Mừng lạm phát thấp, lo mất cân đối tài chính
Chủ tịch Quốc hội lo ngại bội chi và nợ đang tiệm cận tới khả năng xấu
Nhìn nhận kiềm chế lạm phát là điểm rất sáng, song nhiều ý kiến tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội tại phiên họp sáng 11/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tỏ ra lo lắng về sự mất cân đối lớn về mặt tài chính.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số 15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2013 có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Hai chỉ tiêu mấp mé đích là tăng trưởng GDP (đạt 5,4%, kế hoạch là 5,5%) và tạo việc làm (1,54 triệu/1,6 triệu).
Hụt đích khá xa là bội chi ngân sách ở mức 5,3% (kế hoạch là 4,8%) và tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đạt 29,1% trên kế hoạch 30%.
Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế xã hội đã có bước chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, có mặt được tăng cường hơn, lạm phát tiếp tục được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định, lãi suất tín dụng giảm…
Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế nhận xét mục tiêu tổng quát năm 2013 là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012” và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội” đã cơ bản thực hiện được.
Song, cơ quan thẩm tra quan ngại với thị trường tài chính phát triển lệch, trong đó thị trường vốn phát triển chậm. Quản lý thị trường vàng, nhất là hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều luồng ý kiến khác nhau khi còn quản lý độc quyền và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới.
Nợ xấu, nợ đọng trong nền kinh tế bao gồm nợ xây dựng cơ bản của Nhà nước với doanh nghiệp, nợ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước, nợ xấu của doanh nghiệp với ngân hàng thương mại, nợ đọng giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn chưa được xác định cụ thể và theo nhiều đánh giá là ở mức cao, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày đánh giá của Ủy ban.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng kiềm chế lạm phát là “một thành tựu rất cao” khi năm 2011 là 18,47%, 2012 còn 6,8%, đến năm nay giữ được ở mức 7% và có thể thấp hơn.
Kiềm chế lạm phát như mấy năm gần đây, ở góc độ xã hội là điểm rất sáng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai chung nhìn nhận.
Hiện nay lạm phát không gây áp lực lớn lên đời sống người dân như những năm trước năm 2010, theo bà Mai là một kết quả rất đáng quan tâm và rất quan trọng.
Ông Hiển cũng đánh giá cao sự ổn định vĩ mô nhìn từ góc độ giá trị đồng tiền, quan hệ tỷ giá, thị trường vàng, ngân hàng thương mại đã vượt qua những khó khăn và dần đi vào ổn định.
Tuy nhiên, vị chủ nhiệm này cho rằng tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua chưa ở mức hợp lý nhất. Năm 2011 đạt 6,24%, đến năm 2012 tụt xuống còn 5,25 và đến năm 2013 thì lại nâng lên một chút là 5,4%. Nhưng rõ ràng theo Quốc hội đánh giá là nếu tăng trưởng dưới 6% thì rất khó khăn.
Quan điểm của chủ nhiệm Hiển là có lẽ nên điều chỉnh chỉ tiêu GDP, bởi Quốc hội đánh giá tốc độ tăng trưởng theo giá của năm 1994, còn báo cáo của Chính phủ lấy giá năm 2010.
Theo tôi chúng ta nên lấy năm 1994, tức là tăng trưởng năm 2011 chỉ có 5,96% , còn 2012 là 5,03% và 2013 là 5,1% thì mới so sánh hợp lý được, ông Hiển đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải đánh giá đầy đủ kết quả nổi bật trong 2013 và 3 năm vừa qua để “mình yên tâm, mình đi bước tiếp”. Ngoài những kết quả trong báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch cho rằng 3 năm vừa rồi tình hình quốc phòng, an ninh rất khó, có lúc sự lo lắng lên đến tột độ nhưng chúng ta đã giải quyết rất tốt cả quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cả hội nhập quốc tế cũng đi được một bước khá.
Về tồn tại, theo Chủ tịch cũng cần làm rõ thêm, vì khẳng định là cân đối vĩ mô có tiến bộ, nhưng vẫn chưa ổn ở hai điểm.
“Một là hiệu quả của kinh tế, của sử dụng đồng tiền, sờ vào đâu cũng thấy lãng phí, cũng thất thoát, hiệu quả chưa cao”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Một điểm nữa chưa ổn về vĩ mô, theo Chủ tịch chính là mất cân đối lớn về mặt tài chính, không chỉ ngân sách, cả tài chính tiền tệ, chứng khoán, thị trường, cung cầu tích lũy tiêu dùng đều có chuyện.
Phân tích rằng đã đi được bước rất dài là bội chi chỉ để đầu tư nhưng Chủ tịch cũng lo ngại là “tình hình càng ngày càng xấu đi, bán cả đất để ăn luôn. Mức bội chi này và mức nợ này đang tiệm cận tới khả năng xấu”.
Ông cũng yêu cầu cho dù đã có báo cáo riêng thì báo cáo chung về kinh tế, xã hội cũng phải nói lên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí , vì “việc đó làm hại kinh tế thì phải nói”.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong tổng số 15 chỉ tiêu Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2013 có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Hai chỉ tiêu mấp mé đích là tăng trưởng GDP (đạt 5,4%, kế hoạch là 5,5%) và tạo việc làm (1,54 triệu/1,6 triệu).
Hụt đích khá xa là bội chi ngân sách ở mức 5,3% (kế hoạch là 4,8%) và tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ đạt 29,1% trên kế hoạch 30%.
Chính phủ đánh giá, tình hình kinh tế xã hội đã có bước chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, có mặt được tăng cường hơn, lạm phát tiếp tục được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định, lãi suất tín dụng giảm…
Thẩm tra các báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế nhận xét mục tiêu tổng quát năm 2013 là “tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012” và “bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội” đã cơ bản thực hiện được.
Song, cơ quan thẩm tra quan ngại với thị trường tài chính phát triển lệch, trong đó thị trường vốn phát triển chậm. Quản lý thị trường vàng, nhất là hoạt động quản lý và kinh doanh vàng miếng đã mang lại hiệu quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều luồng ý kiến khác nhau khi còn quản lý độc quyền và chưa đạt được mục tiêu đưa giá vàng trong nước sát với giá thế giới.
Nợ xấu, nợ đọng trong nền kinh tế bao gồm nợ xây dựng cơ bản của Nhà nước với doanh nghiệp, nợ thuế của doanh nghiệp với Nhà nước, nợ xấu của doanh nghiệp với ngân hàng thương mại, nợ đọng giữa các doanh nghiệp với nhau vẫn chưa được xác định cụ thể và theo nhiều đánh giá là ở mức cao, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày đánh giá của Ủy ban.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho rằng kiềm chế lạm phát là “một thành tựu rất cao” khi năm 2011 là 18,47%, 2012 còn 6,8%, đến năm nay giữ được ở mức 7% và có thể thấp hơn.
Kiềm chế lạm phát như mấy năm gần đây, ở góc độ xã hội là điểm rất sáng, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai chung nhìn nhận.
Hiện nay lạm phát không gây áp lực lớn lên đời sống người dân như những năm trước năm 2010, theo bà Mai là một kết quả rất đáng quan tâm và rất quan trọng.
Ông Hiển cũng đánh giá cao sự ổn định vĩ mô nhìn từ góc độ giá trị đồng tiền, quan hệ tỷ giá, thị trường vàng, ngân hàng thương mại đã vượt qua những khó khăn và dần đi vào ổn định.
Tuy nhiên, vị chủ nhiệm này cho rằng tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua chưa ở mức hợp lý nhất. Năm 2011 đạt 6,24%, đến năm 2012 tụt xuống còn 5,25 và đến năm 2013 thì lại nâng lên một chút là 5,4%. Nhưng rõ ràng theo Quốc hội đánh giá là nếu tăng trưởng dưới 6% thì rất khó khăn.
Quan điểm của chủ nhiệm Hiển là có lẽ nên điều chỉnh chỉ tiêu GDP, bởi Quốc hội đánh giá tốc độ tăng trưởng theo giá của năm 1994, còn báo cáo của Chính phủ lấy giá năm 2010.
Theo tôi chúng ta nên lấy năm 1994, tức là tăng trưởng năm 2011 chỉ có 5,96% , còn 2012 là 5,03% và 2013 là 5,1% thì mới so sánh hợp lý được, ông Hiển đề nghị.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu phải đánh giá đầy đủ kết quả nổi bật trong 2013 và 3 năm vừa qua để “mình yên tâm, mình đi bước tiếp”. Ngoài những kết quả trong báo cáo của Chính phủ, Chủ tịch cho rằng 3 năm vừa rồi tình hình quốc phòng, an ninh rất khó, có lúc sự lo lắng lên đến tột độ nhưng chúng ta đã giải quyết rất tốt cả quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cả hội nhập quốc tế cũng đi được một bước khá.
Về tồn tại, theo Chủ tịch cũng cần làm rõ thêm, vì khẳng định là cân đối vĩ mô có tiến bộ, nhưng vẫn chưa ổn ở hai điểm.
“Một là hiệu quả của kinh tế, của sử dụng đồng tiền, sờ vào đâu cũng thấy lãng phí, cũng thất thoát, hiệu quả chưa cao”, Chủ tịch nhấn mạnh.
Một điểm nữa chưa ổn về vĩ mô, theo Chủ tịch chính là mất cân đối lớn về mặt tài chính, không chỉ ngân sách, cả tài chính tiền tệ, chứng khoán, thị trường, cung cầu tích lũy tiêu dùng đều có chuyện.
Phân tích rằng đã đi được bước rất dài là bội chi chỉ để đầu tư nhưng Chủ tịch cũng lo ngại là “tình hình càng ngày càng xấu đi, bán cả đất để ăn luôn. Mức bội chi này và mức nợ này đang tiệm cận tới khả năng xấu”.
Ông cũng yêu cầu cho dù đã có báo cáo riêng thì báo cáo chung về kinh tế, xã hội cũng phải nói lên cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí , vì “việc đó làm hại kinh tế thì phải nói”.