyện bị sạt lở nặng nề, khối lượng đất đá sạt lở ước tính lên đến 1.950m3. Tại huyện này đến thời điểm này vẫn còn nhiều xã bị mất điện, 2 căn nhà bị sập hoàn toàn, cùng hàng chục căn nhà bị tốc mái, sạt lở.

Tại Gia Lai, tuy bão không còn, nhưng vẫn còn mưa lớn, khiến nhiều nơi nước lũ đang dâng cao. Trong ngày 29/0, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai của tỉnh đã phối hợp với các địa phương di dời 382 hộ tại các vị trí có nguy cơ cao ngập lụt, lũ quét. Đồng thời chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng di dời 8.470 khẩu tại các huyện phía Đông Nam của tỉnh (huyện Phú Thiện 500 khẩu, huyện Ia Pa 7.970 khẩu) nếu mưa còn kéo dài, có lũ lớn uy hiếp.

NHIỀU LÀNG XÓM Ở NGHỆ AN NGẬP CHÌM TRONG NƯỚC

Mưa to tại tỉnh Quảng Bình đã khiến nhiều đoạn đường ở khu vực miền núi, nước lũ đã làm ngập sâu và chia cắt giao thông. Tại khu vực xã Trọng Hóa (huyện Minh Hóa) và Thanh Hóa (huyện Tuyên Hóa) mưa to diện rộng khiến các ngầm trên địa bàn nước dâng cao, chảy xiết và ngập, người và các phương tiện không thể qua lại. Hiện các Đồn Biên phòng trên tuyến đang phối hợp với chính quyền địa phương cắm biển cảnh báo và cử tổ công tác trực tại khu vực nguy hiểm để không cho người và phương tiện qua lại.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão Noru, trong ngày 9/9 tỉnh Nghệ An tiếp tục hứng mưa lớn, khiến nhiều nơi bị ngập sâu, gây chia cắt cục bộ tại nhiều địa phương như TP. Vinh, thị xã Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Hoàng Mai, Kỳ Sơn, Con Cuông…

 

"Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề về nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu: có khoảng 950ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, gần 6.000 gia súc, gia cầm bị chết; 4.255 tấn muối trong bị ngập… Đặc biệt, sạt lở bờ đê sông, hồ đập tại các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hưng, Quỳnh Thắng, Quỳnh Tam với tổng chiều dài khoảng 220m".

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Nghệ An.

Tại huyện Quỳnh Lưu, đã ngập cục bộ ở một số xã như, Quỳnh Tam, thị trấn Giát, Quỳnh Hồng, Quỳnh Giang, Quỳnh Mỹ… Đến chiều 29/9, có hơn 5.550 hộ dân ở huyện Quỳnh Lưu vẫn đang ngập tronh nước, buộc phải di dời, hơn 700 hộ khác bị cô lập.

Nhiều xã ở huyện Yên Thành như Quang Thành, Hậu Thành, Xuân Thành, Bảo Thành… mưa lớn cũng khiến nước từ các sông dâng cao, tràn từ ruộng vào nhà dân. Người dân hối hả di dời lúa, tivi, tủ lạnh… lên khu vực cao hơn ngay trong đêm.

Huyện Thanh Chương hiện có 776 nhà bị ngập, 3 điểm trường ở các xã Thanh Ngọc và Thanh Nho ngập sâu; 23 xóm bị cô lập; tuyến đê phòng lũ đoạn qua nhà máy may, xã Thanh Liên bị nước tràn qua… Đến chiều 29/9 trên địa bàn huyện có 1 người chết và 1 người mất tích do mưa lũ. Đoàn công tác ứng phó thiên tai của tỉnh Nghệ An đã đi kiểm tra thực tế trong chiều 29/9, đôn đốc công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại một số điểm trên địa bàn huyện Thanh Chương.

Các huyện miền núi Nghệ An như Con Cuông, Kỳ Sơn… cũng bị chia cắt cục bộ. Đồn Biên phòng Môn Sơn đã cử lực lượng xuống địa bàn các bản Thái Sơn 1 và Thái Sơn 2 tổ chức di dời tài sản kịp thời nên không có thiệt hại về người, tài sản, đồ đạc, gia súc của người dân đã kịp thời được di dời lên cao. Hiện tất cả các tuyến đường từ bản Mét, bản Tân Hợp, bản Yên Hoàn, bản Lục Sơn, bản Khe Mọi, bản Xằng… vẫn đang đều bị chia cắt do ngập các đập tràn.

Nước lũ lên nhanh khiến nhiều tuyến đường bị ngập lụt và chia cắt, học sinh không thể đến trường. hơn 90% trường học trên địa bàn huyện Con Cuông vẫn bị ngập, buộc phải cho học sinh tạm thời nghỉ học vài ngày.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con