Phó Thủ tướng Lê Văn Thành: Chống bão phải tận dụng từng giờ

Phúc Minh
Chia sẻ

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị các địa phương tập trung vào các biện pháp bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân, sức khỏe, tính mạng của người dân là hàng đầu...

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương cùng đoàn công tác đi kiểm tra việc phòng chống bão số 4 tại tỉnh Quảng Trị . Ảnh - VGP.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương cùng đoàn công tác đi kiểm tra việc phòng chống bão số 4 tại tỉnh Quảng Trị . Ảnh - VGP.

Chiều 27/9, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban chỉ đạo tiền phương cùng đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống bão số 4 tại tỉnh Quảng Trị.

Sau cuộc kiểm tra, Phó Thủ tướng đã chủ trì họp rà soát công tác ứng phó bão số 4 tại đầu cầu UBND tỉnh Quảng Trị. Dự họp có lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão số 4.

Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh, chỉ còn mấy tiếng nữa thì bão sẽ đổ bộ vào đất liền, thời gian rất quý. Do đó, cần nắm chắc tình hình, giải quyết kịp thời những phát sinh do cơn bão gây ra.

Về việc kiểm tra khu vực bị lốc xoáy tại Quảng Trị, Phó Thủ tướng cho rằng dù chuẩn bị kỹ càng thì vẫn còn tình huống đột xuất, bất ngờ. Mặc dù bão chưa vào nhưng lốc xoáy làm 100 ngôi nhà tốc mái, 3 người bị thương. Quảng Trị đã vào cuộc kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu.

Phó Thủ tướng đề nghị cuộc họp tập trung vào các biện pháp cấp bách trước mắt khi chỉ còn ít thời gian nữa bão sẽ vào. Trong đó, tập trung vào các biện pháp bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân, sức khỏe, tính mạng của người dân là hàng đầu. Điều đó liên quan đến sơ tán, bố trí chỗ ở, đã vận động bà con sơ tán hết hay chưa? Làm sót cái này thì bão vào thì nguy hiểm cho người dân. Đây là nhiệm vụ số 1.

Đặc biệt, phải xác định bảo vệ các công trình trọng điểm, quan trọng mà ảnh hưởng lớn đến dời sống kinh tế - xã hội, cũng như an toàn cho nhân dân: hồ đập, đê điều, đường sá, bệnh viện, bảo vệ hệ thống điện…

Phó Thủ tướng cũng đề nghị báo cáo về việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, ứng cứu trường hợp bị chia cắt. "Có thể xảy ra tình huống chưa lường hết như đê biển bị sóng đánh thì ứng cứu như thế nào", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Tại điểm cầu Đà Nẵng, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh thông tin, đến nay, tất cả công việc đã xong. 8 giờ tối cấm người dân ra đường, hiện đường còn ít người đi lại. Phó Thủ tướng cho rằng, chống bão tận dụng từng giờ, vừa họp vừa điều hành. "Tôi hỏi các đồng chí thuyền bè còn người trên tàu không? Tôi vừa đi kiểm tra ở khu neo đậu, quảng trị, 400 tàu vào neo đậu nhưng có tàu vẫn sáng đèn. Tôi đề nghị các đồng chí cho lực lượng xuống kiểm tra tất cả tàu thuyền xem còn người không", Phó Thủ tướng nói. 

Tại Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho biết, hiện trên địa bàn đã có mưa, tuy nhiên, lượng mưa chưa lớn, phổ biết từ 30-80mm. Khu vực ven biển bắt đầu có gió cấp 5-6. Sóng 1,5m. Đến 3.00 chiều nay, tỉnh đã di dân xong với 14.443 hộ. "Chúng tôi đã cho học sinh nghỉ học hôm nay và ngày mai. 21h tối nay cấm ra đường", Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin. 

Về mưa lũ, tỉnh đã di dân ở khu vực sạt lở cao. Về đê biển, tỉnh yêu cầu các địa phương theo dõi, dứt bão là hộ đê, gia cố ngay với vật tư chuẩn bị sẵn: đá hộc, bao cát, vải bạt. Các tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn. Tỉnh cũng đã dự trữ sẵn một cơ số lương thực: 100 tấn mì ăn liền và 100 tấn gạo. Cố gắng bảo đảm lương thực cho 5-7 ngày khi bị chia cắt.

Về đê biển, tỉnh yêu cầu các địa phương theo dõi, dứt bão là hộ đê, gia cố ngay với vật tư chuẩn bị sẵn: đá hộc, bao cát, vải bạt.

Phó Thủ tướng kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền, động viên ngư dân tại cảng cá Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị. Ảnh - VGP. 
Phó Thủ tướng kiểm tra khu neo đậu tàu thuyền, động viên ngư dân tại cảng cá Triệu An, Triệu Phong, Quảng Trị. Ảnh - VGP. 

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết, tối nay sẽ về Thừa Thiên Huế họp điều hành tiếp, nếu cần thiết, có thể họp điều hành xuyên đêm. "Đêm nay, phòng họp trực tuyến của các địa phương phải mở", Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cho rằng, các địa phương sau cuộc họp chỉ đạo ngay bộ đội biên phòng kiểm tra các tàu thuyền, mời những ai còn ở lại lên bờ. Cố gắng đến 9h tối không còn một bóng đèn sáng trên các tàu. 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, bão gây sóng cao, cùng với thuỷ triều, gió to nên gây nguy hiểm lớn. Các lực lượng ứng trực 24/24, khẩn trương, quyết liệt hơn nữa, đặt tính mạng người dân lên trên hết, chuyển trạng thái từ vận động sang cưỡng chế di dời. Bộ trưởng đề nghị kiểm tra lần cuối những điều kiện cần thiết để thực hiện “4 tại chỗ”, tập trung kiểm tra vùng xung yếu. Các địa phương cần báo cáo kịp thời các tình huống phát sinh về ban chỉ đạo.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đánh giá dù chuẩn bị chu đáo cả về lực lượng, cơ sở vật chất cho phòng chống bão, tuy nhiên, đây là cơn bão mạnh, cùng với mưa lớn, thủy triều dâng, nên nguy cơ tăng lên nhiều lần.

"Toàn bộ hệ thống chính trị, từ Trung ương với địa phương, tập trung thật cao, huy động tối đa mọi lực lượng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh phải chạy đua với thời gian, làm sao hạn chế tối đa số người chết, bị thương.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tinh thần khẩn trương hơn nữa, tất cả vì tính mạng của nhân dân, đặt tính mạng của nhân dân lên trên hết, đồng thời yêu cầu rà soát toàn bộ người dân ở tất cả khu vực có nguy cơ: Sạt lở, lũ quét, neo đậu tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thuỷ sản.

"Của đau con xót, nên có người dân vẫn cố ở lại trên tàu, trên lồng bè. Vì tính mạng của người dân, buộc phải cưỡng chế. Nếu bão cấp 14 thì người trên tàu không thể an toàn", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, để người dân yên tâm di dời thì cần quan tâm bố trí lực lượng bảo quản tài sản cho người dân. Các công trình quan trọng ảnh hưởng lớn tới sản xuất kinh doanh, tới phòng chống bão như hồ đập, đê biển, hệ thống điện, bệnh viện… phải tăng cường ứng trực, thông tin thường xuyên để có giải pháp kịp thời.

Điều tiết các hồ đập phải khoa học, bài bản, tránh để gia tăng ảnh hưởng đến người dân. Cần bảo đảm an toàn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con